Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31)

Để quản lý được các rủi ro thì trươc hết phải biết là rủi ro đó xảy ra như thế nào cũng như cơ chế tác động của nó. Vì vậy thực chất xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng chính là xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Sau đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đã được hệ thống hóa.

Một là, các yếu tố thuộc về phía ngân hàng bao gồm các yếu tố như:

- Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng.

- Mô hình quản trị rủi ro rín dụng ngân hàng áp dụng và quy trình thủ tục cấp tín dụng.

- Trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng. - Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay.

- Tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt tầm kiểm soát và tâm lý dễ dãi trong quyết định cho vay khi kinh tế tăng trưởng.

- Tâm lý lối mòn khi cho vay: cho vay DNNNlà an toàn, tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp...

- Không tính đến mức độ rủi ro của khách hàng khi định giá khoản vay. - Danh mục cho vay không đa dạng hóa

22

- Quản trị nhân lực còn nhiều bất cập.

Hai là, các yếu tố thuộc nền kinh tế như: Chu kỳ kinh tế, biến động

trong chính sách, tình hình lạm phát,lãi suất, thị trường Bất động sản.

Ba là, các yếu tố thuộc khách hàng bao gồm: các yếu tố thuôc nội tại

của khách hàng như tình hình tài chính, đạo đức của khách hàng, tài sản đảm bảo...; các yếu tố khách quan ngoài ý chí của khách hàng như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp.

1.3. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI

Theo đánh giá chung về công tác QTRR của các ngân hàng trong khu vực, so sánh với một số nước điển hình như Singapore, Malaysia, Hàn quốc, và các ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của công tác quản trị rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro đã được nhắc đến từ khá lâu nhưng thực tế triển khai hoạt động này tại ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều vấn đề đáng bàn. Trước hết là chúng ta chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này. Hơn nữa một vấn đề gặp phải khác là thói quen trong tư duy và phương thức làm việc vốn có từ lâu. Ai cũng biết kinh doanh ngân hàng là chấp nhận rủi ro và các ngân hàng cũng cố gắng để giảm thiểu những rủi ro này. Tuy nhiên cách làm của họ là bộ phận nghiệp vụ nào tự làm công việc hạn chế rủi ro của bộ phận ấy, cán bộ nào tự chịu trách nhiệm với dự án mình phụ trách và rủi ro được xem xét theo từng giao dịch, từng hợp đồng cụ thể. Quản trị rủi ro ở NHTM Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ước tính số lượng các giao dịch và phân tích rủi ro ở trạng thái tĩnh trong từng giao dịch. Về tổ chức hoạt động thì vẫn ở giai đoạn sơ khai. Chỉ ở các ngân hàng lớn hoặc các hội sở chính thì mới có trung tâm quản trị rủi ro riêng, còn tại các chi nhánh (mà số lượng chiếm chủ yếu) thì việc quản trị rủi ro được thực hiện tản mạn ở các phòng nghiệp vụ. Cụ thể trong lĩnh

23

vực tín dụng, cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện chức năng cho vay, thu nợ lại phải kiêm luôn công tác thẩm định và quản lý rủi ro. Điều này làm quá tải công việc và lại làm giảm hiệu quả của từng công việc, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ vi phạm đạo đức ở các cán bộ tín dụng.

Thực tế các NHTM Việt Nam hầu như chưa ứng dụng xếp loại rủi ro tín dụng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Có một số ngân hàng lớn đang thử nghiệm kỹ thuật xếp loại tín dụng đối với doanh nghiệp lớn, còn chấm điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, khách hàng cá nhân và xếp loại khoản vay thì hầu như chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, ngay cả với với xếp loại tín dụng đang làm thử cũng cần phải bàn thêm, vì hầu hết những thử nghiệm đang được thực hiện thiên về phương pháp xếp loại của cơ quan xếp loại độc lập hơn là của NHTM.

Tóm lại, trong kinh doanh Ngân hàng, việc đương đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Vần đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Chương I của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bảnvề rủi ro tín dụng cũng như đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.

24

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Agribank Bắc Hà Nội

NHNo&PTNT Bắc Hà Nội là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh được thành lập theo Quyết định được số 342/QĐ của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, với ngày giao dịch đầu tiên là ngày 01/11/2001 và ngày khai trương chính thức là ngày 06/11/2001.

Trải qua nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chức, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và đã trở thành một trong những Chi nhánh hàng đầu của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Đến thời điểm 31/12/2011, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Bắc Hà Nội có08 Phòng nghiệp vụ chuyên môn tại Hội sở chính và 08 Phòng giao dịch trực thuộc. Tổng số điểm giao dịch của chi nhánh là 20 điểm, trong đó có 9 điểm giao dịch trực tiếp và 11 điểm giao dịch qua máy ATM.

Tính đến 31/12/2011 toàn Chi nhánh có 180 lao động, tăng 18 lao động so với 31/12/2010.

* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Trình độ trên đại học: 12 cán bộ ( Thạc sỹ). + Trình độ Đại học: 149 cán bộ.

25

* về ngoại ngữ:

+ 08 người có trình độ Đại học. + 67 người có trình độ C.

+ 30 người có trình độ B.

* về tin học: 100% cán bộ tác nghiệp đã có trình độ tin học cơ bản, trong đó có 02 cán bộ có trình độ Đại học tin học, 03 cán bộ bằng C và 87 cán bộ bằng B

*Về đào tạo: Chi nhánh đã tổ chức và vận động toàn bộ CBNV thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng mọi hình thức và khả năng có thể như : Học các lớp do Trung tâm đào tạo NHNo triệu tập, tổ chức các khoá học ngắn ngày đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên, chủ động khuyến khích CBNV tự tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ ngoài các khóa học do Chi nhánh tổ chức.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNTBắc Hà Nội

26

2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận^ Ban Giám đốc: ^ Ban Giám đốc:

+ Giám đốc phụ trách chung đồng thời phụ trách tổ chức cán bộ và trực tiếp chỉ đạo Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.

+ Các phó giám đốc: Giúp giám đốcchỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách...

^ Phòng Kế toán - Ngân quỹ:

+ Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam.

+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các Phòng giao dịch trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt.

+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. + Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.

+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề

+ Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. ^Phòng Tín dụng:

+ Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu

27

đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.

+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. + Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.

+ Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập và mở rộng phát triển quan hệ khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.

+ Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất khắc phục.

+ Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các Phòng giao dịch trực thuộc.

+ Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc chi nhánh giao cho. ^ Phòng Kế hoạch Tổng hợp:

+ Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi...và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn và giải pháp phát triển nguồn vốn.

+ Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dàn hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.

28

cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

+ Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (Rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn).

+ Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các phòng giao dịch trực thuộc

+ Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. ^ Phòng Hành chính nhân sự

+ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mong hỏng.

+ Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản pháp quy của NHNo&PTNT Việt Nam.

+ Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.

+ Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể..

+ Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu , hỉ cán bộ, nhân viên...

+ Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. ^ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

+ Xây dựng chương trình công tác quý, năm phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo & PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của chi nhánh mình

29

thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các Phòng giao dịch trực thuộc.

+ Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh theo định kỳ.

+ Hàng tháng có báo cáo nhanh về các công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ...

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. ^ Phòng Điện toán:

+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

+ Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. ^ Phòng Kinh doanh ngoại hối:

+ Các nghiệp cụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.

+ Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp.

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

+ Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoai.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. ^ Phòng Dịch vụ và Marketing:

30

+ Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá, đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.

+ Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.

+ Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh tế- xã hội của Việt Nam năm 2011

Năm2011, tìnhhình kinh tế - xã hội của Việt Nam chịu ảnh hưởng và tác động rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tình hình tiên tai, dịch bệnh liên tiếp xẩy ra. Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình trên Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách triển khai thực hiện kịp thời các giải pháp cấp bách, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua được giai đoạn khó khăn, ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn ngừa tái lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững chính trị an ninh quốc phòng. Trong tình hình kinh tế xã hội như vậy, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội có những thuận lợi và khó khăn sau:

2.1.3.1. Thuận lợi

- Có sự thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ Trung ương Đảng đến bộ máy Chính phủ. Sự phấn đấu nỗ lực và sáng tạo của các ngành các cấp, về cơ bản Việt Nam đã ngăn chặn được suy giảm kinh tê, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm điều chỉnh và ổn định hoạt động thị trường tài chính - tiền tệ, qua đó tăng cường

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w