Nâng cao công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động bảolãnh

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 83)

3.2.4.1. Nâng cao công tác thẩm định hoạt động bảo lãnh:

Công tác thẩm định ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động bảo lãnh. Vì thế, Vietinbank CN TP Hà Nội cần phải thực hiện quy trình thẩm định một cách nghiêm túc đồng thời phải dựa trên một số tiêu chí cụ thể để đánh giá, phân tích tình hình tài chính của đơn vị một cách thường xuyên để nắm bắt được năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đ ặc biệt phải chú trọng tới các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm: chỉ tiêu hoàn vốn, chỉ tiêu về lợi nhuận, và công tác thực hiện hợp đồng trước đó. Trên cơ sở đó, CN có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của dự án mà CN định bảo lãnh, xem xét các rủi ro có thể xảy ra cũng như khả năng hoàn trả bảo lãnh của doanh nghiệp đó.

Dự báo xu hướng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phát triền mạnh trong tương lai, có nhiều ngành nghề, loại hình doanh nghiệp đa dạng và phức tạp nên trình độ thẩm định dự án là một thách thức lớn đối với ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định thì đò i hỏi cần phải phát huy hoạt động của bộ phận thẩm định tại Chi nhánh. Người thẩm định dự án cần phải biết kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thông tin nhận được, sau đó xử lý các thông tin đó để phân tích, đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh đối với khách hàng.

Trong quá trình thấm định, các điêu kiện quan trọng về doanh nghiệp mà cán bộ ngân hàng cần phải xem xét, kiểm tra và đánh giá đúng, đó là:

- Tư cách pháp nhân;

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; - Khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp; - Khả năng về tài chính, tài sản thế chấp;

- Hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh.

Từ đó, cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước được các yêu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian hiệu lực bảo lãnh, kết hợp với phòng quản lý rủi ro tiến hành những giải pháp kịp thời để hạn chế được tối đa thiệt hại cho các bên. B ên cạnh đó thì nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng mơ rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính kinh tế cũng như pháp lý của quá trình thẩm định.

Vấn đề thẩm định về tài sản thế chấp hiện nay vẫn c ò n nhiều vướng mắc. Do xu hướng của khách hàng đến xin mở bảo lãnh đều muốn được bảo lãnh dưới hình thức ký quỹ ở mức thấp nhất. Nếu không ký quỹ, doanh nghiệp phải thế chấp ho c cầm cố tài sàn, vì vậy vấn đề đ t ra là cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao trong việc đánh giá đ ng giá trị tài sản cầm cố/thế chấp, thường xuyên tiến hành đánh giá lại giá trị của các tài sản đó ph ng ngừa rủi ro.

3.2.4.2. Nâng cao quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh:

Để tăng cường quản trị rủi ro trong bảo lãnh, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp sau:

- Tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích, nhận diện các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động bảo lãnh, nguyên nhân, cơ chế, các lĩnh vực, các đối tượng có khả năng xuất hiện rủi ro cao

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát lại tất cả những khoản bảo lãnh hiện hành, đã hết hạn, để hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của DN.

- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh, gắn trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và cá nhân.

- Yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm đối với những món bảo lãnh có rủi ro cao, ho ặc bảo lãnh liên danh mà bên liên danh không có quan hệ tín dụng với CN.

Một phần của tài liệu 1160 phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w