Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Ngânhàng nông nghiệp và

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 85)

và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Hà Nội trong thời gian tới

3.1.1.1. Các yếu tố bên ngoài Ngân hàng

Là một chi nhánh cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động trên địa bàn Hà Nội nơi mà hoạt động của các ngân hàng thương mại rất sôi động, thì những tác động từ môi trường bên ngoài cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh củaNHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội. Những yếu tố có thể kể đến là:

a) Các yếu tố thuận lợi:

- Tình hình chính trị- xã hội tiếp tục được ổn định, kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng có lợi. Trong năm 2011,xuất khẩu có nhiều vượt trội, đạt 42,3 tỷ USD và cao hơn nhiều so các năm trước. Lượng khách Quốc tế đạt gần 3 triệu lượt người, đông nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay; Tỷ lệ chi ngân sách so với dự toán cả năm thấp hơn thu ngân sách, đây là một tín hiệu khả quan trong việc góp phần kiềm chế lạm phát, giảm bộ chi so với dự toán và so với tăng trưởng GDP. Đời sống người dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo và tăng cường.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm điều chỉnh và ổn định hoạt động Thị trường tài chín- tiền tệ. Mà

69

điểm nhấn là việc công bố 2 Luật mới là: Luật NHNN Việt Nam ( sửa đổi) và Luật các Tổ chức Tín dụng ( sửa đổi); Chỉ đạo chính thức đóng cửa sàn giao dịch vàng, tất toán trạng thái kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

-Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, các Ngân hàng đều đầu tư phát triển mở rộng dịch vụ, tiện ích Ngân hàng. ĐI cùng với những sự chuyển động này là sự gia tăng lợi ích khách hàng và đã tạo ra sân chơi bình đẳng hơn giữa các NHTMCP với khối NHTM Nhà nước.

b) Khó khăn:

-Bên cạnh những kết quả đạt được trong tăng trưởng thì tình hình kinh tế trong nước vẫn tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: Lạm phát tăng cao (16,03% trong 06 tháng đầu năm) so cùng kỳ năm trước. GDP dự kiến năm 2012 có thể chỉ đạt mức 6%, thấp hơn so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội đề ra ( 7-7,5%).

-Trong nước, dịch bệnh và thiên tai ( bão lụt ở miền Trung) làm ảnh hưởng khá lớn đến tình hình cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng cao. Tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế. Chi tiêu Ngân sách và đầu tư công khá lớn. Tỷ giá ngoại tệ, giá vàng có nhiều biến động.

-Từ những đặc điểm của tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng cũng rất căng thẳng. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt của Ban Giám đốc, tinh thần làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt cùng với sự cố gắng của tập thể CBCNV người lao động, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

3.1.1.2. Các yếu tố nội tại của ngân hàng

Một là, tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội, công tác nghiên cứu, tiếp thị phát triển thị trường và thị phần còn yếu. Mặc dù

70

những phân tích ở phần trước đó chỉ ra rằng đối với hoạt động tín dụng thì việc giữ được một khách hàng truyền thống quan trọng hơn nhiều so với tìm được một khách hàng mới. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải tăng cường công tác Marketing, quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng cũng như có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Trong thời gian qua công tác này tại Chi nhánh Bắc Hà Nội vẫn bị xem nhẹ nên số lượng khách hàng phát triển mới chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra. Đây là một thách thức rất lớn với Ngân hàng và trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ ngày càng sôi động và cạnh tranh rất cao với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các Ngân hàng và các chi nhánh đặc biệt là sự tham gia của nhiều Ngân hàng nước ngoài. Sự bùng nổ của hệ thống các Ngân hàng sẽ khiến các khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, do đó nếu NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội không quan tâm hơn đến công tác tiếp thị phát triển thị trường hơn thì khó có thể cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn, ngay cả việc giữ những khách hàng hiện tại cũng khó chứ chưa nóiđến thu hút thêm khách hàng mới.

Hai là, công tác triển khai ứng dụng tin học và công nghệ mới cũng hạn chế. Các sản phẩm dịch vụ, các hình thức huy động vốn và cấp tín dụngcũng nghèo nàn, chưa có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Ngân hàng chưa chủ động và sáng tạo trong việc nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ, các hình thức cấp tín dụng mới để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu cạnh tranh mà chủ yếu áp dụng các sản phẩm dịch vụ mà NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra.

Ba là, trình độ chuyên môn của nhiều cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng được yờu cầu kinh doanh, nhất là khả năng thẩm định dự án, phương pháp thu thập thông tin, kinh nghiệm giao tiếp phục vụ khách hàng cũng như kinh nghiệm quản lý món vay... và đặc biệt là trình độ tin học và Tiếng Anh chưa

71

bắt kịp với hệ thống công nghệ mới - IPCAS.

Bốn là, công tác quản lý nhân lực, cơ chế khoán và phân phối tiền lương chưa gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả cụng việc nờn khụng khuyến khích động viên được người lao động tích cực chủ động sáng tạo và làm việc có hiệu quả cao. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro về đạo đức ở các cán bộ nếu trong thời gian tới ngân hàng không quan tâm cải thiện vấn đề trên.

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w