Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu 1440 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 82)

Một là, tiện ích mà dịch vụ cung cấp chưa thật đa dạng, các tiện ích hiện đại như chuyển tiền qua ATM đến ngân hàng khác hệ thống, đăng ký sử dụng dịch vụ trực tuyến,...vẫn chưa cung ứng cho khách hàng. Số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ vẫn còn rất hạn chế, nhất là ở những dịch vụ có tiện ích hiện đại như Internet Banking, ...Đối với kênh ATM có lúc còn xảy ra lỗi hoạt động. Kênh EDC/POS và Internet Banking chưa phát triển, số lượng các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn chưa đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Mặc dù có nền tảng công nghệ hiện đại nhưng hiện nay các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh còn chưa nhiều, chưa theo kịp thị trường và chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Số lượng sản phẩm dịch vụ của chi nhánh triển khai chưa tới 200 sản phẩm, trong khi đó số lượng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương xấp xỉ 300 sản phẩm và số lượng sản phẩm của một ngân hàng nước ngo ài có thể trên dưới 500 sản phẩm. Chỉ riêng

điều này đã khiến cho sự cạnh tranh của chi nhánh đ ã bất lợi trước các đối thủ cạnh tranh.

Hai là, công tác Maketing trực tiếp SPDV kết hợp bán hàng của cán bộ nhân viên còn hạn chế do Agribank chưa có bản mô tả công việc cho từng chức trách, nhiệm vụ. Tình trạng bộ phận nghiệp vụ nào mới chỉ hiểu biết đến SPDV của bộ phận đó theo phân công, chưa mô tả được đầy đủ SPDV khác. Mặc dù đã được tập huấn, triển khai về marketing tới toàn bộ cán bộ công nhân viên chức, nhưng chưa thực hiện theo kế hoạch. Một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân viên chức chưa nhận thức sâu sắc về hoạt động marketing xem nó có tầm quan trọng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị như thế nào. Chưa tuyên truyền sâu rộng để cán bộ nhân viên sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình nhằm tạo thêm khách hàng, mặt khác hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ mà chính ngân hàng mình cung cấp để tư vấn cho khách hàng một cách cụ thể, chi tiết từng lợi ích từ việc sử dụng dịch vụ đó giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Ba là, năng suất lao động chưa cao. Bởi lẽ, chi nhánh có tới gần 1.000 cán bộ công nhân viên với mạng lưới rộng khắp tới các huyện, thị trấn, thị xã, thị tứ, khu vực kinh doanh sầm uất, tuy nhiên tuổi đời bình quân đối với cán bộ của chi nhánh là 39,5 cao hơn so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn như Ngân hàng Ngoại thương (35), Ngân hàng Vietinbank (36) nên khi tác nghiệp trên hệ thống giao dịch mới (IPCAS-Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng) hoặc triển khai các chương trình mới còn gặp nhiều khó khăn.

Bốn là, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của chi nhánh, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ. Việc đầu tư xây dựng nhà làm việc của một số chi nhánh còn lạc hậu, không dự tính đến tương lai nên mặc dù mới xây dựng xong nhưng

sau vài năm đã thấy lạc hậu và không phù hợp với sự phát triển của thời đại dẫn đến hàng năm khấu hao tài sản lớn và thường xuyên phải sửa chữa, dẫn tới việc đầu tư cho tài sản cố định lớn mà cơ sở vật chất lại không đồng bộ, không khang trang, tiện nghi.

Số lượng đầu tư máy ATM quá ít so với mạng lưới của chi nhánh; mỗi huyện chỉ có 1 đến 2 máy ATM và chủ yếu được đặt tại trụ sở chính của chi nhánh huyện. Nên số lượng người sử dụng sản phẩm thẻ ATM chưa cao và nếu có thì khách hàng phải đi rất xa mới đến địa điểm đặt máy ATM để giao dịch và rất mất thời gian. Việc đầu tư cho một chiếc máy ATM là rất lớn từ 20.000 - 30.000 USD, nhưng hiệu quả lại không cao.

Hệ thống đường truyền viễn thông phục vụ cho công tác giao dịch trực tuyến hàng ngày nhiều lúc còn gặp sự cố, công tác khắc phục nhiều lúc chưa kịp thời ảnh hưởng đến công tác giao dịch hàng ngày và tâm lý của khách hàng. Hệ thống giao dịch nhiều lúc hoạt động còn chậm, nhất là các ngày cuối tháng, cuối quí.

Năm là, kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả thấp, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy. Các hình thức giao dịch từ xa d ựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, một số sản phẩm dịch vụ đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoạt động giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế, chưa đáp ứng được hình thức thanh toán qua điện thoại di động có sử dụng mở tài khoản và thấu chi tài khoản tại chi nhánh.

Sáu là, sự phối hợp của một số đối tác với Agribank Nghệ An trong việc triển khai SPDV mới như: dịch vụ thanh toán hóa đơn, thu cước phí sử dụng các dịch vụ viễn thông, tiền điện, tiền nước,...chưa tích cực, nhuần nhuyễn.

Một phần của tài liệu 1440 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w