2.2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế- xã hội
Năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các quốc gia trên thế giới rơi vào tăng trưởng âm. Trong bối cảnh đó nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP cả năm ở mức 2,91%. Mức tăng trưởng này cao hơn đáng kể so với dự báo trước đó của các tổ chức tài chính thế giới như ADB (2,3%), IMF (1,6%), tương đương với dự báo của World Bank (từ 2,5% - 3,0%). (Báo cáo thường niên Vietinbank, 2020).
Địa bàn tỉnh Bình Định cũng không tránh khỏi những khó khăn do tác động của thiên tai, dịch bệnh, tuy nhiên kinh tế của tỉnh vẫn có sự tăng trưởng khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực:
+ Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 49.690 tỷ đồng, tăng trưởng 3,61% so với cùng kỳ. Ve cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực nông lâm nghiệp và thủy hải sản chiếm tỷ trọng 28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29%; khu vực dịch vụ chiếm 39%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4%.
+ Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.058 triệu USD, vượt 9,2% so với kế hoạch, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 364,2 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ.
+ Năm 2020, tại khu kinh tế Nhơn Hội đã cấp mới 13 dự án với vốn đăng ký 8.405 tỷ đồng; lũy kế đến nay có 93 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng
ký khoảng 80.435 tỷ đồng; vốn thực hiện đạt khoảng 21.189 tỷ đồng. Hiện nay, đã có 24 dự án tại khu kinh tế Nhơn Hội đi vào hoạt động, đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tại các khu công nghiệp đã cấp mới 23 dự án, với tổng vốn đăng ký là 768 tỷ đồng; lũy kế đến nay có 257 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 13.937 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 8.897 tỷ đồng, trong đó có 21 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 173 triệu USD.
Vị trí địa lý:
Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có diện tích tự nhiên là 6.039 km2; theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1/4/2009, dân số tỉnh Bình Định là 1.485.943 người. Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông sắt, bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định được xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước (nguồn:
binhdinh.gov.vn).
Nhìn chung, với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, dân số nêu trên, thêm vào đó nền kinh tế của tỉnh Bình Định cũng đang có dấu hiệu phục hồi, Bình Định hiện là một thị trường đầy tiềm năng và còn dư địa rất lớn để khai thác và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
2.2.1.2 Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn
Theo thống kê của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Bình Định (IPC Bình Định): Trên địa bàn tỉnh Bình Định hệ thống ngân hàng gồm Chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ tín dụng cơ sở, Phòng
giao dịch và Điểm giao dịch của các Tổ chức tín dụng. Trong đó có 26 Chi nhánh cấp I, bao gồm: 08 Tổ chức tín dụng nhà nước, 15 TCTD Cổ phần, 01 Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 01 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 01 Chi nhánh Ngân hàng hợp tác xã; 12 Chi nhánh cấp II; 84 Phòng giao dịch; riêng Ngân hàng Chính sách xã hội còn có 159 điểm giao dịch lưu động. Ngoài ra còn có sự tham gia của các công ty tài chính, công ty bảo hiểm,... trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Thêm vào đó, hiện nay các sản phẩm dịch vụ của các TCTD khá tương đồng nhau. Do đó, cuộc chạy đua giành thị phần giữa các TCTD trên địa bàn cũng ngày càng trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi mỗi TCTD phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến, đổi mới quy trình, nâng cao trình độ chuyên môn CBNV,. để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
2.2.2 Khái quát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh KCN Phú Tài
Hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank CN KCN Phú Tài đang được thực hiện theo Quyết định số 553/2017/QĐ-NHCT35 ngày 09/03/2017 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc ban hành quy đinh cụ thể hoạt động cho vay đối với phân khúc khách hàng bán lẻ:
2.2.2.1 Đối tượng vay vốn
Theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, khách hàng cá nhân bao gồm: Cá nhân, hộ kinh doanh, chủ DNTN thuộc phân khúc khách hàng bán lẻ. Khách hàng cá nhân là phải có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật.
Cá nhân: đủ 18 tuổi, có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Hộ gia đình: Hộ gia đình là tập thể các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.
Hộ kinh doanh: là chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười
lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.2.2 Quy định về số tiền cho vay
Số tiền cho vay vốn đối với KHCN phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và căn cứ vào:
+ Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào kế hoạch, phương án kinh doanh hay nhu cầu tiêu dùng.
+ Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay. + Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.
+ Khả năng nguồn vốn và chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ.
2.2.2.3 Hồ sơ vay vốn
+ Giấy đề nghị vay vốn: theo mẫu của Vietinbank
+ Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu/CCCD, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân... của người vay, người hôn phối và bên bão lãnh (nếu có), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( đối với ngành nghề mà pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh),...
+ Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: Hợp đồng mua hàng, Hóa đơn, chứng từ (nếu có).
+ Chứng minh năng lực tài chính
+ Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo (nếu có)
2.2.2.4 Quy trình cho vay vốn
Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng
+ Cán bộ QHKH tìm kiếm, tiếp cận khách hàng thông qua các kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng tìm kiếm khách hàng của Vietinbank.
+ Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của Vietinbank.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
+ Cán bộ QHKH thu thập, tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ khách hàng cung cấp theo danh mục hồ sơ do Vietinbank quy định, rà soát hồ sơ và ghi nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ, hẹn thời gian trả lời với khách hàng.
+ Trên cơ sở tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp, thông tin thu thập từ thực tế khách hàng, lập tờ trình thẩm định, đánh giá khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định/ đề xuất cấp tín dụng
Bước 3: Thẩm định
+ Người thẩm định tín dụng rà soát và thẩm định hồ sơ đề xuất cấp tín dụng. + Ghi ý kiến đồng ý/ không đồng ý cấp tín dụng và ký tờ trình, sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng.
Trường hợp thuộc thẩm quyền chi nhánh: trình cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại chi nhánh.
Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh: trình Trụ sở chính.
Bước 4: Tái thẩm định
Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền tại chi nhánh kiểm soát, ký tờ trình đánh giá, thẩm định và trình phòng phê duyệt tín dụng trụ sở chính.
Bước 5: Phê duyệt/quyết định tín dụng
Cấp có thẩm quyền phê duyệt/ quyết định tín dụng tại chi nhánh/ TSC: ghi ý kiến đồng ý/ không đồng ý và các điều kiện kèm theo ( nếu có) , ký tờ trình đánh giá, thẩm định/ tờ trinhg tái thẩm định
Bước 6: Thông báo phê duyệt/ quyết định tín dụng
Thông báo phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng
Bước 7: Soạn thảo, ký kết hợp đồng cấp tín dụng
Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng: Cán bộ QHKH soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng. Lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát nội dung hợp đồng cấp tín dụng, in dự thảo hợp đồng cấp tín dụng và chuyển cho cán bộ QHKH trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng.
Cho vay hạn mức quy mô nhỏ__________Ký kết hợp đồng cấp tín dụng: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng___x___ x
ký hợp đồng cấp tín dụng và chuyển hợp đồng cho khách hàng ký
Bước 8: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng(nếu có)
Các cá nhân, bộ phận liên quan thực hiện hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng tại chi nhánh, TSC theo hướng dẫn tại Quy trình nhận bảo đảm cấp tín dụng hiện hành như thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bước 9: Bàn giao và rà soát hồ sơ cấp tín dụng
+ Chuyển hồ sơ cấp tín dụng, các tài liệu liên quan ( nếu có) cho cán bộ HTTD
+ Cán bộ HTTD tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng từ cán bộ QHKH chi nhánh, rà soát điều kiện tín dụng.
Bước 10: Giải ngân theo Hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết
+ Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng nhận Giấy nhận nợ (GNN), cung cấp
hồ sơ giải ngân theo quy định Vietinbank
+ Cán bộ QHKH chuyển hồ sơ giải ngân cho phòng HTTD rà soát hồ sơ, tạo tài khoản và chuyển cho bộ phận kế toán giải ngân.
Bước 11: Kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ
+ Cán bộ QHKH kiểm tra, giám sát sau tín dụng đối với khách hàng và theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ
Bước 12: Xử lý các phát sinh
+ Xử lý phát sinh liên quan đến quản lý và xử lý nợ có vấn đề + Xử lý phát sinh liên quan đến tài sản bảo đảm
Bước 13: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng
Cán bộ HTTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, trình cấp có thẩm quyền kiểm soát và ký biên bản thanh lý và sau đó chuyển cho khách hàng ký
Bước 14: Lưu hồ sơ cấp tín dụng
Các cá nhân, bộ phận liên quan thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ theo quy định
2.2.2.5 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Vietinbank CN KCNPhú Tài
Trước nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe hơn cũng như sự hiểu biết ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi Vietinbank phải không ngừng cải tiến và phát triển
sản phẩm dịch vụ đồng thời nâng cao tính tiện ích cho sản phẩm dịch vụ trong đó có mảng tín dụng KHCN. Là một chi nhánh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Vietinbank CN KCN Phú Tài hiện đang triển khai và áp dụng các sản phẩm tín dụng của Hội sở chính ban hành. Hiện nay, Vietinbank CN KCN Phú Tài và một số NHTM khác đang triển khai các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN:
Bảng 2.4. Danh mục sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân của Vietinbank CN KCN Phú Tài và một số NHTM khác
Cho vay ưu đãi lãi suất________________ Cho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết - tổ
cho vay lưu động_____________________ x Cho vay phục vụ chính sách phát triển
nông nghiệp nông thôn________________ x x x Cho vay dưới hình thức thấu chi tài
khoản______________________________ x x x x x x Cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời
sống_______________________________ x x x x x x Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh x x x x x x Vay cầm cố chứng khoán______________ x Vay cầm cố chứng từ có giá____________ x x x x x x Vay mua chuyển nhượng bất động sản dự
án_________________________________ x x x Cho vay mua hàng trả góp
phẩm bán lẻ cơ bản (tiền gửi, tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, POS, Ngân hàng điện tử,...) theo hệ thống chung của Vietinbank, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của các KHCN. So với các sản phẩm của các TCTD trên thị trường hiện nay, nhiều sản phẩm bán lẻ của Vietinbank có những tiện ích khá cạnh tranh, trong đó có các sản phẩm cho vay dành cho nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình.
lượng trọng (%) lượng trọng (%) lượng trọng (%) tiền (%) tiền (%)
Trong danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ trên thị trường thì Vietinbank CN KCN Phú Tài hầu như đều đã thực hiện triển khai phục vụ đến khách hàng, chỉ còn một số sản phẩm trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và sản phẩm cho vay chuyển nhượng bất động sản dự án là tạm thời chi nhánh chưa triển khai do đặc thù địa bàn hoạt động của chi nhánh nằm xa trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh nên tính hiệu quả khi triển khai của các sản phẩm này không cao, cùng với quy mô của chi nhánh còn khá khiêm tốn nên cần tập trung phục vụ các đối tượng khách hàng tiềm năng trên địa bàn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm cho vay ưu đãi dành cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng không có như: cho vay lưu vụ, cho vay qua tổ vay vốn... Tuy nhiên, trong kế hoạch hoạt động Vietinbank CN KCN Phú Tài trong thời gian tới cũng đã định hướng phát triển đầy đủ các sản phẩm này nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn khi đã đủ nguồn lực. Riêng hình thức liên kết với nhà cung cấp để thực hiện cho vay mua hàng trả góp thì hiện Vietinbank đã triển khai ký kết với các trung tâm thương mại lớn trên địa bàn hoạt động nhưng sản phẩm ít được khách hàng sử dụng do các điều kiện của chi nhánh là khá khắt khe, yêu cầu về chứng minh thu nhập và tài sản đảm bảo.
Thực tế hiện nay các nội dung quy định trong danh mục sản phẩm tín dụng dành cho KHCN của Vietinbank còn tương đối đơn giản, chưa có nhiều nội dung và điều kiện vay vốn còn khó thực hiện so với các TCTD khác nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Điển hình như hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp, chi nhánh yêu cầu phải có bảng lương chứng minh thu nhập, hợp đồng lao động. nhưng một số ngân hàng như Vpbank, Sacombank. chỉ cần có giấy tờ hóa đơn điện nước, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm.
Một số sản phẩm cho vay chưa phù hợp với yêu cầu thực tế nên dẫn đến sau