NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
3.2.1 Củng cố và nâng cao tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ ngân hàng nào. Tiềm lực tài chính mạnh đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể xúc tiến các hoạt động ra thị trường, tiến hành đầu tư các dịch vụ ngân hàng mới đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng cần nhiều vốn, có tiềm lực tài chính vững chắc thì mới có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật, mua sắm thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ mà mình cung ứng và cung ứng thêm các sản phẩm dịch vụ khác biệt so với dịch vụ đang có trên thị trường.
Bên cạnh đó, bất cứ một khách hàng nào cũng muốn sử dụng dịch vụ tại ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Đặc biệt trong môi trường kinh tế quốc tế hết sức khắc nghiệt, các ngân hàng nhỏ sẽ có xu hướng bị thôn tính hoặc phải sát nhập do khó có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn, đây cũng là một xu thế chung của hội nhập.
Tuy vậy, việc nâng cao tiềm lực tài chính là việc rất khó khăn, đặc biệt đối với Agribank Nghệ An, khi mà năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện ở vốn tự có, đó là nguồn lực tài chính quan trọng nó chi phối đến nhiều chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng, qua đó tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Bởi vậy, Agribank Nghệ An cần tăng cường tiềm lực tài chính để có thể tự nâng cao tiềm năng của mình bằng các giải pháp như: Liên kết hữu hiệu với các ngân hàng trên địa bàn đặt cơ chế hợp tác nhằm giảm những chi phí dịch vụ, tăng cường huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và liên ngân hàng; cơ cấu lại dư nợ cho vay và sử dụng hợp lý cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Nghiên cứu bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới đa năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm tăng thu từ các hoạt động dịch vụ.
3.2.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc thực hiện chiến lược kinh doanh chung của Agribank Việt Nam, Agribank Nghệ An cần xây dựng chiến lược cho riêng mình, chiến lược đó phải căn cứ vào chiến lược, chủ trương chung của Agribank trong từng thời kỳ nhưng phải phù hợp với địa bàn mà NH đang hoạt động, nguồn lực mà NH hiện có.
Trong chiến lược kinh doanh, NH cần nghiên cứu một cách tổng thể nhu cầu thị trường, phân đoạn thị trường đối với KH, đồng thời nghiên cứu chiến lược của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình triển khai chiến lược cần có lộ trình cụ thể, phân công, phân nhiệm và chỉ tiêu cần thực hiện cho từng bộ phận, từng cán bộ một cách rõ ràng. Cần có chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ một cách lâu dài: xác định rõ đâu là sản phẩm chủ yếu, sản phẩm thế mạnh của NH để tập trung phát triển, đồng thời xác định đúng đối tượng KH,
phương thức cung cấp, triết lý kinh doanh. Căn cứ vào nhu cầu của các đối tượng khách hàng trên địa bàn tỉnh Nghệ An để thiết lập chiến lược điều chỉnh các yếu tố về vốn, công nghệ và nhân lực cho phù hợp với từng dịch vụ đảm bảo tính đồng bộ và thực thi chiến lược.
Đồng thời cũng cần tạo ra cơ chế khuyến khích sự năng động, sáng tạo đối với những nhân viên có những tìm tòi cách thức tốt cho việc thực thi chiến lược của ngân hàng. Cần đánh giá định kỳ hiệu quả của chiến lược và tình hình thị trường để có sự điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của chiến lược.
Trước đây đối với chi nhánh hoạt động chủ yếu với hình thức cho vay, huy động vốn và một số dịch vụ đơn điệu khác. Thì nay, chi nhánh đã phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội. Nhưng để có thể đưa ra các loại sản phẩm dịch vụ đa năng hiện đại thì phải chi phí đầu tư lớn. Vì vậy chi nhánh cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng; đưa ra các chiến lược cụ thể, phù hợp và có hiệu quả cao nhất thì chi nhánh cần phải làm:
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh Nghệ An, chiến lược phát triển của Agribank Việt Nam. Chi nhánh cần có kế hoạch khi nào cần thực hiện sản phẩm dịch vụ nào, thời gian đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội, cũng như để cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
Đối với các sản phẩm dịch vụ hiện đang cung cấp ra thị trường, chi nhánh cần phải phân tích, đánh giá những mặt ưu nhược điểm của từng sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm nào tốt ở điểm nào thì tiếp tục phát huy, không tốt ở điểm nào để có kế hoạch hoàn thiện.
3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có
Từ khi triển khai chương trình giao dịch hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đã có nhiều sản phẩm dịch vụ đã được bổ sung thêm. Tuy nhiên số sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, tính hấp dẫn kém, tiện ích chưa cao; chương trình giao dịch mới bộc lộ một số bất cập. Nên việc phân tích, đánh giá các sản phẩm dịch vụ hiện có nhằm mục đích để hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản phẩm lưu thông trên thị trường có tính ưu việt, tính tiện ích cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, cũng như hoàn thiện chương trình IPCAS cho phù hợp với điều kiện hiện tại, thì chi nhánh cần phải thực hiện:
Một là, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng để khai thác có hiệu quả từ các nhóm SPDV hiện có chi nhánh đang cung ứng. Triển khai một số dịch vụ mới như: dịch vụ bán vé máy bay qua mạng WebPortal cho VietnamAirlines, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và các dịch vụ mới khác.
Hai là, phát triển việc bán chéo dịch vụ và hướng tới phục vụ khách hàng trọn gói theo từng đối tượng khách hàng. Tín dụng, nhất là tín dụng đầu tư và phục vụ sản xuất kinh doanh là một thế mạnh của chi nhánh về tiềm năng khách hàng, tiềm năng về SPDV. Do vậy, để phát triển d ịch vụ một cách toàn diện cần tăng cường bán chéo các dịch vụ khác. Khi cung cấp tín dụng cho khách hàng, khuyến khích khách hàng mở tài khoản, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng, mua bảo hiểm
Ba là, đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất là nhóm dịch vụ E. Banking để ngân hàng có thể cung cấp thông tin cho khách hàng một cách nhanh nhất. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của mình ngay tại nơi làm việc. Đồng thời chú trọng đến chất lượng dữ liệu, lưu ý đến vấn đề lỗi đường truyền, nghẽn mạch do quá tải.
Bốn là, tiếp tục quán triệt tới từng cán bộ công nhân viên, vai trò phát triển sản phẩm dịch vụ trong giai đoạn mới. Tổ chức học tập, giáo dục cán bộ, nhân viên ý thức, tiêu chuẩn, phong cách giao dịch, đạo đức nghề nghiệp, cẩm nang văn hóa Agribank.
Năm là, chấp hành các qui định của Agribank về qui trình thủ tục. Khai thác “tài nguyên ” trên IPCAS, phát triển các phần mềm con nhằm đẩy mạnh tin học hóa hoạt động tác nghiệp, giảm lao động sống, giảm áp lực cho cán bộ để giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các giao dịch để tạo lòng tin nơi khách hàng, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Sáu là, nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ: thái độ, phong cách giao dịch, tác phong làm việc, khả năng giao tiếp, lịch thiệp tôn trọng khách hàng, quan tâm và thân thiện đối với khách hàng, thấu hiểu khách hàng; cán bộ giao dịch có năng lực chuyên môn cao, hiểu biết sâu về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, sẵn sàng tư vấn cung cấp dịch vụ, sản phẩm chính xác, kịp thời cho khách hàng.
Bảy là, thường xuyên phân tích đánh giá chất lượng của các sản phẩm dịch vụ hiện tại đang cung cấp trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng và các nhân viên trực tiếp cung cấp sản phẩm để có đề xuất những thay đổi, cải tiến kịp thời. Các ý kiến của khách hàng cần được trân trọng, tốt nhất là có thư cảm ơn, có chính sách khuyến khích khách hàng. Tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm, lấy ý kiến về sản phẩm dịch vụ qua hội nghị khách hàng làm cơ sở để cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.