Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 87)

NHNN cần đẩy mạnh hiệu quả dịch vụ của trung tâm thông tin tín dụng ( CIC ) để hổ trợ cho các NHTM trong quá trình tiếp cận khách hàng và ra quyết định phát hành bảo lãnh. Vì vậy, NHNN phải có những chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. NHNN phải nâng cấp tầm chất lượng của CIC, điều này sẽ hỗ trợ các NHTM rất nhiều trong quá trình thẩm định dự án cũng như quản lý, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Đưa những chính sách kịp thời, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của NHT nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Các văn bản chính

sách cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện, tránh sự chồng chéo, khó hiểu.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì ngoài những hình thức bảo lãnh truyền thống, NHNN cần phải bồ sung, hướng dẫn cụ thề về những loại bảo lãnh mới như: bảo lãnh thuế quan, bao lãnh hối phiếu, bao lãnh phát hành chứng khoán.

NHNN giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra dịch vụ của NHTM nói chung và dịch vụ bảo lãnh nói riêng, phát hiện kịp thời những sai sót. Muốn vậy, phải chú trọng đến trình độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra. Nhưng như vậy không có nghĩa là NHNN can thiệp quá sâu vào dịch vụ của ngân hàng. NHNN cần kết hợp hài hò a giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w