Quy trình của nghiệp vụ bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Hình 1.1. Quy trình phát hành b ảo lãnh tại Vietin b ank Hà Nội

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

1.1.3.2. Hồ sơ, thủ tục trong hoạt động bảo lãnh:

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:

V Văn bản đề nghị bảo lãnh: giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh..

V Tài liệu về bên được bảo lãnh: điều lệ doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu...

V Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh: hồ sơ dự thầu, hợp đồng thương mại, phương án sản xuất kinh doanh, giấy phép xuất nhập khẩu, biên bản nghiệm thu...

V Tài liệu về tài sản bảo đảm (nếu có): lệnh chi ký quỹ, giấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba.

1.1.3.3. Các nội dung chính khi phát hành bảo lãnh:

V Hợp đồng cấp bảo lãnh: để thực hiện bảo lãnh, bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có ) phải thỏa thuận ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh.

S CKBL: căn cứ nội dung thỏa thuận của các bên tại hợp đồng cấp bảo lãnh, bên bảo lãnh phát hành thư CKBL cho bên nhận bảo lãnh. Thư bảo lãnh của khách hàng bao gồm những nội dung cơ bản sau:

* Tên của người được bảo lãnh, NHPH, ngân hàng chỉ thị, ngân hàng thông báo ( nếu có ) và đ ặc biệt tên của người thụ hưởng bảo lãnh phải được ghi rõ để tránh rủi ro và tranh chấp.

* Mục đích của bảo lãnh (vì nó thể hiện bản chất của giao dịch hợp đồng). Trong văn bản bảo lãnh phải ghi rõ phần tham chiếu đến số hiệu hợp đồng gốc. Tên gọi của bảo lãnh cũng phải thống nhất với mục đích của bảo lãnh.

* Số tiền của bảo lãnh: được quy định theo mức tối đa và xác định dựa trên bản chất của giao dịch cũng như giá trị hợp đồng. Số tiền bảo lãnh thường được ghi chính xác theo giá trị tuyệt đối. Các khoản khấu trừ (nếu có ) cũng phải đưa vào văn bản bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh và tránh sự lạm dụng của người thụ hưởng.

* Các điều kiện thanh toán: quy định rõ các chứng từ cần thiết phải xuất trình. Việc quy định các chứng từ này tuỳ thuộc và sự thoả thuận giữa người thụ hưởng và người được bảo lãnh cũng như vị thế của mỗi bên trong hợp đồng.

* Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: là khoảng thời gian mà bất cứ lúc nào điều kiện thanh toán được thoả mãn thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã thoả thuận. Quá thời hạn này thì ngân hàng được giải tỏa khỏi nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết trước đó.

* Tham chiếu luật áp dụng: cần ghi rõ nội dung này để biết căn cứ phát hành bảo lãnh và có cơ sở giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

* Một số nội dung khác như trường hợp miễn trừ trách nhiệm của ngân hàng, chữ ký của người có thẩm quyền...

S Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, CKBL: hợp đồng cấp bảo lãnh, CKBL của bên bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp

S Phí bảo lãnh: Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng để được phát hành bảo lãnh. Phí bảo lãnh đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu.

Phí bảo lãnh được tính cho mỗi khoản bảo lãnh theo công thức sau: Phí bảo lãnh = (số dư bảo lãnh)*(mức phí bảo lãnh)*thời gian bảo lãnh/365 ngày

S Thời hạn bảo lãnh: Thời hạn bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc khi bảo lãnh có hiệu lực theo thỏa thuận của bên bảo lãnh với các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh được ghi trong CKBL.

S Các nội dung khác...

1.2. PHÁT TRIẺN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan điểm về phát triển nghiệp vụ b ảo lãnh của Ngân hàngthương mại thương mại

Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM đang là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết bởi vai trò ngày càng cao của nghiệp vụ bảo lãnh đối với nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp: Trong quan hệ kinh tế, để an toàn và nhanh chóng thì một bên thường yêu cầu bên kia dùng bảo lãnh ngân hàng. Đôi khi bảo lãnh ngân hàng là 1 trong những yếu tố quyết định để ký kết hợp đồng. Ngoài ra khi sử dụng bảo lãnh ngân hàng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoản vốn đáng kể, cho phép doanh nghiệp có thêm nguồn vốn lưu động mà chỉ mất khoản phí thấp.

Đối với ngân hàng: hí bảo lãnh được tính phụ thuộc vào số ngày bảo lãnh và số tiền bảo lãnh, do đó mang lại khoản thu đáng kể. Không những

góp phần tăng thu phí dịch vụ, giảm rủi ro khi tập trung tăng trưởng tín dụng mà c òn giúp cho NHTM có tầm ảnh hưởng, gắn kết bền chặt và phát triển được khách hàng doanh nghiệp đa dạng.

Đối với nền kinh tế: bảo lãnh ngân hàng có vai trò như chất xúc tác điều hò a và xúc tiến hàng loạt các quan hệ hoạt động trong nền kinh tế. Nhờ có bảo lãnh, mà các bên tham gia hợp đồng sẽ nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ, ràng buộc trong HĐKT đã ký kết. Ngoài ra, bảo lãnh c òn đảm bảo sự lành mạnh trong kinh doanh, do các bên đều có trách nhiệm rõ ràng, thực hiện nghiêm túc theo đúng cam kết đã ký, trên cơ sở đó giảm các rủi ro với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Hiện nay, các NHTM đều tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ liên quan đến bảo lãnh đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng và các tiêu chí:

Một là, về quy mô bảo lãnh, phân tích sự tăng lên về số lượng bảo lãnh phát hành theo số liệu thống kê, được tính toán bằng cách so sánh số liệu thực tế của kỳ thực hiện và kỳ trước đó.

Hai là, xem xét đến sự thay đổi của chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh như thời gian xử lý cho một hoạt động bảo lãnh, mức độ hài lòng của khách hàng, những món bảo lãnh có nghĩa vụ trả thay cho khách hàng...

Ba là, Đề xuất những biện pháp và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng như: mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng, triển khai thêm các hình thức bảo lãnh mới mà tại ngân hàng vẫn chưa áp dụng, tăng dư nợ bảo lãnh...

Qua các tiêu chí trên, để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng cần phát triển về cả số lượng và chất lượng của bảo lãnh ngân hàng, đồng thời khi tiến hành các biện pháp mở rộng về quy mô hoạt động bảo lãnh luôn phải đi đôi với việc tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển nghiệp vụ b ảo lãnh của Ngânhàng thương mại hàng thương mại

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là tổng hợp các hợp đồng bảo lãnh riêng lẻ. Để đánh giá được sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng, ta cần phải đánh giá tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện. Điều đó thể hiện ở các tiêu chí sau đây:

1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá quy mô hoạt động bảo lãnh:

• Mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh: là mức tăng trưởng tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm so với năm trước, thể hiện sự phát triển và hoạt động ổn định của NHTM.

• Mức tăng trưởng số dư bảo lãnh: là mức tăng trưởng tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối năm tài chính.

• Mức tăng trưởng số lượng khách hàng: là gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng so với thời kỳ so sánh bao gồm số lượng khách hàng cũ và tăng thêm số lượng khách hàng mới.

Số món bảo lãnh càng cao chứng tỏ NHTM đáp ứng đầy đủ, kịp thời đối với nhu cầu khách hàng, chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn, dịch vụ bảo lãnh không ngừng phát triển. Tuy nhiên trong một số gia đoạn việc sụt giảm bảo lãnh có thực sự nghiệp vụ bảo lãnh không phát triển? và có phù hợp với gia đoạn đó của NH hay không?

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

• Mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh: là mức tăng trưởng tổng số phí mà ngân hàng thu được từ hoạt động bảo lãnh.

• Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

• Tỷ trọng thu từ hoạt động bảo lãnh/ tổng thu dịch vụ

Đánh giá thu nhập từ hoạt động bảo lãnh để thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh vào sự phát triển của ngân hàng.

1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

• Tỷ lệ những khoản trả thay: là khoản vốn ngân hàng trả thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện theo đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Tồng giá trị các khoản NH trả thay

Tỷ lệ những khoản trả thay = ---

Doanh số BL

[

• Dư nợ bảo lãnh quá hạn: là khoản vốn ngân hàng trả thay cho khách hàng đã đến hạn thanh toán, không được gia hạn nợ mà khách hàng vẫn chưa bồi hoàn lại cho ngân hàng.

Tỳ lệ dư nợ BL Dư nợ BL quá hạn

quá hạn ^ Tòng dư nợ BL

1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá quy trình, thủ tục hoạt động bảo lãnh

Quy trình trong hoạt động bảo lãnh:

Quy trình trong hoạt động bảo lãnh là sự chuẩn hóa các bước thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Các bước trong quy trình này đã được quy đinh cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bảo lãnh. Một quy trình không phù hợp, lỏng lẻo s ẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động bảo lãnh, đẩy ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, một quy trình quá ch ặt chẽ s ẽ làm tốn mất thời gian, gây phiền hà cho khách hàng, tốn kém không cần thiết mà lại có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

• Thời gian tác nghiệp, thủ tục: Thời gian tác nghiệp nhanh, an toàn, chính

xác, thủ tục đơn giản... góp phần gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.

1.2.2.5. Tiêu chí khác

cán bộ nhân viên, bên cạnh đó là khả năng am hiểu tài chính kinh tế, phân tích cho khách hàng những sản phẩm bảo lãnh phù hợp với nhu cầu và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và tăng khả năng thu phí cho NHTM

•Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin: đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ quản lý ngân hàng giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc, đảm bảo an toàn dữ liệu cho cả ngân hàng, đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

1.2.3. Quản lý rủi ro nghiệp vụ b ảo lãnh của Ngân hàng thương mại

Song hành với việc tăng trưởng kinh doanh, phát triển SPDV, gia tăng chất lượng dịch vụ, NHTM hiện nay c òn tập trung nguồn lực vào việc xây dựng các khung quản trị rủi ro, đặc biệt đối với các hoạt động, giao dịch nội và ngoại bảng, trong đó nâng cao ý thức quản trị rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Đề phòng tránh khỏi những rủi ro phát sinh từ hoạt động bảo lãnh, dưới đây là một số tình huống rủi ro thường gặp và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

Rủi ro hoạt động bảo lãnh ngân hàng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó có thể là sự quản lý lơi lỏng của cán bộ ngân hàng nhưng cũng có thể là sự gian lận từ phía khách hàng.

- Rủi ro do kiểm soát thiếu chặt chẽ: trên thực tế đã có không ít trường hợp các ngân hàng nhận được đơn kiện từ bên nhận bảo lãnh về quyền đò i nợ hay phải thực hiện thay nghĩa vụ thanh toán cho bên được bảo lãnh (chính là khách hàng của ngân hàng), khi bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình theo như hợp đồng kinh tế phát sinh giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, để thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng của mình, ngân hàng cần đầy đủ các chứng từ phù hợp với các điều khoản được quy định trong hợp đồng bảo lãnh, song khi sự

việc xảy ra mới có thể thấy rằng cán bộ từ những bước đầu đã thẩm định sai khách hàng gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Rủi ro do trình độ yếu kém của cán bộ nhân viên

- Rủi ro do khách hàng gian lận trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng cũng như các dịch vụ ngân hàng do cố ý hoặc vô tình đều là nguyên nhân gây rủi ro cao cho ngân hàng. Hiện các NHTM thực hiện việc phát hành bảo lãnh cho khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong một số trường hợp, cũng là một ‘ ‘lỗ hổng’ ’ để cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng ho ặc do quá tin khách hàng đã phát hành bảo lãnh thanh toán cho khách hàng mà không cần kiểm tra giám sát tình hình tài chính của khách hàng, trong khi khả năng tài chính của khách hàng đó đang khó khăn có nguy cơ phá sản cao dẫn đến việc ngân hàng phải thanh toán thay nghĩa vụ kinh tế cho khách hàng, điều này bất lợi cho ngân hàng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHNGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Môi trường Chính trị - xã hội.

Chính trị xã hội ổn định, vững mạnh theo đúng đường lối chỉ đạo của cơ quan chức năng s ẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các NHTM phát triển sản phẩm dịch vụ của mình, đ ặc biệt là bảo lãnh ngân hàng, sản phẩm dịch vụ mang yếu tố nước ngoài, được thực hiện theo các quy chuẩn, quy trình quốc tế. Điều này không những giúp tăng cường thúc đẩy nền kinh tế, mà c ò n tạo điều kiện cho sự thông thương buôn bán của khách hàng trong và ngoài nước.

1.3.1.2. Môi trường Kinh tế:

Môi trường kinh tế lành mạnh thì các ngân hàng và các doanh nghiệp mới có điều kiện để phát triển, ngân hàng mới thực hiện tốt chức năng của mình, c òn các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và ký kết hợp đồng,

thực hiện đúng các cam kết của mình trong hợp đồng. C òn nếu môi trường kinh tế mà có những thay đổi bất ngờ như sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô (thay đổi chương trình đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất....) làm ảnh hưởng tới người yêu cầu bảo lãnh, dẫn đến người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết của mình với người thụ hưởng bảo lãnh và với ngân hàng bảo lãnh.

1.3.1.3. Môi trường pháp lý:

Hiện nay, hoạt động ngân hàng đang phát triển dựa trên công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại; Đồng thời, cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mới. Hệ quả của những điều kiện đó là những rủi ro s ẽ xảy đến cho ngân hàng ho ặc cho khách hàng nếu luật pháp không kiểm soát hết được những hành vi gian lận có thể xảy ra, đối tượng tội phạm hướng tới chủ yếu là các khách hàng bán buôn có quy mô nhỏ và vừa, có tính bảo mật và an toàn trong hệ thống quản trị mạng chưa cao ho ặc thiếu các quy định về an toàn khi sử dụng email. Vì vậy, luật pháp phải bám chặt với thực tiễn, tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng.

1.3.1.4. Khách hàng:

Hoạt động bảo lãnh chỉ có thể được tiến hành khi khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh, dựa vào hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, khả năng điều hành,.. .của khách hàng để NHTM có thể đánh giá được khả năng thực hiện HĐKT, không vi phạm CKBL, điều này góp phần làm giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w