Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển nghiệp vụ bảolãnh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

hàng thương mại

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là tổng hợp các hợp đồng bảo lãnh riêng lẻ. Để đánh giá được sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại một ngân hàng, ta cần phải đánh giá tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà ngân hàng đã thực hiện. Điều đó thể hiện ở các tiêu chí sau đây:

1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá quy mô hoạt động bảo lãnh:

• Mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh: là mức tăng trưởng tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm so với năm trước, thể hiện sự phát triển và hoạt động ổn định của NHTM.

• Mức tăng trưởng số dư bảo lãnh: là mức tăng trưởng tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối năm tài chính.

• Mức tăng trưởng số lượng khách hàng: là gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng so với thời kỳ so sánh bao gồm số lượng khách hàng cũ và tăng thêm số lượng khách hàng mới.

Số món bảo lãnh càng cao chứng tỏ NHTM đáp ứng đầy đủ, kịp thời đối với nhu cầu khách hàng, chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn, dịch vụ bảo lãnh không ngừng phát triển. Tuy nhiên trong một số gia đoạn việc sụt giảm bảo lãnh có thực sự nghiệp vụ bảo lãnh không phát triển? và có phù hợp với gia đoạn đó của NH hay không?

1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

• Mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh: là mức tăng trưởng tổng số phí mà ngân hàng thu được từ hoạt động bảo lãnh.

• Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

• Tỷ trọng thu từ hoạt động bảo lãnh/ tổng thu dịch vụ

Đánh giá thu nhập từ hoạt động bảo lãnh để thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh vào sự phát triển của ngân hàng.

1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

• Tỷ lệ những khoản trả thay: là khoản vốn ngân hàng trả thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện theo đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh.

Tồng giá trị các khoản NH trả thay

Tỷ lệ những khoản trả thay = ---

Doanh số BL

[

• Dư nợ bảo lãnh quá hạn: là khoản vốn ngân hàng trả thay cho khách hàng đã đến hạn thanh toán, không được gia hạn nợ mà khách hàng vẫn chưa bồi hoàn lại cho ngân hàng.

Tỳ lệ dư nợ BL Dư nợ BL quá hạn

quá hạn ^ Tòng dư nợ BL

1.2.2.4. Tiêu chí đánh giá quy trình, thủ tục hoạt động bảo lãnh

Quy trình trong hoạt động bảo lãnh:

Quy trình trong hoạt động bảo lãnh là sự chuẩn hóa các bước thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Các bước trong quy trình này đã được quy đinh cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bảo lãnh. Một quy trình không phù hợp, lỏng lẻo s ẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động bảo lãnh, đẩy ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, một quy trình quá ch ặt chẽ s ẽ làm tốn mất thời gian, gây phiền hà cho khách hàng, tốn kém không cần thiết mà lại có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

• Thời gian tác nghiệp, thủ tục: Thời gian tác nghiệp nhanh, an toàn, chính

xác, thủ tục đơn giản... góp phần gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.

1.2.2.5. Tiêu chí khác

cán bộ nhân viên, bên cạnh đó là khả năng am hiểu tài chính kinh tế, phân tích cho khách hàng những sản phẩm bảo lãnh phù hợp với nhu cầu và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và tăng khả năng thu phí cho NHTM

•Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin: đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ quản lý ngân hàng giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc, đảm bảo an toàn dữ liệu cho cả ngân hàng, đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w