MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 1149 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 104)

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nước cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản

pháp luật quy định riêng về hoạt động tín dụng bán lẻ.

Các NHTM hiện nay vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung của NHNN

và xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động này nhưng vẫn gặp nhiều khó

khăn. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt

động tín dụng bán lẻ cũng như quy định về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của nó

để tạo

cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi cho các NHTM.

Thứ hai: NHNN cần thành lập và phát triển hệ thống thông tin liên Ngân

hàng.

Ở nước ta hiện nay, hệ thống thông tin liên Ngân hàng vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển trong khi đây là yêu cầu tất yếu để tiến đến một hệ thống Ngân hàng hiện đại. Hệ thống thông tin liên Ngân hàng sẽ giúp cho các Ngân hàng truy cập các thông tin liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng cũng như các thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng, qua đó thúc đẩy mối liên hệ hợp tác giữa các Ngân hàng với nhau. Ví dụ cụ thể, với hệ thống CIC hiện tại các Ngân hàng chỉ biết tình hình nhóm nợ của một khách hàng tại TCTD khác, nghĩa là chỉ biết tình hình trả nợ của khách hàng khi khách hàng quá hạn thanh tốn từ 10 ngày trở lên và

87

tín dụng nhưng khơng hạn chế q nhiều tính năng động của NHTM trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ.

NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các NHTM và các Tổ chức tín dụng khác nhằm sớm phát hiện và chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phòng ngừa những tổn thất, ... Đồng thời NHNN chỉ đạo NHTM kiểm tra lại các văn bản quy định về nghiệp vụ tín dụng bán lẻ để bãi bỏ các hạn chế bất hợp lý như điều kiện cho vay vốn, mức cho vay cũng như thời hạn vay vốn tối đa. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát để tránh những rủi ro khơng đáng có đối với ngân hàng và nền kinh tế, hoạt động tín dụng bán lẻ đòi hỏi các NHTM phải vận dụng uyển chuyển các văn bản chế độ để thu hút được nhiều khách hàng, chính vì vậy NHNN cần linh hoạt trong việc kiểm sốt cũng như khuyến khích các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam

NHCT tiếp tục duy trì mạng lưới chi nhánh hỗn hợp phục vụ kinh doanh Ngân

hàng bán lẻ, cần phối hợp với các chi nhánh trong việc khảo sát tổng thể theo khu vực

địa bàn để có thể đưa ra các sản phẩm tín dụng bán lẻ kịp thời và phù hợp với địa bàn.

Xây dựng được danh mục sản phẩm bán lẻ có tính chuẩn hóa và phân đoạn sản phẩm,

xác định rõ được nhóm khách hàng mục tiêu mà sản phẩm hướng tới.

NHCT cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng bán lẻ, nghiên cứu xây dựng thẻ tích điểm khách hàng bán lẻ áp dụng thống nhất trong hệ thống. Nghiên cứu

áp dụng một số sản phẩm cho vay tiêu dùng dưới hình thức tín chấp, nâng cao hạn mức

cho vay tối đa đối với sản phẩm này. Đây cũng là cơ sở cho Chi nhánh mở rộng và phát

88

chuẩn, ấn phẩm văn phòng, tài liệu truyền thống, bảng biểu, tài liệu bán hàng. Cần tăng cường cơng tác quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thơng tin đại chúng, mang tính hệ thống tồn ngành.

NHCT cần thường xun tổ chức các khóa đào tạo theo từng vị trí cơng việc, có các khóa đào tạo từng nghiệp vụ, sản phẩm, các lớp đào tạo kỹ năng bán hàng cho cán bộ của tồn hệ thống. Tổ chức đào tạo trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng đối với các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Thường xuyên tổ chức hội thảo tập huấn đào tạo cho cán bộ của các Chi nhánh, tổng hợp cung cấp thông tin kinh nghiệm để các chi nhánh khác tham khảo, học tập các mơ hình tiên tiến trong và ngồi nước.

NHCT cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, có chính sách trong việc khuyến khích các chi nhánh tìm kiếm thuê/mua các điểm giao dịch có lợi thế thương mại, có vị trí đẹp tại các khu vực tiềm năng. NHCT cần có kế hoạch cụ thể và ngân sách thỏa đáng để các chi nhánh có điều kiện nâng cấp, cải tạo trụ sở và cơ sở vật chất các phòng giao dịch.

NHCT cần có kế hoạch hỗ trợ cho Chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển các kênh phân phối hiện đại. Phát triển công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ mới. Thực hiện hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ Ngân hàng, đảm bảo hội nhập với các Ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an tồn trong kinh doanh.

NHCT nên có kênh thu thập, phân tích ý tưởng mới từ các nhân viên của chính mình. Các ý tưởng khơng chỉ là việc tạo ra sản phẩm mới mà còn là cách thức triển khai bán hàng, phù hợp với địa bàn. Đối với các sản phẩm mới được hồn thành và chạy thử thành cơng, nếu hoạt động ổn định cần triển khai đồng bộ ngay cho tất cả các Chi nhánh trong tồn quốc, có chú trọng đến tổng kết rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Quang Trung, tác giả đã nêu rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân tồn tại cần khắc phục ở chương 2.

Trong chương 3, Luận văn đã đưa ra định hướng phát triển và một số giải pháp cơ bản như: Nâng cao sức mạnh năng lực tài chính của chi nhánh; Đa dạng hóa đối tượng khách hàng; Hồn thiện chính sách phát triển các sản phẩm bán lẻ; ... Song song với những giải pháp này là một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện cũng như mơi trường thuận lợi, thơng thống cho hoạt động tín dụng bán lẻ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

90

KẾT LUẬN

Phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng bán lẻ nói riêng là xu thế tất yếu của các tổ chức tín dụng trong đó có Chi nhánh Quang Trung.

Với mục tiêu trở thành một NHTM đa năng lớn trên địa bàn Hà Nội, Chi nhánh Quang Trung đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, vừa coi trọng cơng tác bán bn nhưng chú trọng phát triển quan tâm, đầu tư đến cơng tác kinh doanh, mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ. Để có thể đối mặt với những thách thức mới, tận dụng những cơ hội nhằm phát triển các dịch vụ bán lẻ của mình buộc Chi nhánh Quang Trung phải có một sự hoạch định đúng đắn nhằm triển khai và ứng dụng những sản phẩm mới, hồn thiện mơ hình tổ chức, chính sách khách hàng, quy trình tín dụng, mở rộng mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị, ...

Với mong muốn góp phần đẩy mạnh việc phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân

hàng bán lẻ đặc biệt là phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Quang Trung,

tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề và cơ bản hồn thành được các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, tín dụng bán lẻ và phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của một NHTM bao gồm: Khái niệm về tín

dụng và

hiệu quả của tín dụng bán lẻ, những chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Quang Trung. - Đánh giá những kết quả mà Chi nhánh Quang Trung đã đạt được trong lĩnh

vực này, đồng thời nêu ra những mặt còn hạn chế.

- Xuất phát từ các tiền đề đó để đưa ra những giải pháp vừa mang tính phương pháp luận vừa có tính thực tiễn nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng

bán lẻ

đặc biệt hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Quang Trung.

Sau luận văn này, tác giả sẽ kiến nghị để những giải pháp trên được áp dụng tại Chi nhánh Quang Trung trong thời gian tới, đồng thời có thể coi nó là tài liệu

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích

lập dự

phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức

tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày

18/3/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/TT- NHNN ngày 21/01/2013.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN

ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế

cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN

ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay

của Tổ

chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quy định 1627/2001/QĐ- NHNN

của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

6. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế Quốc dân.

7. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê.

Một phần của tài liệu 1149 phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh quang trung luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w