Ra quyết định và kiểm soát khoản vay

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57 - 64)

a) Ra quyết định cho vay:

Sau khi đã sàng lọc và lựa chọn được khách hàng thì ngân hàng đã hoàn tất 3 khâu đầu tiên của quy trình cấp tín dụng là tiếp cận khách hàng, thông tin khách hàng và phân tích khách hàng. Lúc này ngân hàng đã có kết quả thẩm định khách hàng và thẩm định dự án. Công việc lúc này là sử dụng các kết quả tài chính đã phân tích để xem xét xem khách hàng có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định hay không. Năm điều kiện vay vốn khách hàng buộc phải thỏa mãn là:

1. Đủ tư cách pháp lý.

2. Vốn vay được sử dụng hợp pháp

3. Khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn cam kết.

4. Khách hàng có phương án, dự án khả thi và hiệu quả 5. Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.

Trong số các điều kiện trên thì điều kiện quan trọng nhất là điều kiện 3 và điều kiện 4 nhưng trong hành xử thực tế thì áp dụng khá phức tạp vì để xác định tính “lành mạnh” và “khả thi” không hề đơn giản. Mặt khác, có nhiều lúc rõ ràng trên phương diện tài chính khách hàng không thỏa mãn nhưng ngân hàng vẫn muốn cho vay. Cách giải quyết lúc ấy là sử dụng điều kiện 5 làm điều kiện quyết định. Chỉ cần khách hàng đưa ra tài sản đảm bảo chấp nhận được là ngân hàng đồng ý cho vay. Điều bất cập này không phải chỉ tồn tại ở

Nă m

Chỉ tiêu

Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền % tăng trưởng so 2008 Số tiền % tăng trưởng so 2009 Số tiền % tăng trưởng so 2009 1. Doanh số cho vay 2.31

9 2.49 2 7% 3.273 31% 2.329 - 29% 2. Doanh số thu nợ 2.26 4 2.19 4 -3% 2.998 37% 2.723 -9% 46

NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội mà rất nhiều ngân hàng có cách hành xử như vậy. Khi ngân hàng ra quyết định thì phải đảm bảo hai nguyên tắc: tách biệt giữa khâu thẩm định và ra quyết định cho vay (bản chất là tính “tái thẩm định trước khi ra quyết định) và phân biệt rõ trách nhiệm khác nhau giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng. Nội dung của quyết định cho vay quyết định mức cho vay, thời hạn, phương thức và lãi suất cho vay. Căn cứ ra quyết định là dựa vào các yếu tố thuộc khách hàng cũng như các yếu tố thuộc khả năng của ngân hàng. Trong khâu này có thể tiểm ẩn một rủi ro là các nội dung trên được quyết định không chính xác. Do những nhầm lẫn từ khâu phân tích trước khi ra quyết định dẫn đến việc tính toán giá trị từng chỉ tiêu trong hợp đồng không chính xác và nguy cơ rủi ro trong tương lai là rất cao.

Tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội, hiện tạiđã có bộ phận thẩm định riêng tiến hành thẩm định song song với bộ phận tín dụng với các nội dung là thẩm định tài chính khách hàng, thẩm định dự án sử dụng vốn và cả đánh giá TSCĐ . Tuy nhiên bộ phận thẩm định này chỉ tiến hành thẩm định đối với các hồ sơ vay vượt mức phán quyết của các Phòng giao dịch và của Phòng Tín dụng để tiếp tục trình lên NHNo&PTNT Việt Nam. Thế nhưng hiện nay chức năng thẩm định đã gộp luôn cho phòng tín dụng. Có nghĩa là Phòng tín dụng sẽ phụ trách toàn bộ khâu thẩm định và đánh giá TSĐB. Đây chính là điều bất cập rất lớn vì như vậy hồ sơ vay chỉ qua thẩm định một lần nên tính chính xác chưa thực sự đảm bảo.

47

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động cho vay- thu nợ NHNo&PTNT Bắc Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng

3. Dư nợ 2.10 7 2.40 5 14 % 2.708 13% 2.356 - 13%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo Chi nhánh Bắc Hà Nội 2008-2011)

Theo bảng số liệu 2.3 ta thấy năm 2007,doanh số cho vay là 2.492 tỷ đồng. Năm 2010, doanh số cho vay tăng mạnh , đạt 3.273 tỷ đồng, tăng 31% so với doanh số cho vay năm 2009; và đến năm 2011, doanh số cho vay giảm xuống 29% so với năm 2010, đạt mức 2.239 tỷ đồng.

Doanh số thu nợ năm 2010đạt 2.998 tỷ đồng; năm 2011, doanh số thu nợ là 2.723 tỷ đồng, giảm 9% so với năm 2010

Có thể thấy, từ năm 2008-2010, doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm, tổng dư nợ cho vay cũng đạt mức cao so với các ngân hàng trên địa bàn. Đồng thời thu nợ tín dụng cũng được ngân hàng quan tâm vì đây là công tác ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng và đang có những diễn biến tích cực nhằm bảo toàn về vốn và tránh khả năng chiếm dụng vốn của các đơn vị vay vốn. Tuy nhiên, đến năm 2011, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng nên doanh số cho vay giảm đáng kể. NHNo&PTNT Bắc Hà Nội không tập trung vào mở rộng doanh số cho vay mà tập trung thu nợ, giảm thiểu nợ xấu.

48

- Các sản phẩm dịch vụ riêng về tín dụng của NHNo &PTNT Bắc Hà Nội cũng ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường và khách hàng. Ngoài ra, NH còn mở rộng phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các cá nhân dưới nhiều hình thức hấp dẫn, phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng như cho vay vốn mua cổ phần doanh nghiệp cổ phần hóa lần đầu, cho vay cầm cố cổ phiếu, cho vay mua nhà trả góp...

- NHNo &PTNT Bắc Hà Nội luôn gắn việc mở rộng cho vay với đảm bảo an toàn tín dụng để mạng lại hiệu quả và phát triển vững chắc. Chính sách lãi suất cho vay của NHNo &PTNT Bắc Hà Nội linh hoạt, cạnh tranh và có tính chất đinh hướng rõ ràng là: ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tình hình tài chính tốt, có phương án kinh doanh khả thi và thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng, có số dư tiền gửi bình quân lớn và có tài sản bảo đảm nợ vay.

Như vậy, NHNo &PTNT Bắc Hà Nội đã và đang khẳng định là một trong những ngân hàng thương mại kinh doanh có hiệu quả, nguồn vốn cho vay của ngân hàng giúp phần vào quá trình phát triển kinh tế. NHNo &PTNT Bắc Hà Nộicó chủ trương mở rộng cho vay gắn liền với đảm bảo an toàn, chất lượng tín dụng. Đồng thời với việc mở rộng cho vay, NHNo &PTNT Bắc Hà Nộichấp hành tốt quy trình cho vay, xem xét tính khả thi của phương án cho vay, tập trung giải quyết các khoản nợ quá hạn cũ, ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của ngân hàng nhà nước. Cùng với việc tăng trưởng cho vay NHNo &PTNT Bắc Hà Nộiđã xây dựng chính sách khách hàng, quan tâm công tác thông tin tín dụng. Công tác kiểm tra kiểm soát và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay nhằm nâng cao chất lượng cho vay.

49

b) Kiểm soát khoản vay:

Ngân hàng luôn muốn đảm bảo đồng tiền của mình thực sự được an toàn trong suốt quá trình khách hàng sử dụng. Bởi lẽ đó ngân hàng tham gia kiểm soát dòng vận động của đồng vốn vay bằng các biện pháp sau:

Một là, kiểm soát việc giải ngân: đây là nghiệp vụ ngân hàng cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Nguyên tắc chung của nghiệp vụ này là vận động của tín dụng gắn liền với vận động của hàng hóa. Đối với ngân hàng đây là lúc rủi ro bắt đầu xảy ra vì tiền đã thực sự ra khỏi két của ngân hàng để chảy vào dự án đầu tư của khách hàng. Trường hợp đơn giản là khách hàng vay vốn tiêu dùng hoặc phức tạp hơn là doanh nghiệp vay vốn đầu tư thì đặc điểm chung là đồng vốn đều được sử dụng trước hết để mua một cái gì đó. Xét trường hợp của doanh nghiệp là mua máy móc hoặc nguyên vật liệu thì vốn vay chuyển hóa giá trị thành hàng hóa. Việc của ngân hàng là phải kiểm soát việc chuyển hình thái này diễn ra đúng cam kết để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro trước hết nằm ở việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích. Bởi lẽ ngân hàng chỉ thẩm định phương án sử dụng vốn khách hàng cam kết và tính toán các rủi ro ở phương án này, nếu khách hàng sử dụng vào mục đích khác chưa được ngân hàng tính toán thì tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro rằng đồng vốn đó liệu có thể hoàn giá trị để trả ngân hàng. Do đó để kiểm soát rủi ro này ngân hàng phải xử lý tốt bắt đầu từ khâu giải ngân. Biện pháp đầu tiên là giải ngân theo từng lần. Ngân hàng tính toán sự vận động của dòng tiền và hàng hóa để xác định khách hàng thực sư cần tiền ở những thời điểm nào trong quá trình thực hiện dự án và mỗi lần cần bao nhiêu tiền. Không phải toàn bộ tiền được giải ngân ngay tư đầu mà cứ mỗi thời điểm khách hàng cần thì ngân hàng mới giải ngân từng bộ phận . Điều này để tránh việc khách hàng giữ tiền nhàn rỗi và không gì bảo đảm trong thời gian đó anh ta sẽ không mang tiền sử dụng vào mục đích nào đó.

50

Một biện pháp nữa cũng được ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro là sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản thay vì đưa tiền mặt cho khách hàng. Bằng cách này ngân hàng biết được chính xác khách hàng sử dụng tiền thanh toán những khoản gì ( Ví dụ khách hàng dùng tiền mua nguyên vật liệu thì ngân hàng sẽ chuyển tiền thẳng đến nhà cung cấp).

Hai là, kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện dự án: đây là việc theo dõi dự án đưa vào vận hành trong thực tế có suôn sẻ và thuận lợi hay không. Trước khi ký hợp đồng cho vay ngân hàng đã thẩm địnhnhưng chỉ ở trên giấy tờ, mọi tính toán chỉ mang tính dự báo và lúc đó ngân hàng chưa thực sự bỏ tiền ra. Còn sau khi đã cho vay dự án đã điễn ra trong thực tế, chịu nhiều biến cố và ngân hàng đã bỏ tiền ra rồi nên thẩm định sau cho vay khó khăn hơn nhiều thẩm định trước cho vay. Mọi rủi ro xảy ra với dự án đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nợ trong tương lai của ngân hàng. Bởi lẽ, rủi ro nếu xảy ra thì sẽ xảy ra với khách hàng trước rồi mới đến ngân hàng. Nếu ngân hàng không theo dõi phát hiện trước thì hậu quả trong tương lai sẽ nặng nề hơn. Việc theo dõi kiểm tra và phát hiện sớm có thể giúp ngân hàng đưa ra những tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng để giảm bớt khó khăn cũng như tổn thất trong tương lai. Việc kiểm soát, thẩm định dự án saucho vay có nhiều ý nghĩa như vậy nhưng thực tế hoạt động tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội việc này chủ yếu được kiểm soát qua chứng từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Lý do khách quan là công việc này rất khó khăn bởi chính đặc điểm của nó như đã phân tích ở trên, mặt khác đối với cán bộ ngân hàng vốn chưa từng thực hiện một dự án đầu tư nào lại phải thực hiện công việc thẩm định quả thật là rất khó khăn. Lý do chủ quan cũng là thói quen , tâm lý làm việc tồn tại đã lâu. Rằng chỉ cần thẩm định trước cho vay là cơ bản hoàn thành, còn việc thực hiện dự án ra sao là việc của nhà đầu tư. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì đây là giai đoạn nhiều rủi ro nhất, mặc dù rủi ro xảy ra với khách hàng nhưng

51

điều đó liên quan đến khả năng thanh toán trong tương lai cho ngân hàng.

Ba là, kiểm soát khách hàng: bản chất của công việc này là theo dõi sự tiếp tục thỏa mãn các điều kiện vay vốncủa khách hàng sau cho vay. Thông thường các ngân hàng chỉ quan tâm đến việc xem xét các điều kiện vay vốn của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng còn việc khách hàng đó có còn thỏa mãn sau khi cho vay nữa hay không thì còn bị xem nhẹ. Tuy vậy, việc kiểm tra khách hàng sau khi cho vay có tầm quan trọng không kém. Vì lúc này khách hàng đang thực sự sử dụng đồng tiền của ngân hàng rồi nên ngân hàng nhất quyết phải kiểm soát được đồng tiền đó có được sử dụng đúng và an toàn hay không. Hơn nữa, việc kiểm tra khách hàng cũng sẽ giúp ngân hàng thực hiện những điều chỉnh cần thiết và hỗ trợ khách hàng. Nội dung của viêc kiểm tra bao gồm: kiểm trả mục đích sử dụng vốn có đúng cam kết không, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, theo dõi việc thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận /cá nhân có liên quan tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w