Bài học kinh nghiệm đối với Vietcombank Hà Nội

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

Từ những kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTQT của những NH hàng đầu thế giới và những ngân hàng trong nước có thể rút ra một số bài học cho Vietcombank Hà Nội:

Một là, tăng cường hoạt động marketing NH. Từ việc nghiên cứu thị trường, cần đưa ra được các sản phẩm có tính năng vượt trội so với NH khác. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị KH, xúc tiến thương mại thông qua hội chợ, triển lãm nhằm nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của KH. Qua đó tư vẫn, giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn cho KH. Vô hình chung NH đã quảng bá được hình ảnh, uy tín của mình.

Thứ hai, đầu tư hiện đại hóa công nghệ NH để bắt kịp với công nghệ hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ NH làm tiết giảm được thời gian lao động, phục vụ quản trị điều hành, tác nghiệp cũng như

phục vụ khách hàng được nhanh chóng thuận tiện hơn. Từ đó tiết kiệm được các chi phí liên lạc như điện thoại, fax, bưu phí... và góp phần vào việc hạn chế rủi ro tác nghiệp trong hoạt động TTQT.

Ba là, chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, đội ngũ lãnh đạo có phương pháp quản trị nhân lực tốt, khích lệ nhân viên gia tăng năng suất lao động, hiệu quả trong công tác khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động TTQT có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế, doanh nghiệp XNK và NH, nó có vai trò thúc đẩy sự phồn thịnh của các thành phần kinh tế và đóng góp chung vào sự lớn mạnh của một quốc gia. Cũng vì lẽ đó, phát triển dịch vụ TTQT của NHTM có ý nghĩa chiến lược trong hoạt động kinh doanh của NH. Để phát triển hoạt động này cần hiểu rõ các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển đó. Trên cơ sở hệ thống lý luận, chương 1 đã hoàn thành những nội dung sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về TTQT tại NHTM như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các phương thức TTQT...

- Đưa ra quan điểm về phát triển dịch vụ TTQT của NHTM và những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đó.

- Đưa ra những nhân tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTQT của NHTM và những bài học của các NH trong và ngoài nước.

Những vấn đề được nêu ra ở chương 1 sẽ làm cơ sở khoa học để luận văn phân tích, đối chiếu với thực trạng phát triển dịch vụ TTQT của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177 ngày 22/12/1984 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có trụ sở chính tại phố Ngô Thì Nhậm - Hà Nội.

Giai đoạn 1985-1998: Được thành lập trong bối cảnh của những năm tháng bao cấp, Vietcombank Hà Nội chập chững những bước đi ban đầu khó nhọc. Khó khăn chất chồng về cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức của chi nhánh khi đó chỉ gồm 5 phòng, lại thêm bất cập về nguồn nhân lực với chỉ 64 cán bộ được điều động từ nhiều nguồn khác nhau, kết quả kinh doanh còn nhiều khiêm tốn trong những ngày đầu thành lập: nguồn vốn huy động chỉ đạt 53,4 tỷ đồng ...với lượng khách hàng là 20 doanh nghiệp.

Giai đoạn 1999-2007: Ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở công nghệ Core Banking- Silverlake của các ngân hàng hiện đại nước ngoài, nhiều sản phẩm dịch vụ đã ra đời như Internet Banking, sms Banking, VCBMoney, giao dịch “online” gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi. Việc thực hiện các giao dịch ngân hàng và các công tác quản lý đã trở nên thuận tiện hơn. Mạng lưới giao dịch được mở rộng khắp. Các Chi nhánh Thành Công, Ba Đình, Chương Dương, Cầu Giấy và hơn 10 phòng giao dịch lần lượt được ra đời. Tồng nguồn vốn đã đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Một số danh hiệu mà chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được như: huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2004, chi nhánh dẫn đầu về ứng dụng công nghê và huy động vốn năm 2004 và nhiều bằng khen, giấy khen , huy chương và các danh hiệu thi đua khác cho các cá nhân hay đoàn thể...

Giai đoạn 2007 đến nay: đầu năm 2007, thực hiện quyết định số 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/06/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc mở, thành lập và chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại, chi nhánh NH Ngoại Thương Hà Nội đã thực hiện việc nâng cấp các chi nhánh cấp 2: Chi nhánh Thành Công, Ba Đình, Chương Dương, Cầu Giấy và Phòng giao dịch số 6 thành các Chi nhánh trực thuộc NH TMCP Ngoại thương Việt Nam và có bộ máy tổ chức như ngày nay. (phụ lục 2)

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội

2.1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung

Huy động vốn

SME 1.260 1.172 1.418 1.132 Dân cư 11.651 13.997 15.731 17.778

năm 2015 đến nửa đầu năm 2018 . Số lũy kế các năm tăng từ 7% đến 11%. Riêng 2018, mới chỉ nửa năm nhưng số dư lũy kế đã tăng 9,6% so với năm trước đó. Cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển khá tốt.

^"\Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 T6/2018 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 9.699 13.165 17.037 19.012 Bán buôn 7.249 8.448 10.205 9.660 SME ^660 723 799 782 Thể nhân 1.790 4.294 6.333 8.770

Để đạt được kết quả đáng khích lệ như vậy, VCB Hà Nội đã tích cực chủ động thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ như: đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại, đổi mới phong cách phục vụ, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá.

Nhờ kết hợp nhiều biện pháp tích cực, VCB Hà Nội đã huy động được ngày càng nhiều vốn dư thừa trong nền kinh tế, kết quả luôn hoàn thành được chỉ tiêu VCB giao về hoạt động huy động vốn.

Bên cạnh sự phát triển về quy mô huy động vốn, cơ cấu huy động cũng có sự chuyển dịch. Nhìn chung, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn từ dân cư, sau đó là KH bán buôn và cuối cùng là SME. Nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định và tăng đều qua các năm, trung bình tăng 15% mỗi năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ KH bán buôn và SME lại có sự biến động lên xuống và ít ổn định hơn do đặc thù nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thay đổi tùy thuộc vào chu kỳ.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn của VCB Hà Nội

Hoạt động tín dụng

Ngân hàng huy động vốn chủ yếu là để cho vay. Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho NH. Vì vậy, chiến lược tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả là điều mà NH nào cũng hướng tới. Tùy từng thời kỳ mà các NH có chính sách tín dụng khác nhau cho phù hợp. Năm 2018, VCB Hà Nội đưa ra mục tiêu định hướng cho các bộ phận là mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho KH tiếp cận với nguồn vốn NH, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng cá nhân.

Doanh số sử dụng (tỷ đồng) 1.193 1.686 3.476 846 Số lượng thẻ phát hành (thẻ) 33.008 42.251 4.162 1.472 Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ (đơn

vị)

249 240 230 84

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động ' kinh doanh năm 2015 - 2018).

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015 - 2018).

Tổng dư nợ tín dụng qua các năm: năm 2015 là 9.699 tỷ đồng, năm 2016 đạt 13.165 tỷ đồng, tăng 3.466 tỷ đồng ( tương ứng tăng 35,74%), năm 2017 đạt 17.037 tỷ đồng, tăng 3.872 tỷ đồng (tương ứng tăng 29,41%). Như vây, hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối do quy mô dư nợ tín dụng tăng lên. Nửa đầu năm 2018 tốc độ tăng dư nợ có xu hướng chững lại do chỉ tăng hơn 11% so với năm trước đó.

Việc tốc độ tăng dư nợ giảm dần là do có sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng. cho vay bộ phận thể nhân và SME tăng lên trong khi cho vay KH bán buôn giảm xuống. Số lượng khách hàng mới tăng lên tuy nhiên dư nợ với nhóm KH thể nhân và SME tương đối nhỏ hơn về khối lượng so với KH bán buôn. Tỷ trọng của 3 bộ phận khách hàng trên khá chênh lệch qua các năm 2015, 2016, 2017 tuy nhiên đến nửa đầu năm 2018 tỷ trọng đã tương đối cân bằng theo đúng định hướng của chi nhánh trong năm 2018. Tuy có sự chững lại trong việc tăng trưởng dư nợ nhưng cho vay với bộ phận KH thể nhân và SME tạo sự an toàn và phát triển bền vững hơn so với tỷ trọng lớn vào KH bán buôn.

Ta nhận thấy rằng, nguồn vốn huy động của chi nhánh cao hơn so với dư nợ cho vay. Năm 2015, tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động là 56,31%. Đến năm 2016, tỷ lệ này là 71,31% và trong năm 2017 là 82,89%. Nửa đầu năm 2018 tỷ lệ là 84,35%. Có thể thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng dần, để đạt được điều này là nhờ chi nhánh đã thực hiện tốt chính sách khuyến mãi khách hàng, tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thực hiện quy trình gửi, rút tiền và cho vay linh hoạt, nhanh chóng tiện lợi giúp thu hút được nhiều khách hàng gửi và vay tại chi nhánh.

Hoạt động khác

Dịch vụ thẻ

NHĐT mới (khách hàng): 0 Online banking 30.689 18.05 2 27.550 17.574 SMS banking 26.999 29.76 8 34.806 16.285

Doanh số thanh toán thẻ tăng trưởng đều từ năm 2015 - 2017, năm 2015 doanh số đạt 1.344 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 524 tỷ đồng tương đương với 38,99% và năm 2017 đạt doanh số 2.457 tỷ đồng tăng 31,53% so với năm 2016.

Năm 2018 tốc độ tăng trưởng tương đương như năm 2017 bởi doanh số nửa đầu năm đạt tương đương 50% doanh số cả năm 2017.

Doanh số sử dụng năm 2015, 2016 tăng đều, đến năm 2017 doanh số tăng vọt 106% so với năm 2016 tuy nhiên lại có xu hướng giảm vào năm 2018 do nửa đầu năm doanh số chỉ đạt 846 tỷ đồng.

Năm 2015 - 2016 số lượng thẻ phát hành mới tăng mạnh từ 33.008 lên 42.251 thẻ, tăng 9.243 thẻ (tương đương tăng 28%). Tuy nhiên đến năm 2017 số lượng thẻ phát hành giảm mạnh xuống còn 4.162 thẻ do có sự chia tách PGD số 7 và PGD Aeon sát nhập vào chi nhánh Hoàng Mai và chi nhánh Hà Thành.

Bên cạnh việc tăng lên của doanh số sử dụng thẻ và doanh số thanh toán là sự giảm nhẹ về đơn vị chấp nhận thẻ. Từ năm 2015 - 2017 mỗi năm giảm khoảng 10 đơn vị chấp nhận thẻ cho thấy hoạt động này của chi nhánh cần có sự quan tâm hơn về chính sách và cách chăm sóc khách hàng để tăng lên về số lượng.

Dịch vụ bán lẻ

Trong xu thế phát triển công nghệ hiện đại, VCB cũng từng bước bổ sung thêm những sản phẩm dịch vụ nhằm tăng thêm tính tiện ích, rút ngắn thời gian giao dịch tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Các sản phẩm ngân hàng điện tử là một trong những tiện ích đang được VCB phát triển mạnh trong thời gian qua.

Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 T6/2018 Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 525,43 631,49 856,04 580,79

Chi phí hoạt động - chi lương 136,58 142,95 151,49 64,19 Tổng lợi nhuận 258,43 398,40 527,65 261,38

Năm 2015, số lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ NHĐT của VCB là 57.688 khách hàng, trong đó KH sử dụng online banking chiếm 53,20%, SMS banking là 46,8%. Đến năm 2016, số lượng khách hàng mới giảm xuống còn 47.820 khách hàng (giảm 17,11% so với 2016) đồng thời tỷ trọng cũng có sự thay đổi: online banking chiếm 37,75% và SMS banking chiếm 62,25%. Việc giảm xuống này là do khách hàng sử dụng online banking sụt giảm trong khi đó khách hàng sử dụng SMS banking có chiều hướng tăng lên tuy nhiên không bù đắp được sự giảm xuống của khách hàng sử dụng online banking. Đến năm 2017 lại có sự tăng vọt về số lượng KH mới: 62.356 khách hàng (tăng 30,40% so với 2016). Sự tăng lên về tổng số khách hàng là nhờ sự tăng lên về số lượng KH sử dụng online banking cũng như SMS banking, trong đó dịch vụ SMS banking tăng mạnh do sự đơn giản và cần thiết của sản phẩm này. Năm 2018 nhìn chung khá khả quan do nửa đầu năm đã có doanh số tương đối tốt so với các năm trước.

Bên cạnh các sản phầm NHĐT, các sản phẩm bảo hiểm cũng đang được VCB phát triển và mở rộng từ chính công ty bảo hiểm của VCB-VCIL. Do mới triển khai không lâu nên thu từ các sản phẩm bảo hiểm tăng không nhiều và mạnh so với các sản phẩm khác. Năm 2015 phí thu từ DV Bancassurance là 10,986 tỷ đồng, 2016 là 11,458 tỷ đồng (tăng 4,30% so với 2015), năm 2017 doanh thu là 11,781 (tăng 2,82%). Tuy nhiên, đầu năm 2018 phí thu được tăng tương đối cao do 6 tháng đầu năm số phí đã là 10,420 tỷ đồng, xấp xỉ phí cả năm 2017cho thấy sản phẩm này của VCB ngày càng phát triển.

Kết quả kinh doanh

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Hà Nội 2015 - 06/2018

TTTM (triệu USD)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 - 2018) Nhìn chung, các chỉ tiêu về thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh tăng đều qua các năm. Cụ thể:

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2015 đạt 525,43 tỷ đồng, năm 2016 đạt 631,49 tỷ đồng, tăng 106,06 tỷ đồng ( tương đương tăng 20,19%). Đến năm 2017 chỉ tiêu này đã tăng lên 35,56% đạt 856,04 tỷ đồng cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển tốt. Nhờ có sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên cùng với việc tuân thủ nghiêm túc kế hoạch về hoạt động kinh doanh chi nhánh đã đặt ra, đến đầu năm 2018 chỉ 6 tháng tổng thu nhập của chi nhánh đã chiếm hơn 60% tổng thu nhập của năm 2017.

Bên cạnh việc tăng lên về tổng thu nhập, kéo theo tổng chi phí cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn đến tỷ lệ chi phí và thu nhập của chi nhánh giảm qua các năm từ 2015 - 06/2018. Điều này cho thấy chi nhánh biết cách quản lý chi phí, tuy tăng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận phát triển. Ngoài ra, chi phí báo cáo là chi phí lương cho cán bộ công nhân viên cho thấy nguồn thu nhập của cán bộ tăng lên là nhân tố khích lệ tinh thần nhằm nâng cao chất lượng công việc đem lại lợi nhuận cao cho chi nhánh.

về chỉ tiêu lợi nhuận sau khi dự phòng rủi ro, năm 2015 và 2016 chi nhánh đều vượt chỉ tiêu đặt ra, tuy nhiên năm 2017 chỉ đạt 97%. Một phần do tình hình hoạt động kinh doanh có tăng nhưng chưa mạnh đồng thời để đảm bảo an toàn, chi nhánh đã tăng lượng trích lập dự phòng lên tương đối cao. Để đảm bảo lợi nhuận theo chỉ tiêu đặt ra cũng như sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh cần xem xét lại kế hoạch hoạt động trong năm 2018.

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w