Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 52)

Tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng là do phòng tín dụng thực hiện và được Ban Giám đốc phê duyệt. Chiến lược về QTRR mang tính dài hạn còn kế hoạch QTRR là sự cụ thể hóa trong một giai đoạn nhất định nào đó. Thực tế NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội mới chỉ dừng lại ở việc lập một kế hoạch ngắn hạn cho từng năm chứ cũng chưa có được chiến lược rủi ro dài hạn. Kế hoạch QTRRtín dụng thực chất cũng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch quản trị tín dụng nói chung bởi tại phòng tín dụng không có cán bộ nào chuyên trách về vấn đề rủi ro cả. Kế hoạch quản trị tín dụng bao gồm: quản lý khách hàng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý điều hành tín dụng. Tuy nhiên ba bộ phận trên không tách rời mà hỗ trợ trực tiếp cho nhau. Bởi

40

vậy khi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thì nhất thiết phải quan tâm đến cả công tác quản lý khách hàng và quản lý việc tổ chức điều hành tín dụng. Kế hoạch quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể trong kế hoạch về quản lý rủi ro tín dụng thì bao gồm:

Thứ nhất, quản lý các khoản vay: Các khoản vay của khách hàng được ngân hàng lên kế hoạch quản lý trên cơ sở phân loại các khoản vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Mỗi khoản vay này có đặc điểm và độ rủi ro khác nhau nên ngân hàng cũng có cách giải quyết khác nhau.

Thứ hai, quản lý nợ xấu: Các khoản vay nợ khi nhảy sang nhóm 3 là bắt đầu có nguy cơ chuyển sang nợ xấuvà ngân hàng phải lên kế hoạch để xử lý kịp thời. Để quản lý các khoản nợ xấu, NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội tiến hành xác định mức độ nghiêm trọng của từng khoản nợ xấu và dự tính trước các phương pháp để đối phó.Những biện pháp được ngân hàng sử dụng có thể chia làm hai nhóm:

Một là, nhóm các biện pháp mang tính khai thác: bản chất của biện pháp này là tiếp tục hỗ trợ khách hàng với kỳ vọng thu được các khoản nợ trong tương lai. Hình thức sử dụng là tái cơ cấu khoản vay, gia hạn, giãn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn...

Hai là, nhóm biện pháp thanh lý: bản chất là dừng quan hệ vay vốn với khách hàng và thực hiện thu hồi nợ. Hình thức thực hiện bao gồm sử dụng “ nguồn thanh toán thứ hai” ( đảm bảo tiền vay) hoặc nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w