Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tạ

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 82)

l¼ Nguyên nhân chủ quan: + Từ phía ngân hàng:

-Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế: một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đú là con người - lực lượng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhạy và trung thực. Số lượng CBTD còn thiếu, còn chưa tách biệt giữa bộ phận quan hệ khách hàng, thẩm dịnh cho vay và quản

64

lý nợ. Việc quy hoạch cán bộ chưa được chú trọng bố trí, sắp xếp. Bài học cho công tác tuyển chọn cán bộ tín dụng là: nếu không có tài thì không thể mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay được, còn nếu không có đức thì chất lượng cho vay sẽ kém.

-Do ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng: trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại chi nhánh nhiều lần và đều thực hiện tốt các nguyên tắc tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ tái cấp vốn ngân hàng chủ quan hay đôi khi cả nể trong quan hệ với khách hàng mà bỏ qua vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng...

-Việc khai thác và xử lý thông tin tại chi nhánh còn nhiều hạn chế: ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn. Hơn nữa, nguồn thông tin mà ngân hàng có được còn không kịp thời và chất lượng chưa cao. Nguồn thông tin mà ngân hàng có được chủ yếu là do khách hàng vay vốn cung cấp và những thông tin do ngân hàng tự tìm hiểu ở bên ngoài thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh nhiều lúc thiếu chính xác, phản ánh sai lệch tình hình tài chính của khách hàng. Do đó mà ngân hàng khó có thể đánh giá đúng hiệu quả phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến việc tiềm ẩn rủi ro là điều khó tránh khỏi.

- Chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, phân tích xếp loại khách hàng, phân loại nợ mang tính tương đối và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng nên chưa thực sự chính xác. Việc thẩm định, phân tích phương án vay vốn cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng còn chưa sát với thực tế nên nhiều khi không đánh giá được tính khả thi dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn. Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, việc xây dựng quy trình thẩm định chưa thống nhất cùng đội ngũ cán bộ thẩm định còn trẻ, chưa có kinh

65

nghiệm là những nguyên nhân làm cho nợ quá hạn gia tăng

-Công tác kiểm tra sau cho vay của cán bộ tín dụng còn yếu, nhiều món vay không được kiểm ta, theo dõi thường xuyên hoặc chỉ kiểm tra mang tính hình thức nên khi có biến động về thị trường, về khả năng trả nợ, về tài sản đảm bảo thì cán bộ tín dụng không năm bắt được nên kkhông có phương án xửlý kịp thời gây ra nguy cơ rủi ro, mất vốn.

+ Từ phía khách hàng vay vốn:

-Một tình trạng đang tồn tại trên địa bàn là việc cấp phép thành lập, đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, các báo cáo tài chính và sản xuất kinh doanh chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến cán bộ tín dụng rất khó nắm bắt được nhu cầu thực tế về vốn của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng là cao.

-Nhiều phương án kinh doanh của khách hàng còn thiếu trung thực, khi khách hàng lập phương án để vay vốn đều tìm mọi cách đưa ra những con số, những bằng chứng thể hiện tính hiệu quả của phương án nhằm mục đích là được ngân hàng cho vay vốn, tuy nhiên, những luận chứng này thường không sát với thực tế trong khi đó trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng có giới hạn dẫn đến hậu quả là vốn tín dụng của ngân hàng không được sử dụng hiệu quả, khả năng hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng khú khăn.

- Một số khách hàng được ngân hàng cho vay nhưng trong quá trình thực hiện phương án gặp phải những khú khăn, bất lợi mà không thể dự đoán trước được nên không hoàn thành theo đúng kế hoạch đã định, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng gia tăng.

l¼ Nguyên nhân khách quan:

66

Do tình hình kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế có diễn biến phức tạp. Trên thế giới, giá dầu mỏ liên tục tăng mạnh, giá vàng cũng liên tục tăng cao và đạt mức kỷ lục, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lan rộng. ở trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy khiến giá lương thực, thực phẩm tăng nhanh, sự tăng giá liên tục của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, than đá, sắt thép, xi măng...; nhập siêu tăng mạnh làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai. Năm qua thực hiện chủ trương chống suy giảm kinh tế của Chính phủ thông qua hỗ trợ lãI suất cho vay, làm nhu cầu tín dụng tăng cao do đó tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng nhanh hơn huy động vốn đã gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Đến cuối năm 2009 thực hiện chính sách thắt chạt tiền tệ, giảm lạm phát của Chính phủ, NHNN thực hiện lộ trình giảm dư nợ từ 28% xuống 25% nên việc cung ứng vốn cho nền kinh tế bị hạn chế.

Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Trong đó việc thực hiện chỉ thị của chính phủ về sắp xếp, đổi mới, thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước làm cho sự thích ứng của các doanh nghiệp còn chậm, chưa theo kịp với cơ chế và chính sách kinh tế vĩ mô. Mặt khác, do áp lực tăng trưởng tín dụng cao để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế là một trong những cản trở đối với việc giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu. Nếu ngân hàng tập trung xử lý nợ xấu và không làm phát sinh nợ quá hạn thì chắc chắn phải thắt chặt tín dụng; khi đó các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động cùng với sự đa dạng ổhá các sản phẩm dịch vụ tiện ích để thu hút khách hàng. Vì vậy mà ngân hàng khó có thể

67

tìm được khách hàng mới.

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ

Mặc dù thời gian qua nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động như: luật các tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp, luật thương mại... Tuy vậy, hệ thống pháp luật cho toàn bộ nền kinh tế chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu những bộ luật quan trọng như: luật hợp đồng kinh tế, luật tài chính- kế toán. đồng thời qua việc thực hiện pháp luật và các chính sách trên thực tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm: môi trường, pháp lý gây tác động xấu đến môi trường đầu tư do mức độ rủi ro cao. Nhiều quy định pháp lý hiện nay còn rườm rà, rắc rối. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền pháp luật lại rất hạn chế khiến cho doanh nghiệp và ngân hàng khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ.

Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm và xử lý vi phạm thiếu nghiêm minh dẫn đến tình trạng kinh doanh thiếu lành mạnh, gây rối loạn trong hoạt động kinh doanh, nhiều quy định pháp lý không còn phù hợp chưa rà soát kịp thời vừa gây khó khăn vừa tạo ra các khe hở để một số tổ chức kinh tế lợi dụng làm giảm hiệu lực pháp lý của nhà nước.

Tóm lại: Qua đánh giá chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội

trong những năm qua đã khẳng định được vai trò của hoạt động tín dụng góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế. Chất lượng tín dụng là tổng hoà của nhiều yếu tố trong đó nợ quá hạn là một nhân tố trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Những vấn đề tồn tại và hạn chế cần được xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm không ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng giúp cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội ngày càng hiệu quả hơn.

68

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w