Tập trung nguồn lực cho các KH mục tiêu có doanh số XNK lớn, trong đó ưu tiên các ngành xăng dầu, dệt may, ô tô xe máy, linh kiện điện tử, công nghiệp phụ trợ.
Phát triển khách hàng mới, mở rộng quan hệ hợp tác với khách hàng hiện hữu:
Đối với KHDN: Đẩy mạnh công tác tiếp cận và phát triển KH mới, tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành hàng có tiền năng XK lớn trong năm 2018 phù hợp với định hướng phát triển ngành của VCB, tiếp cận và bám sát quá trình thoái vốn tại các DNNN trong năm 2018 trong khu vực để cung cấp từ dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.
Đối với KH FDI: Nghiên cứu cơ hội cung ứng dịch vụ cho các KH có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp FDI trong các khu chế xuất/doanh nghiệp vệ tinh FDI, chủ động tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu và/hoặc chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam.
Đối với KH SME: nhóm KH mục tiêu cần mở rộng diện cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác marketing và chăm sóc KH theo các chương trình/chiến dịch bán hàng.
Ngoài ra thực hiện chính sách phí mềm dẻo, bám sát theo thực tế yêu cầu sức mua của thị trường từng giai đoạn trên nguyên tắc dịch vụ chất lượng cao thì phí cao hơn, cung cấp hệ thống các dịch vụ khép kín với giá trọn gói, có thể chấp nhận giảm thu ở dịch vụ này tăng doanh số và thu thêm lãi ở dịch vụ khác lớn hơn hoặc lỗ trong ngắn hạn để thu lãi trong dài hạn.
Đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như nhân viên về chính sách KH, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các KH mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín cũng như các nhu cầu của KH khi giao dịch với VCB Hà Nội. Mỗi tháng, quý, năm có thể yêu cầu các bộ phận lập các báo cáo về các KH mà họ quản lý dựa trên các chỉ tiêu như: số lần giao dịch, kim ngạch giao dịch, tình hình các khoản đã được thanh toán, chưa thanh toán (thông tin đề đối tác nước ngoài và NH phát hành), tình hình chiết khấu chứng từ, tình hình thanh toán các khoản nợ, NH liên quan trong quá trình thực hiện thanh toán.
Cần đưa ra các chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những KH có dư nợ tín dụng cao, đồng thời NH nên có chính sách khuyến khích cụ thể đối với những KH có doanh số tham gia hoạt động TTQT lớn.
Thực hiện cơ chế giao dịch “trực tuyến”, giảm khâu trung gian, nhiều cửa, nhiều cấp. Các KH đến giao dịch sẽ làm việc trực tiếp với phòng đầu mối. Các công việc xử lý liên quan đến các phòng ban khác sẽ do nội bộ chi nhánh trao đổi, giải quyết.