Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 105)

Thứ nhất, hành lang pháp lý cần phải được hoàn thiện tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Bắc Hà Nội nói riêng. Các bộ luật của Việt nam lâu nay vẫn tồn tại 3 đặc điểm là không rõ ràng, thiếu nhất quán và hay thay đổi. Do đó Chính phủ rất cần nỗ lực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng, phù hợp điều kiện mới của nền kinh tế, tránh sự mập mờ dễ gây hiểu lầm hoặc cố tình hiểu lầm, tránh chồng chéo cũng như mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Đặc biệt trong thời gian tới dự thảo luật các tổ chức tín dụng sửa đổi sẽ thực sự khắc phục những hạn chế của luật hiện hành góp phần tạo điều kiện cho ngành ngân hàng hội nhập tốt hơn và chủ động hơn.

Thứ hai, nhằm tạo một môi trường kinh tế ổn định Chính phủ cần có các chính sách phù hợp giải quyết các vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế hiện nay.

89

Trong giai đoạn vừa rồi hoạt động kinh doanh ngân hàng mà trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi Chính phủ phải đề ra các biện pháp giúp các ngân hàng tháo gỡ khó khăn. Báo cáo của Bộ Chính trị ngày 4 tháng 4 vừa qua cũng chỉ ra một thực tế là sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á (1997 - 1998), Nhà nước đã thực hiện chính sách kích cầu bằng việc nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư... nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Đây là chính sách phù hợp và có tác dụng tích cực trong thời kỳ "thiểu phát", nhưng khi tình hình trong nước và thế giớithay đổi, nước ta gia nhập WTO, nền kinh tế của ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu hiệu tăng cao dần thì lại chưa được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm,làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh, kết quả của cuộc chạy đua cho vay của các ngân hàng. Năng lực kiểm tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chậm được tăng cường, không theo kịp tình hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản. Trong bối cảnh hiện nay mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với đó là duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Chính phủ cũng cần nghiên cứu trình Quốc hội cho điều chỉnh tốc độ tăng giá cả năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 ở mức độ phù hợp.

Thứ ba, giữa các cơ quan chức năng cần thiết lập mối quan hệ phối hợp đồng bộ trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn vừa qua, thị trường chứng khoán và bất động sản có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nhiều khoản tín dụng của các

90

ngân hàng. Nhiều món vay đầu tư chứng khoán và bất động sản trở thành gánh nặng nợ xấu đang làm nhiều ngân hàng phải đau đầu. Trong thời gian tới đây nhà nước cần chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, cung cấp hàng hoá có chất lượng cho thị trường. Bên cạnh đó sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách lành mạnh. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hoá hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua.

Một phần của tài liệu 1277 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w