Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105)

Hoàn thiện dự thảo quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng và sớm đưa vào thực hiện

Bao thanh toán là một nghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động TTQT. Điều chỉnh hoạt động bao thanh toán là Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 06/09/2004 ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập trong thực tiễn. Nội dung của quy chế còn chung chung chỉ đề cập đến những khái niệm nguyên tắc, điều kiện

thực hiện nghiệp vụ... mà chưa có quy định hướng dẫn rõ ràng cho những trường cụ thể. Cho đến nay cũng chưa có văn bản quy định cụ thể nào hướng dẫn thi hành quyết định này. Do đó, việc triển khai và phát triển hoạt động bao thanh toán cũng gặp nhiều hạn chế.

Ngày 19/10/2016, dự thảo Thông tư quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước đưa ra lây sý kiến từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy ,nhằm tạo điều kiện cho bao thanh toán cũng như hoạt động TTQT tại NHTM được phát triển hơn, NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện dự thảo, đảm bảo hướng dẫn cụ thể và hoàn thiện những tồn tại trong quy chế hiện tại và sớm đưa vào áp dụng.

Áp dụng các cơ chế quản lý và điều hành linh hoạt tỷ giá cho phù hợp với những biến động của thị trường

Về bản chất, TMQT là một hình thức trao đổi hàng hóa về mặt giá trị, lấy các đơn vị tiền tệ làm vật trung gian thanh toán. Vì thế, để phát triển TTQT đòi hỏi phải có sự ổn địnhc ủa tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái có đặc tính nhạy cảm cao, thay đổi nhanh chóng theo tình hình tài chính thế giới. Trong thời gian qua, công tác quản lý tỷ giá của Nhà nước luôn gặp phải nhiều khó khăn do tình trạng đô la hóa trên thị trường, sự phát triển của thị trường ngoại tệ tự do, tâm lý găm giữ, tích trữ ngoại tệ của người dân Viêt Nam.

Tỷ giá chưa thực sự phản ánh đúng quan hệ cung cầu, tăng dự trữ ngoại hối. Vì vậy, NHNN cần phải có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa, đưa tỷ giá chính thức tiến gần hơn nữa với thị trường, bám sát diễn biến cung cầu trên thị trường, tạo sự ổn định trong tỷ giá hối đoái. Việc ban hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành phù hợp từng thời kỳ và giai đoạn cụ thể.

Tình trạng về nguồn cung ngoại tệ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTQT tại các NHTM. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, cần đáp ứng nguồn cung về ngoại tệ, và có phương hướng thực hiện như sau:

- Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi diễn ra việc trao đổi, mua bán các dồng tiền khác nhau nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các NHTM với nhau. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phát triển giúp cho việc mua bán ngoại tệ giữa các NH sôi động hơn, ngoại tệ chu chuyển linh hoạt giữa các NH sẽ đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nguồn thanh toán, tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển.

Trong thời gian tới, để mở rộng và phát triển thị trường ngoại tệ liên NH, NHNN cần phải có các biện pháp cụ thể như sau:

+ Hoàn thiện các quy định về giao dịch phái sinh.

+ Nới lỏng sự can thiệp đối với tỷ giá để tỷ giá phản ánh đúng cung cầu trên thị trường tạo điều kiện cho các công cụ phái sinh tiền tệ phát triển.

- Thu hẹp, ngăn chặn thị trường ngoại tệ phi chính thức, tập trung ngoại tệ vào NH.

Hiện tượng đô la hóa vẫn rõ rệt trên thị trường mà đặc trưng là tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân chúng và sự tồn tại song hành của thị trường chợ đen ảnh hưởng tới vấn đề cung ứng ngoại tệ của NH. Do vậy, NHNN cần:

+ Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động ngầm trên thị trường chợ đen thông qua các biện pháp hành chính, tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, điều tra buôn lậu.

+ Mạnh tay xử lý các hành vi vi phạm các quy định của pháp lệnh ngoại hối (thông qua việc tăng nặng về hình thức xử lý vi phạm,...) đặc biệt là vấn đề tái phạm.

+ Thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen, thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống NH.

+ Phát triển hệ thống thanh toán, giảm dần việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán, tập trung luồng tiền vào hệ thống NH để kiểm soát.

- Tăng cường dự trữ ngoại tệ phục vụ trên thị trường, tính toán mức dự trữ hợp lý nhằm tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kip thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp thị trường

Như vậy, NHNN, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan có vai trò lãnh đạo việc tổ chức, giám sát các hoạt động trên thị trường tài chính, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sự phát triển nghiệp vụ TTQT của các NHTM Việt Nam.

3.3.3. Kiến nghị với NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ là cơ sở để thanh toán viên có thể thực hiện nghiệp vụ một cách thống nhất và chính xác. Hiện nay việc thực hiện nhiều loại thư tín dụng như thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng điều khoản đỏ, thư tín dụng tuần hoàn vẫn chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể bằng văn bản của NH Ngoại thương. Trong khi đó, nhu cầu của doanh nghiệp về những loại thư tín dụng này đã phát sinh rất nhiều. Việc phát hành L/C do bên thứ ba bảo lãnh cũng chưa được quy định cụ thể trong quy trình. Vì vậy, thanh toán viên gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch này. Ngân hàng Ngoại thương nên nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như phù hợp với thực tiễn hoạt động tại các Chi nhánh.

Việc thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý với NH các nước có ý nghĩa chiến lược trong phát triển nghiệp vụ TTQT ở bất cứ ngân hàng thương mại nào. Hiện nay, hệ thống NH đại lý của VCB khá mở rộng, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của toàn hệ thống. Tuy nhiên, ở một số thị trường mới như khu vực Trung Đông, Châu Phi số lượng các NH có quan hệ đại lý với VCB vẫn còn khá hạn chế. VCB TW cần thiết lập mạng lưới NH đại lý ở các khu vực này. Trong tương lai, đây sẽ là những thị trường tiềm năng cho hoạt động XNK đặc biệt là XK của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng VCB cũng cần rà soát lại các NH đại lý thông qua việc xây dựng tiêu thức phân loại, đánh giá tín nhiệm NH đại lý để lựa chọn ra các NH có uy tín, phục vụ thanh toán an toàn và nhanh chóng, từ đó có chính sách đối ngoại phù hợp, đồng thời tạo cơ sở để tư vấn cho KH. Ngân hàng cũng nên tổ chức mạng lưới thông tin về các NH đại lý nhanh nhạy thống suốt trong hệ thống NHNT, thường xuyên tổ chức đúc rút kinh nghiệm trong quan hệ đối ngoại để hạn chế rủi ro trong TTQT.

Đối với những NH có quan hệ truyền thống với NHNT, VCB cần củng cố mối quan hệ chặt chẽ, phát triển cùng có lợi thông qua việc tăng cường các cuộc tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo chuyên đề vừa để học hỏi các kỹ thuật, công nghệ kinh nghiệm quản lý tiên tiến, vừa là tạo điều kiện để các NH đại lý hiểu và đẩy mạnh hợp tác với NHNT.

Ngoài ra, VCB cũng cần mở rộng quan hệ song phương, đa phương với các NH, các tổ chức tài chính quốc tế, áp dụng các loại hình kinh doanh mới trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, nâng cao vai trò hoạt động của các công ty tài chính và văn phòng đại diện, xúc tiến thành lập chi nhánh ở nước ngoài, phấn đấu đưa VCB lên ngang tầm một NH tiên tiến trong khu vực, tiến tới hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế.

Sự thành công của các doanh nghiệp XNK ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các NHTM. Các doanh nghiệp trước khi ký kết hợp đồng cần hiểu rõ luật pháp, thông lệ quốc tế và tìm hiểu kỹ đối tác để đạt được những thỏa thuận có lợi. Thực tế cho thấy khi các doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán với đối tác nước ngoài do không hiểu rõ luật quốc tế nên đã ký kết những điều khoản bất lợi, thậm chí không thể thực hiện đúng hợp đồng dẫn đến việc bị phạt vi pham hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp tích cực tham gia các khoản học tập, đào tạo do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức để cập nhật những kiến thức mới, Luật mới. Các doanh nghiệp bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là Tiếng Anh để tự tin giao tiếp với nước ngoài. Ngoài ra các doanh nghiệp nên có định hướng phát triển đại lý theo chiều sâu và chiều rộng để mở rộng hệ thống thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cở sở lý luận đưa ra ở Chương 1 để phân tích việc phát triển hoạt động TTQT tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội ở Chương 2. Chương 3 của luận văn thể hiện một số nội dung cơ bản sau:

- Đưa ra những định hướng phát triển hoạt động TTQT của Vietcombank cũng như của Vietcombank Hà Nội trong thời gian tới.

- Từ những định hướng đó, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT của Vietcombank Hà Nội trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Thông qua các giải pháp đã đưa ra, Chương 3 cũng đề ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam với mong muốn đóng góp vào việc phát triển hoạt động TTQT.

KẾT LUẬN

TTQT là một trong những mảng hoạt động kinh doanh lớn của VCB Hà Nội. Mặc dù có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực TTQT, tài trợ thương mại nhưng trong thời gian gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2016-2018, Vietcombank Hà Nội đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, đặc biệt là các NHTM CP mới được thành lập trên địa bàn Hà Nội, thị phần TTQT bị chia sẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những hạn chế để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm phát triển hoạt động TTQT là yêu cầu cấp thiết.

Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản như: cơ sở hình thành, khái niệm, đặc điểm cơ bản của TTQT của một NHTM. Đồng thời, luận văn cũng đề cập các nhân tố tác động tới sự phát triển hoạt động TTQT của NH. Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên yêu cầu khách quan của việc phát triển hoạt động TTQT của NHTM nói chung, của VCB Hà Nội nói riêng.

- Phân tích và đánh giá thực trạng sự phát triển hoạt động TTQT của VCB Hà Nội, trên cơ sở những đánh giá, phân tích môi trường kinh doanh trên địa bàn, kết quả thực hiện của các mặt nghiệp vụ, khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT. Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan giải thích cho những kết quả đạt được hay những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng tới sự phất triển hoạt động TTQT.

- Trên cơ sở những nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động TTQT tại Chi nhánh, đồng thời xem xét đến định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung, định hướng phát triển hoạt động TTQT của VCB Hà Nội, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển của hoạt động TTQT.

Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu thực hiện và thực tiễn công tác, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân

hàng nhà nước, Chính phủ.. nhằm tạo điều kiện cho VCB Hà Nội phát triển hoạt động TTQT.

Phát triển hoạt động TTQT tại VCB Hà Nội là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi từng các bộ giao dịch cũng như ban lãnh đạo NH phải thường xuyên tìm kiếm giải pháp để thực hiện. Tác giả mong rằng, trong khuôn khổ nhất định của luận văn, dù thời gian nghiên cứu bị hạn chế, những giải pháp của luận văn sẽ góp phần đưa Vietcombank Hà Nội đạt được những thành tựu mới trong hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung, ngày càng khẳng định được vị thế của minh trên địa bàn.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ của tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và toàn thể các bạn quan tâm đến lĩnh vực này.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị Hồng Hải, các thầy cô giáo trường Học viện Ngân hàng, gia đình và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Luật và các quy định:

1. Ngân hàng nhà nước, (2006), Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 qui định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

2. Ngân hàng nhà nước, (2008), Quyết định số 13/2008/NĐ-NHNN về mạng lưới hoạt động của NHTM.

3. Quốc Hội, (2005), Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam, Hà Nội.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội, (2005), Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11 quy định về hoạt động ngoại hối.

Sách và giáo trình:

5. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, TS Nguyễn Thị Hồng Hải, (2013), Giáo trình thanh toán quốc tế & tài trợ thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, (2011), Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C,

NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Lê Thị Cẩm Tú, (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Vinh, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Kiều, (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

9. Phạm Thu Hằng, (2012), Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Việt Trì, Hà Nội.

Báo cáo và tài liệu nội bộ của ngân hàng:

10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2017), Hoạt động kinh doanh năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội, (2015 - 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

i (8) (9) (2) Ngườ i nhập khẩu ( 1) r T Ngườ L J (5 ) k J

12. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2015 - 2017), Báo cáo thường niên, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội, (2015 - 2018), Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT, TTTM, Hà Nội.

14. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hà Nội, (2015 - 2018), Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Hà Nội.

15. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, (2010), Sổ tay văn hóa Vietcombank, Hà Nội.

16. Tài liệu nội bộ phục vụ nghiệp vụ TTQT tại Vietcombank

Trang web: 17.www.vietcombank.com.vn 18.www.vneconomy.vn 19.www.chinhphu.vn 20.www.thuvienphapluat.vn 21.www.sbv.gov.vn Tiếng Anh

22. International Chamber of Commerce, (2007), Uniform Customs and Practices for Documentary Credits, Paris.

23. International Chamber of Commerce, (1995), Uniform Rules for Collections,

Paris.

24. International Chamber of Commerce, (2008), Uniform Rules for Bank-to- Bank Reimbursement, Paris.

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quy trình thanh toán LC

Một phần của tài liệu 1093 phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w