3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN
3.2.9. Nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro
Tiếp tục hồn thiện mơ hình tổ chức phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, theo hướng tập trung bộ phận quản lý rủi ro tại hội sở chi nhánh nhằm tăng cường hoạt động quản lý rủi ro và giám sát hoạt động của Chi nhánh. Các phòng khách hàng và phòng giao dịch là đầu mối tiếp xúc, chăm sóc khách hàng và bán sản phẩm bán lẻ. Để tiếp tục hồn thiện mơ hình quản lý rủi ro cần làm tốt các nội dung sau:
+ Tách bạch giữa khâu thẩm định tín dụng, với khâu phê duyệt và quyết định tín dụng; tập trung bộ phận quản lý rủi ro và kiểm soát tại hội sở chi nhánh, bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng được phát triển tại các phòng khách hàng: (i) Xây dựng hệ thống khung quản lý rủi ro áp dụng theo toàn hệ thống, ở tất cả các mảng nghiệp vụ theo các nguyên tắc về quản lý rủi ro của Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn. Xây dựng mơi trường kiểm sốt và giám sát, đồng thời nâng cao vai trò và trách nhiệm quản lý rủi ro của Ban giám đốc chi nhánh; (ii) Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý rủi ro dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thông lệ, chuẩn mực quốc tế và phù hợp với đặc thù của VietinBank; (iii) Xác định các chỉ tiêu làm công cụ để
85
phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và kiểm sốt rủi ro hoạt động của tồn chi nhánh.
+ Rà sốt và sắp xếp lại hệ thống các phịng giao dịch theo mơ hình mẫu thống nhất trong tồn hệ thống, phát triển thêm hệ thống các điểm giao dịch, máy ATM tại các khu đô thị, các khu dân cư, các trung tâm thương mại phù hợp với năng lực quản lý của chi nhánh.
Ngoài ra, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành cơng cho sự phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ. Vì đặc thù của tín dụng bán lẻ là dễ bắt chước với các sản phẩm tương tự trên thị trường nên chất lượng nguồn nhân lực sẽ tạo ra sự khác biệt về chất lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ giữa các ngân hàng. Do đó, trong giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh Quang Trung không thể bỏ qua việc nâng cao chất lượng cán bộ làm tín dụng. Và để nâng cao chất lượng cán bộ làm tín dụng, giám sát vấn đề đạo đức cán bộ cần có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất, quyết liệt từ Ban Giám đốc chi nhánh đến từng phịng/ban và mỗi cán bộ nhân viên. Theo đó, cần đề cao chất lượng công tác tuyển lựa và thanh lọc nhân sự, nhất là trong các khâu quan trọng trong quy trình cấp tín dụng. Xây dựng và áp dụng các bộ quy chuẩn đạo đức nghiêm ngặt và nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp; khơng ngừng nâng cấp, hồn thiện những u cầu và các quy trình nghiệp vụ cụ thể, chi tiết. Làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và tăng cường hoạt động nghiệp vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra trong toàn chi nhánh; bảo đảm sự minh bạch và thông suốt thông tin, khả năng chủ động nhận diện, phát hiện sớm và áp dụng có hiệu lực thực tế các chế tài nghiêm khắc cho các rủi ro, những hành vi vi phạm hoặc những dấu hiệu cảnh báo, nghi ngờ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên trong chi nhánh.
Đối với phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ thì các sản phẩm tín dụng bán lẻ mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng rủi ro cũng rất lớn. Do đó, giám sát tính tn thủ quy trình là rất quan trọng: Xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhanh; Thực hiện chấm điểm tín dụng theo đúng quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng của VietinBank; Theo dõi tình trạng hồ sơ xin vay đang ở đâu và trách
86
nhiệm của từng bên; Tập trung hóa và tiêu chuẩn hố quy trình thu hồi nợ; Tăng cường cơng tác quản lý nợ: kiểm soát và quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng, đánh giá tình hình nợ thường xun, định kỳ phân loại nợ để nắm được thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng của chi nhánh; Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phòng rủi ro; Tăng cường xử lý các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản đảm bảo, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.