Về tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 77)

2.4.2.1. Đánh giá rủi ro và lựa chọnkhách hàng

a) Điểm mạnh

Như đã chỉ ra khách hàng chủ yếu mà NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội lựa chọn là hai đối tượng khách hàng sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hai lĩnh vực hoạt động này có ưu điểm là không chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như bão lũ, hạn hán, v.v.Mặt khác đây lại là các ngành nghề rất được quan tâm và có nhiều ưu tiên phát triển. Vì lẽ đó mà ngân hàng với tư cách người tài trợ (về vốn) cũng được hưởng những lợi ích nhất định khi việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc. Ở một góc độ khác, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp Nhà nước. các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có xu thế phát triển mạnh mẽ và việc có quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp này cũng là xu thế chung của các ngân hàng hiện nay. Còn về phía các doanh nghiệp Nhà nước,

59

cho vay khu vực này có một lợi thế là khi rủi ro xảy ra ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi vốn do các doanh nghiệp này được bảo trợ bởi Nhà nước, dù sao vẫn dễ đàm phán hơn các đối tượng khách hàng khác. Tuy nhiên cũng trên đà phát triển chung thì tỷ trọng cho vay khu vực này có xu hướng giảm đi.

Một điểm nữa là NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội hướng nhiều sự quan tâm đến các khách hàng truyền thống. Do đó việc thẩm định, đánh giá có nhiều thuận lợi hơn, tiến hành nhanh hơn, đỡ tốn kém về chi phí so với việc thẩm định một khách hàng mới. Hơn nữa, vì mối quan hệ đã được thiết lập từ trước cũng như đã có sẵn niềm tin nên rõ ràng những khách hàng này ít rủi ro hơn so với các khách hàng vay lần đầu.

b) Điểm yếu

Rủi ro được quản trị tốt thì phải bắt đầu từ khâu phòng tránh tốt ngay từ đầu chứ không phải đối phó khi nó đã xảy ra rồi. Tuy nhiên tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội công tác đầu tiên này lại tồn tại nhiều điểm yếu nhất. Ngân hàng chưa sử dụng được những kỹ thuật phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro hiệu quả mà chỉ dựa trên những nhận định cảm quan, kinh nghiệm và những phân tích truyền thống vốn chứa nhiều nguy cơ cho kết quả không chính xác. Bởi lẽ đó ngay từ bước đầu là lựa chọn khách hàng thì ngân hàng cũng chỉ thông qua các phân tích tài chính, dựa vào các bảng báo cáo để tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra quyết định. Các khách hàng không được đo lường mức độ rủi ro một cách chính xác thông qua các phương pháp hiện đại. Đây không phải điểm yếu của riêng NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội vì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại các hội sở mới bắt đầu áp dụng các chương trình, cácphần mềm tính toán đo lường rủi ro để cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro từ đầu. Thậm chí tại các ngân hàng lớn thì việc này cũng mới được áp dụng và những kỹ thuật hiện đại được sử dụng cũng vẫn còn là các phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp.

60

về quản lý khách hàng thì hiện nay ngân hàng căn bản là quản lý trên hồ sơ chứ việc nắm bắt các hoạt động hiện tại của họ ra sao thì rất hạn chế. Do số lượng và trình độ của cán bộ là có hạn nên đòi hỏi cán bộ theo dõi sát sao quá trình hoạt động và thực hiện dự án của khách hàng sau vay vốn là yêu cầu khó thực hiện. Hơn nữa mỗi cán bộ tín dụng không phải chỉ quản lý một khách hàng duy nhất mà sau khi ký hợp đồng với khách hàng này thì họ còn phải tiếp tục tiếp cận các khách hàng khác. Chính vì thế ở NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội công tác quản lý khách hàng sau vay vốn còn nhiều hạn chế. Các điều kiện vay vốn mới chỉ được quan tâm trước khi ký hợp đồng, còn trong quá trình sử dụng vốn thì việc kiểm soát khách hàng có còn tiếp tục thỏa mãn các điều kiện đó không lại chưa được quan tâm đúng mức. Một nguy cơ nữa đối với ngân hàng là tình trạng cho vay không bảo đảm đối với các khách hàng quen thuộc. Mặt tích cực là điều này thể hiện mối quan hệ đã được tạo dựng và duy trì tốt, niềm tin giữa khách hàng và ngân hàng được khẳng định. Tuy nhiên nếu điều này bị lạm dụng ngân hàng có thể gặp phải những hậu quả khôn lường nếu rủi ro tín dụng xảy ra.

Nguyên nhân của các tồn tại trên trên thì có nhiều thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:

Một là, ngân hàng chưa áp dụng được các kỹ thuật cảnh báo và phòng tránh rủi ro. Các mô hình đo lường rủi ro khách hàng, xếp hạng tín dụng đã được các nước đi trước vận dụng hiệu quả nhưng muốn áp dụng được thì phải có cơ sở vật chất hiện đại, quản lý thông tin được hệ thống hóa và tin học hóa, phải có chương trình để chạy các phần mềm tính toán trên cơ sở các dữ liệu khách hàng được thu thập chính xác. Hiện nay mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại các hội sở chính mới có đủ tiềm lực để thực hiện những việc đó thôi.

Hai là, việc quản lý khách hàng sau khi cho vay thực sự cũng chưa được quan tâm nhiều lắm. Xét cả về số lượng lẫn trình độ thì ngân hàng chưa có

61

được cán bộ đủ năng lực để giám sát việc thực hiện dự án sử dụng vốn của khách hàng đến ngày đáo hạn. Thẩm định trước khi cấp tín dụng đã khó, thẩm định sau khi ký hợp đồng còn khó hơn nhiều. Vì lẽ đó mà ngân hàng hầu như không có khái niệm về việc phải tổ chức thẩm định khách hàng sau cho vay. Cũng bởi đó là thói quen, tâm lý chủ quan nên ngân hàng tất nhiên vẫn có theo dõi, kiểm tra nhưng chỉ trên giấy tờ là chính.

Ba là, hệ thống thông tin nội bộ ngân hàng lẫn liên ngân hàng còn nhiều yếu kém, vai trò của CIC chưa được ngân hàng phát huy hết tác dụng. Đối với quản trị rủi ro thì cần thiết nhất chính là thông tin. Khi ngân hàng chưa làm tốt được việc này thì quản trị chưa thể hiệu quả được.

2.4.2.2. Kiểm soát và xử lý rủi ro

a) Điểm mạnh

Ngay khi rủi ro được phát hiện ra ngân hàng đã có tổ chức để quản lý và xử lý kịp thời không để gây ra thiệt hại nào đáng kể. Như trong phần phân tích thực trạng đã chỉ ra, nợ xấu của ngân hàng luôn được kiểm soát, Ngân hàng luôn cố gắng nỗ lực kiểm soát các khoản nợ quá hạn được xử lý rủi ro để không để lại hậu quả là không thu hồi được vốn

b) Điểm yếu

Việc tính toán và kiểm soát rủi ro ở NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội đang gặp một vấn đề là do rủi ro không được dự báo tốt nên việc kiểm soát phần nhiều mang tính đối phó. Ngân hàng có tiến hành tổ chức, phân công cán bộ quản trị nhưng là khi rủi ro đã nhìn thấy dấu hiệu rõ ràng, các khoản nợ xấu được xử lý khi đã quá xấu. Mặc dù đến nay các rủi ro bị phát hiện đã được xử lý tương đối tốt, chưa có khoản nợ xấu nào gây hậu quả nghiêm trọng nhưng điều này không đảm bảo trong tương lai những khoản nợ xấu khác cũng được xử lý và an toàn như vậy.

62

việc của cán bộ tín dụng. Trước hết là do chủ quan, sau nữa là một bộ phận cán bộ có tâm lý muốn che dấu những vấn đề xảy ra khi mới phát hiện. Muốn giải quyết trước khi để cấp trên biết. Điều này rất nguy hiểm vì không phải món nợ “có vấn đề” nào cũng dễ xử lý và giải quyết kể cả khi phát hiện được sớm, nếu cứ cố che dấu không để món nợ xấu được tổ chức xử lý kịp thời rất có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Một nguyên nhân khác chính là do ngân hàng thực hiện quản lý khách hàng sau vay vốn chưa tốt như đã phân tích ở trên dẫn đến không phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để khi khoản nợ đã có biểu hiện “xấu” rõ ràng thì mới được nhận ra.

2.4.2.3. Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng

a) Điểm mạnh

Các phân tích đã chỉ ra rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng có dấu hiệu của rủi ro nhưng mức độ còn nhỏ. Ngân hàng đã nghiên cứu xác định được số món nợ quá hạn, tiến hành phân loại được các khoản nợ theo mức độ rủi ro khác nhau. Kết quả cho thấy nợ xấu vẫn ở trong tầm kiểm soát, chưa có khoản nợ nào không thu hồi được, tỷ trọng nợ nhóm 5 bé nhất trong cơ cấu nợ xấu.

b) Điểm yếu

Bởi vì tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội không có bộ phận quản trị rủi ro tín dụng và các đặc điểm về tổ chức điều hành cũng như hoạt động cụ thể như đã phân tích ở trên dẫn đến một thực tế là chính ngân hàng cũng không có một số liệu nào phản ánh mức độ rủi ro tín dụng ngân hàng gặp phải. Ngân hàng không sử dụng một công thức nào để đo lường hay dự báo được rủi ro, chỉ có thể thấy được những biểu hiện của rủi ro hoặc các tác động khi rủi ro đã xảy ra rồi. Đó là những kết quả về các món nợ xấu ngân hàng phải xử lý hay con số dự phòng rủi ro trích lập hàng năm.

Kết luận: Trong những năm qua hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội đã có nhiều khởi sắc trong đó có sự đóng góp của chuyên đề tín

63

dụng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được như tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn cao và ổn định, quy mô khách hàng được mở rộng, niềm tin của các khách hàng vào ngân hàng được củng cố và ngày càng phát triển.. .thì ngân hàng cũng thực sự phải đối mặt với vấn đề rủi ro tín dụng. Từ các phân tích về cách thức tổ chức cũng như thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng có thể thấy một điều là quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội mới ở giai đoạn sơ khai và còn tồn tại nhiều bất cập. Những vấn đề còn tồn tại do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nhưng tựu trung lại là do các điểm yếu sau:

-Cách thức tổ chức điều hành chưa thống nhất, quản lý nhỏ lẻ và phân tán ở các bộ phận nghiệp vụ.

-Chưa áp dụng được các kỹ thuật cảnh báo, dự đoán và đo lường được rủi ro nên chỉ khi thấy dấu hiệu của rủi ro hoặc đã có tổn thất thì rủi ro mới được phát hiện.

-Thói quen trong cung cách làm việc và tư duy chủ quan nên việc kiểm soát rủi ro tín dụng còn nặng về hình thức, quản lý trên giấy tờ, hồ sơ là chủ yếu.

-Các khoản nợ có vấn đề thường được tổ chức xử lý muộn nên nguy cơ rủi ro trong tương lai là rất cao.

2.4.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Hà Nội

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w