Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu 1440 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 113)

Thứ nhất, Agribank Việt Nam cần tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”.

Thứ hai, thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung vốn đáp ứng vốn cho “tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh đã và đang thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn mới 2013-2020 tầm nhìn đến 2025, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank.

Thứ ba, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCASII để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá.

Cần phải xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ dài hạn đi đôi với phát triển nguồn nhân lực hiện có. Bởi công nghệ tiên tiến thường xuyên thay đổi, có nhiều kỹ thuật mới có thể ứng dụng cùng một lúc; hơn nữa việc thay đổi công nghệ ngân hàng thường khá tốn kém, vượt quá khả năng của một ngân hàng. Nếu không có chiến lược phát triển công nghệ đúng đắn có thể gây ra sự lãng phí lớn. Chiến lược phát triển công nghệ cần phải đi sâu về các mặt như trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và

phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử viễn thông trong hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành ngân hàng.

Phát triển công nghệ phải mang tính đồng bộ. Để công nghệ có thể phát huy vai trò của mình trong việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự thuận lợi cho ngân hàng trong công tác quản lý.

Cần nghiên cứu đề ra các qui định và biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an ninh mạng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến công nghệ mới do những kẻ xấu có thể gây ra làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Phát triển hệ thống kết nối trực tuyến giữa khách hàng và ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán kế toán khách hàng hiện đại (IPCAS II); bao gồm các chương trình ứng dụng khai thác và xử lý thông tin khách hàng, ứng dụng quản lý sản phẩm dịch vụ.

Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các sản phẩm dịch vụ mới trước khi ra đời.

Đối với mỗi sản phẩm dịch vụ trước khi ra đời, Agribank Việt Nam cần có một bộ phận nghiên cứu nhu cầu của thị trường xem khả năng thích ứng của sản phẩm, khả năng tạo ra lợi nhuận. Đảm bảo mỗi sản phẩm ra đời sẽ có kết quả tốt nhất, tránh lãng phí vốn, đầu tư vào công nghệ.

Thứ năm, không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, mang lại sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ việc phân tích thực trạng cung cấp sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng của chi nhánh Agribank Nghệ An, cùng với nguyên nhân và hạn chế trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó, chương 3 của luận văn đã đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh Agribank Nghệ An. Các giải pháp có mối liên hệ thực tiễn, có tính khả thi và tính hiện thực cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng. Mặt khác sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nâng tầm cao mới cho chi nhánh Agribank Nghệ An.

Từ đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đối với Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải pháp đưa ra.

KẾT LUẬN•

Trong những năm qua Agribank Việt Nam luôn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực đổ i mới công nghệ hiện đại, không ngừng hoàn thiện hệ thống thanh toán kế toán khách hàng(IPCAS) mở rộng và phát triển nhiều kênh phân phố i cũng như phát triển nhiều sản phẩm d ịch vụ. Tạo hướng đi cho toàn hệ thống góp phần đưa Agribank Việt Nam phát triển mạnh mẽ là Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và có vị thế trên trường quốc tế. Để làm được điều thì này đòi hỏi mỗi chi nhánh trong toàn hệ thống trên toàn quốc phải có chiến lược thực hiện mục tiêu chung đó là có biện pháp cụ thể, cũng như phù hợp với địa bàn hoạt động của mình. Vì vậy chi nhánh

Agribank Nghệ An cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm hoàn thiện các sản

phẩm dịch vụ hiện có, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới có tính thực tiễn cao thích hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Tác giả với mong muốn góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Agribank Nghệ An. Bởi vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học và có hệ thống, với việc đưa ra các số liệu thực tiễn hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Nghệ An.

Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nêu rõ các khái niệm, đặc điểm, các nhóm, phân loại sản phẩm dịch vụ.. .Trong đó, nêu lên được tính cấp thiết của việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cũng như xu thế phát triển các dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước.

Thứ hai, phân tích thực trạng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Agribank Nghệ An. Qua đó chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế mà chi nhánh còn mắc phải.

Thứ ba, luận văn đưa ra các giải pháp một cách có hệ thống, sát với thực tiễn và có tính khả thi nhằm hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ đưa chi nhánh Agribank Nghệ An hướng tới một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng. Đồng thời luận văn cũng sẽ đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Agribank Việt Nam nhằm hỗ trợ cho thực hiện các giải pháp đó đạt hiệu quả.

Hoàn thành luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình trong sự phát triển SPDV của Agribank Nghệ An.

Các kiến nghị và giải pháp mà luận văn đề cập được xuất phát từ các cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên với thời gian và khả năng còn những hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và đồng nghiệp.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn đến TS. Nguyễn Trọng Tài đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng việt

1. Vương Thị Minh Đức(2011), iiGiai pháp phát triển sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh” Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.

2. Phan Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu Thảo(2001), Quản trị và nghiệp vụ,

NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), Giáo trình Marketing Ngân hàng, Nxb thống kê.

4. Tô Ngọc Hưng(2009), Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản thống kê.

5. Luật Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, (2010) Nhà xuất bản lao động

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2010,2011,2012) Tạp chí Ngân hàng.

7. Ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn Việt Nam(2010, 2011, 2012), Thông tin Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An(2012),

Đặc san chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập.

9. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An(2010, 2011, 2012). Báo cáo tổng kêt.

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An(2010,2011, 2012), Báo cáo tổng kêt.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam(2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kêt.

12. Nguyễn Hữu Nghĩa(2010), ‘Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương”

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà nội.

13. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số các năm 2010, 2011,2012. 14. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số các năm 2010, 2011, 2012. 15. Chí Thiện (2010), “Đa dạng hoá dịch vụ để thu hút khách hàng”, Thời

Một phần của tài liệu 1440 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w