Vietinbank CN TP Hà Nội chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, do đó để phát huy hết tiềm năng và hiệu quả của hoạt động bảo lãnh tại CN, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện thường xuyên công tác này từ trung ương đến các CN cơ sở để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Thông qua hoạt động kiểm tra nên thực hiện việc tuyên truyền giới thiệu những CN làm tốt, phổ biến những kinh nghiệm hay, cảnh cáo những biểu hiện lệch lạc, nguy cơ rủi ro cao.để nâng cao chất lượng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Để thực hiện tốt công tác này cần kiện toàn lại đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống ngân hàng.
- Thường xuyên tạo điều kiện để Vietinbank CN TP Hà Nội mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác tham gia đồng bảo lãnh cho một dự án ho ặc khách hàng lớn với giá trị bảo lãnh lớn và thời hạn bảo lãnh kéo dài. Việc này giúp ngân hàng phân tán được rủi ro khi tham gia nghiệp vụ bảo lãnh do có sự kết hợp thế mạnh, khả năng và kinh nghiệm của nhiều ngân hàng khác nhau.
- B ên cạnh đó, cần thường xuyên mở các khóa tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ bảo lãnh cho từng cán bộ tín dụng để nâng cao kiến thức chuyên môn. Cần kết hợp chặt chẽ giữa phương thức đào tạo ngắn hạn và phương thức đào tạo dài hạn ở trong nước kết hợp vơí nước ngoài, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, mời các chuyên gia của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để cùng trao đổi học hỏi kinh nghiệm để cùng đưa ra các giải pháp cho nghiệp vụ bảo lãnh để nghiệp vụ này ngày càng hoàn thiện hơn.
- Xây dựng hệ thống văn bản chuẩn mực và triển khai cho toàn hệ thống Vietinbank một cách rõ ràng và có hệ thống, trên cơ sở đó Vietinbank Hà Nội sẽ có tiền đề, cơ sở để triển khai tốt hoạt động bảo lãnh tại CN.
- Công tác nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và xây dựng chiến lược Marketing cũng cần được nâng cao. B ởi nghiệp vụ bảo lãnh dựa trên uy tín của ngân hàng mà có, nên Vietinbank cần tăng cường quảng bá hình ảnh của mình hơn nữa, làm nổi bật đặc thù và nét riêng của ngân hàng mình so với các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank CN TP Hà Nội từ năm 2016 đến nay và định hướng phát triển về hoạt động bảo lãnh trong tương lai, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank CN TP Hà Nội. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan như: Chính phủ, NHNN, Vietinbank.. .tạo điều kiện để thực hiện hệ thống giải pháp.
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một trong những loại hình dịch vụ của ngân hàng, nằm trong hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với bản thân ngân hàng thực hiện mà với cả các DN và toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì hoạt động bảo lãnh của hệ thống ngân hàng nói chung và của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ song vẫn chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng của nó, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, đò i hỏi càng ngày càng phải được hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh tại NHTM.
Thứ hai, L uận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2016-2018, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng, qua đó đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động bảo lãnh tại CN.
Thứ ba, Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietinbank CN TP Hà Nội trong thời gian tới. B ên cạnh đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan: Chính phủ, NHNN, Vietinbank.
Với mục tiêu phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh của Vietinbank CN TP Hà Nội nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, chuyên đề đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại và đưa hoạt động bảo lãnh ngày càng hoàn thiện và phát triển. Mặc dù tác giả đã cố
gắng nghiên cứu, tìm tò i nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn đọc để luận văn có điều kiện hoàn thiện thêm. Xin trân trọng cảm ơn.
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2010 ), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Dũng (2014 ), Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long - CN Hà Nội , Luận văn thạc sỹ trừờng Đại học Kinh tế ĐH QGHN, Hà Nội.
4. L ê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, Nhà xuất bản Thống kê.
5. L ê Thị P hương Thảo (2010 ) ,Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sỹ trường Đại học Đà Nằng, Đà Nằng.
6. Chính phủ, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch
7. Nguyễn Trọng Thùy (2000), Bảo lãnh tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam(2006), Quyết định số 35/2006/QĐ- ngân hàng, Quy định về các nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 35/2016/TT-NHNN,
Quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2006), Quyết định số
26/2006/QĐ, quy định về Quy chế bảo lãnh ngân hàng.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2017), Thông tư 13/2017/TT- NHNN ngày 29/09/2017
14. Quốc hội nước cộng hò a xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
16. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2015), Quyết định 1020/2015/QĐ-HĐQT-NHCT35, về việc ban hành quy định cụ thể nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
17. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Quy định nội bộ về hoạt động bảo lãnh.
18. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018.
19. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2016, 2017, 2018.
Tài liệu nước ngoài:
1. Roeland Bertrams - Bank Guarantees in international trade, 9/2012, Tr135.
2. Matti S. Kurkela ‘ "Letters of Credit and Bank Guarantees under International Trade Law’’, 2016, Tr.50, Tr.89
3. Akvan Ebrahim (2007), Amiri-Arslan (2000) - Nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh
4. URDG 458/758, Quy tắc thống nhất về bảo lãnh http://cafef.vn/