Quan điểm về phát triển nghiệp vụ bảolãnh của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

1.2.1. Quan điểm về phát triển nghiệp vụ b ảo lãnh của Ngân hàngthương mại thương mại

Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM đang là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết bởi vai trò ngày càng cao của nghiệp vụ bảo lãnh đối với nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp: Trong quan hệ kinh tế, để an toàn và nhanh chóng thì một bên thường yêu cầu bên kia dùng bảo lãnh ngân hàng. Đôi khi bảo lãnh ngân hàng là 1 trong những yếu tố quyết định để ký kết hợp đồng. Ngoài ra khi sử dụng bảo lãnh ngân hàng, doanh nghiệp có thể tiết kiệm khoản vốn đáng kể, cho phép doanh nghiệp có thêm nguồn vốn lưu động mà chỉ mất khoản phí thấp.

Đối với ngân hàng: hí bảo lãnh được tính phụ thuộc vào số ngày bảo lãnh và số tiền bảo lãnh, do đó mang lại khoản thu đáng kể. Không những

góp phần tăng thu phí dịch vụ, giảm rủi ro khi tập trung tăng trưởng tín dụng mà c òn giúp cho NHTM có tầm ảnh hưởng, gắn kết bền chặt và phát triển được khách hàng doanh nghiệp đa dạng.

Đối với nền kinh tế: bảo lãnh ngân hàng có vai trò như chất xúc tác điều hò a và xúc tiến hàng loạt các quan hệ hoạt động trong nền kinh tế. Nhờ có bảo lãnh, mà các bên tham gia hợp đồng sẽ nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ, ràng buộc trong HĐKT đã ký kết. Ngoài ra, bảo lãnh c òn đảm bảo sự lành mạnh trong kinh doanh, do các bên đều có trách nhiệm rõ ràng, thực hiện nghiêm túc theo đúng cam kết đã ký, trên cơ sở đó giảm các rủi ro với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Hiện nay, các NHTM đều tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ liên quan đến bảo lãnh đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng và các tiêu chí:

Một là, về quy mô bảo lãnh, phân tích sự tăng lên về số lượng bảo lãnh phát hành theo số liệu thống kê, được tính toán bằng cách so sánh số liệu thực tế của kỳ thực hiện và kỳ trước đó.

Hai là, xem xét đến sự thay đổi của chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh như thời gian xử lý cho một hoạt động bảo lãnh, mức độ hài lòng của khách hàng, những món bảo lãnh có nghĩa vụ trả thay cho khách hàng...

Ba là, Đề xuất những biện pháp và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng như: mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều đối tượng khách hàng, triển khai thêm các hình thức bảo lãnh mới mà tại ngân hàng vẫn chưa áp dụng, tăng dư nợ bảo lãnh...

Qua các tiêu chí trên, để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng cần phát triển về cả số lượng và chất lượng của bảo lãnh ngân hàng, đồng thời khi tiến hành các biện pháp mở rộng về quy mô hoạt động bảo lãnh luôn phải đi đôi với việc tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w