Xửlý các tín dụng có vấn đề

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64)

Các khoản nợ có vấn đề (None Performance Loans - NPLs) là một mối đe dọa cho ngân hàng bởi chúng nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể trở thành khoản nợ gây mất vốn cho ngân hàng trong tương lai. Như đã trình bày ở phần trên, ngân hàng đã phân loại các khoản nợ thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau và lên phương án xử lý khác nhau với các khoản nợ đó. Trên nguyên tắc khi các khoản nợ nhảy sang nhóm 3 thì ngân hàng đã phải quản trị ngay vì nợ lúc đó có thể coi là nợ xấu và có độ rủi ro rất cao. Vấn đề ở NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội là các khoản nợ xấu được phát hiện và xử lý quá muộn. Các khoản nợ khi nhảy sang nhóm 5 tức là nợ đã quá xấu (có khả năng mất vốn) mới được tổ chức xử lý. Điều này thể hiện tâm lý chủ quan

.

Năm

Chỉ tiêu ∖.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 2.40

5 2.708 2.356 Nợ quá hạn 60 7 25,2% 759 28,0% 912 38,7% Nợ xấu 24 5 10,2% 65 2,4% 46 0" 19,5% 52

của ngân hàng. Mặc dù các kết quả tín dụng trong thời gian qua cho thấy nợ xấu được quản lý tương đối tốt, các khoản nợ xấu đã được xử lý chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, nhưng điều đó không có nghĩa trong tương lai rủi ro sẽ không xảy ra. Các biện pháp ngân hàng thường sử dụng để xử lý nợ xấu là:

- Nhóm các biện pháp khai thác như gia hạn, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn, cho vay thêm hoặc các hỗ trợ tư vấn khác. Những biện pháp này được áp dụng đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan hoặc nếu chủ quan thì do lỗi không cố ý và khoản nợ phải có triển vọng khôi phục trong tương lai.

- Nhóm các biện pháp thanh lý như thu hồi nợ bằng tài sản đảm bảo, nhờ sự can thiệp của pháp luật... áp dụng cho các khoản vay có nguyên nhân chủ quan do lỗi cố ý và khoản nợ không có khả năng khôi phục trong tương lai.

Như vậy việc xác định biện pháp áp dụng chủ yếu dựa vào tính “có thể khôi phục trong tương lai” của khoản vay. Đây chính là chỗ để người ta lợi dụng, bởi vậy ở giai đoạn này rủi ro về đạo đức dễ xảy ra nhất. Thứ nhất là khách hàng tìm cách đưa ra các bằng chứng chứng minh triển vọng khôi phục khoản vay trong tương lai để được tiếp tục vay vốn. Thứ hai là chính cán bộ ngân hàng muốn che dấu tính nghiêm trọng của khoản nợ bằng cách thông đồng với khách hàng đưa ra bằng chứng đó. Cả hai trường hợp trên dẫn đến hậu quả là ngân hàng xác định sai tính nghiêm trọng của khoản nợ xấu và thay vì việc có biện pháp xử lý kịp thời thì lại để khoản nợ ngày một xấu hơn, đến khi muốn xử lý thì đã quá muộn.

53

Bảng 2.5: Tỷ lệ hạn và nợ xấu tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội từ 2009-2011 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ 2.405 2.708 2.356 Nợ nhóm 1+2 2.160 2.643 1.896 Nợ nhóm 3 182^ 12" 31" Nợ nhóm 4 3 4 24 5 Nợ nhóm 5 60 4 8 18 3" Cộng nợ xấu 245 6 5 46 0 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ 10,2% 2,4% 19 ,5 %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo Bắc Hà Nội 2009-2011)

Báng 2.6: Phân loại nợ theo nhóm nợ tại NHNo Bắc Hà Nội

(Thực hiện theo QĐ 493/2005 QĐ-NHNN và quyết định18/2007/ QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo Bắc Hà Nội 2008-2011)

Qua bảng 2.5 và 2.6, ta thấy nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2008

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dự phòng chung 14.4 47 15.080 16.643 13.050 Dự phòng cụ thể 22.5 64 24.051 65.902 158.9 24 Tổng trích lập dư phòng rủi ro tín dụng 37.0 11 39.131 82.545 171.974 54

Bắc Hà Nội chỉ ở mức 65 tỷ đồng, chiếm 2,4% tổng dư nợ nhưng đến năm 2011, dư nợ xấu đã ở mức 460 tỷ đồng, chiếm 19,5% tổng dư nợ.

Ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong ba năm 2009 - 2010 - 2011 là cao, như vậy là chất lượng tín dụng chưa vững chắc. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng

Biểu đồ 2.3: Nợ xấu tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội từ năm 2009-2011

□ N ọ nil óni 3 □ N ọ nil óm 4 □ N ọ nil óni 5

Qua phân tích nợ xấu và biểu đồ trên,c ó thể rút ra một số nhận xét như sau: - Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh chưa được thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Mặc dù đã có quy trình tín dụng nhưng chất lượng thẩm định của một số bộ phận trong ngân hàng chưa cao và chưa được thống nhất. Chất lượng thông tin, năng lực chuyên môn của một số cán bộ tín dụng chưa cao và chưa sâu.

- Do áp lực tăng trưởng dư nợ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nên đôi khi chi nhánh cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà không phân tích kỹ tính hiệu quả của phương án vay vốn cũng nhưphân tích nguồn trả nợ vẫn còn sơ sài. Do đó làm phát sinh nợ quá hạn từng giai đoạn nhất định.

55

Bảng 2.7: Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro giai đoạn 2008- 2011 tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bac Hà Nội 04năm 2008 - 2011)

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng quỹ dự phòng rủi ro tại Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2008 -2011

Nhìn vào bảng 2.7 và biểu đồ 2.4 cho thấy rủi ro tín dụng đã thực sự ảnh hưởng đến hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội. Dự phòng rủi ro giai đoạn 2008 - 2011 tăng dần qua các năm. Năm 2010, dự phòng chung là 16,6 tỷ, dự phòng cụ thể là 65,9 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011, dự phòng cụ thể đã ở mức 158 tỷ đồng.. Như vậy do nguy cơ rủi ro tín dụng tăng lên thể hiện ở mức độ rủi ro của các khoản nợ vay mà ngân hàng phải dự

56

phòng phòng nhiều hơn. Tuy vậy có một vấn đề còn tồn tại là ngân hàng thường tập trung coi trọng dự phòng chung hơn là dự phòng cụ thể. Điều này vô hình chung đã làm bình quân hóa rủi ro các khoản nợ vốn có mức độ rủi ro khác nhau.

Như vậy hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội đã có biểu hiện bị đe dọa của rủi ro tín dụng.

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

2.4.1. Về tổ chức điều hành quản trị tín dụng tín dụng

2.4.1.1. Điểm mạnh

Ngân hàng đã có sự chỉ đạo đến các cán bộ tín dụng - những người trực tiếp tham gia thụ lý các hồ sơ vay vốn về việc phải tính toán và quản lý các rủi ro đối với mỗi hồ sơ xin vay. Có sự phối hợp giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi đánh giá khách hàng. Các thông tin về khách hàng được lưu trữ và quản lý một cách tổng hợp. Ngân hàng cũng có một phòng tin học chuyên quản lý các dữ liệu của toàn hệ thống hỗ trợ cho các bộ phận nghiệp vụ truy cập thông tin nhanh và thuận tiện nhất.

2.4.1.2. Điểm yếu

Với cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức đã trình bày ở phần trên thì ta sẽ đặt câu hỏi “vậy quản trị rủi ro của ngân hàng nằm ở đâu?” và “họ thực hiện nghiệp vụ đó như thế nào?”. Câu trả lời là, trên thực tế NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng như hầu hết các chi nhánh cấp 1, 2, 3 của NHNo&PTNT Việt Nam thì không có phòng quản lý rủi ro độc lập như tại hội sở chính (tại đây có trung tâm quản lý rủi ro tách riêng với các phòng ban khác). Toàn bộ nội dung quản lý rủi ro được giao cho các phòng nghiệp vụ và được quy định tại chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban này. Mỗi phòng

57

ban thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và độc lập, rủi ro của bộ phận nào bộ phận ấy tự xử lý.Như vậy dẫn đến một hệ quả là quản trị rủi ro nằm rải rác và phân tán ở các phòng nghiệp vụ mà không có một đầu mối nào thực hiện việc liên kết và quản trị rủi ro một cách hệ thống. Thực ra ở đây chưa có “quản trị” rủi ro đúng nghĩa mà chỉ là các biện pháp rời rạc nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trên thực tế, việc dự đoán và tính toán mức độ rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Rủi ro chỉ được biết đến khi nó đã xảy ra và gây hậu quả, sau đấy cán bộ ngân hàng mới họp bàn nhằm tìm biện pháp xử lý thích hợp.

Về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng thì cơ bản cũng có kiểu tổ chức tương tự như trên.Việc quản lý rủi ro được quy định trong quy chế của phòng nhưng bản thân trong phòng cũng không có cán bộ nào được giao nhiệm vụ chuyên trách về rủi ro cả. Rủi ro ở đây được xem xét theo từng giao dịch, từng khách hàng, từng dự án cụ thể. Thực tế mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một hồ sơ vay vốn nào đó thì cũng chịu trách nhiệm với rủi ro của chính hồ sơ đó. Cán bộ tín dụng kiêm luôn công tác thẩm định và chịu trách nhiệm với những rủi ro trong khoản cho vay mình phụ trách.

Chính vì cách tổ chức quản trị rủi ro như trên nên trong kinh doanh không tính được rủi ro dự kiến ở các nghiệp vụ là bao nhiêu, cũng không xác định được rủi ro là giảm bao nhiêu lợi nhuận qua các năm, chỉ thấy được những biểu hiện của rủi ro hoặc những tổn thất khi mà rủi ro đã xảy ra rồi.

Nguyên nhân của những mặt trên có thể chỉ ra là:

Một là, quản trị rủi ro tuy đã được nhắc đến từ lâu nhưng việc triển khai nó như thế nào thì các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh. Đối với các ngân hàng lớn thì việc tổ chức cũng còn nhiều lúng túng huống chi một chi nhánh cấp 1 như chi nhánh Bắc Hà Nội.

58

nào được đào tạo chuyên môn về quản trị rủi ro. Trong những tháng đầu năm 2008 vừa qua thì NHNo&PTNT Việt Nam mới tổ chức một số buổi nói chuyện chuyên môn về quản trị rủi ro và NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng có gửi một số cán bộ đi nghe. Như vậy là các cán bộ tín dụng cũng mới được phổ biến những kiến thức chung nhất về quản trị rủi ro gần đây nên rõ ràng ngân hàng chưa có được nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn để thực hiện công việc này.

Ba là, bản thân NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội tuy đã nhận thức được vai trò của QTRR tín dụng nhưng mới chỉ là những kêu gọi hình thức chứ chưa chủ động và sáng tạo xây dựng một chiến lược hành động riêng cho mình. Việc quản lý vẫn còn rời rạc, thực hiện theo kinh nghiệm, theo thói quen đã có từ lâu. Để thay đổi cách nghĩ, cách làm còn cần cả một khoảng thời gian dài cũng như sự nỗ lực của toàn thể chi nhánh.

2.4.2. về tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

2.4.2.1. Đánh giá rủi ro và lựa chọnkhách hàng

a) Điểm mạnh

Như đã chỉ ra khách hàng chủ yếu mà NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội lựa chọn là hai đối tượng khách hàng sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hai lĩnh vực hoạt động này có ưu điểm là không chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như bão lũ, hạn hán, v.v.Mặt khác đây lại là các ngành nghề rất được quan tâm và có nhiều ưu tiên phát triển. Vì lẽ đó mà ngân hàng với tư cách người tài trợ (về vốn) cũng được hưởng những lợi ích nhất định khi việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc. Ở một góc độ khác, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp Nhà nước. các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có xu thế phát triển mạnh mẽ và việc có quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp này cũng là xu thế chung của các ngân hàng hiện nay. Còn về phía các doanh nghiệp Nhà nước,

59

cho vay khu vực này có một lợi thế là khi rủi ro xảy ra ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi vốn do các doanh nghiệp này được bảo trợ bởi Nhà nước, dù sao vẫn dễ đàm phán hơn các đối tượng khách hàng khác. Tuy nhiên cũng trên đà phát triển chung thì tỷ trọng cho vay khu vực này có xu hướng giảm đi.

Một điểm nữa là NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội hướng nhiều sự quan tâm đến các khách hàng truyền thống. Do đó việc thẩm định, đánh giá có nhiều thuận lợi hơn, tiến hành nhanh hơn, đỡ tốn kém về chi phí so với việc thẩm định một khách hàng mới. Hơn nữa, vì mối quan hệ đã được thiết lập từ trước cũng như đã có sẵn niềm tin nên rõ ràng những khách hàng này ít rủi ro hơn so với các khách hàng vay lần đầu.

b) Điểm yếu

Rủi ro được quản trị tốt thì phải bắt đầu từ khâu phòng tránh tốt ngay từ đầu chứ không phải đối phó khi nó đã xảy ra rồi. Tuy nhiên tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội công tác đầu tiên này lại tồn tại nhiều điểm yếu nhất. Ngân hàng chưa sử dụng được những kỹ thuật phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro hiệu quả mà chỉ dựa trên những nhận định cảm quan, kinh nghiệm và những phân tích truyền thống vốn chứa nhiều nguy cơ cho kết quả không chính xác. Bởi lẽ đó ngay từ bước đầu là lựa chọn khách hàng thì ngân hàng cũng chỉ thông qua các phân tích tài chính, dựa vào các bảng báo cáo để tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra quyết định. Các khách hàng không được đo lường mức độ rủi ro một cách chính xác thông qua các phương pháp hiện đại. Đây không phải điểm yếu của riêng NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội vì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại các hội sở mới bắt đầu áp dụng các chương trình, cácphần mềm tính toán đo lường rủi ro để cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro từ đầu. Thậm chí tại các ngân hàng lớn thì việc này cũng mới được áp dụng và những kỹ thuật hiện đại được sử dụng cũng vẫn còn là các phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp.

60

về quản lý khách hàng thì hiện nay ngân hàng căn bản là quản lý trên hồ sơ chứ việc nắm bắt các hoạt động hiện tại của họ ra sao thì rất hạn chế. Do số lượng và trình độ của cán bộ là có hạn nên đòi hỏi cán bộ theo dõi sát sao quá trình hoạt động và thực hiện dự án của khách hàng sau vay vốn là yêu cầu khó thực hiện. Hơn nữa mỗi cán bộ tín dụng không phải chỉ quản lý một khách hàng duy nhất mà sau khi ký hợp đồng với khách hàng này thì họ còn phải tiếp tục tiếp cận các khách hàng khác. Chính vì thế ở NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội công tác quản lý khách hàng sau vay vốn còn nhiều hạn chế. Các điều kiện vay vốn mới chỉ được quan tâm trước khi ký hợp đồng, còn trong quá trình sử dụng vốn thì việc kiểm soát khách hàng có còn tiếp tục thỏa mãn các điều kiện đó không lại chưa được quan tâm đúng mức. Một nguy cơ nữa đối với ngân hàng là tình trạng cho vay không bảo đảm đối với các khách hàng quen thuộc. Mặt tích cực là điều này thể hiện mối quan hệ đã được tạo dựng và duy trì tốt, niềm tin giữa khách hàng và ngân hàng được khẳng định. Tuy nhiên nếu điều này bị lạm dụng ngân hàng có thể gặp phải

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w