Phần này đề cập đến các nguyên tắc trong quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng hiện nay:
Nguyên tắc 1: Quyết định cho vay trên cơ sở phải xác định và hiểu rõ người vay
Nguyên tắc này có thể được kiểm chứng qua thực tế và có quá trình quan hệ vay trả theo đúng các quy định của tín dụng và sự cam kết. Song còn được nhìn nhận và đánh giá ở những tiêu thức khác như phẩm chất đạo đức kinh doanh, tính trung thực trong quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành các luật lệ của Nhà nước.
Thứ hai: Phải đảm người vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và năng lực tài chính để sử dụng tiền vay và thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đối với các khoản vay.
Thứ ba: Đảm bảo xây dựng được các phương án dự phòng trả nợ vay ngân hàng của người vay. Phương án dự phòng này có thể là sự chủ động của ngân hàng đặt ra yêu cầu với người vay tìm các điều kiện đáp ứng.
Nguyên tắc thứ 2: Hiệu quả và chất lượng tín dụng trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của người vay vốn.
Điều này cũng có nghĩa rằng: hạn chế rủi ro tín dụng cũng đồng nghĩa với hạn chế, giảm thiểu những rủi ro tổn thất trong sản xuất và kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, bản chất của vấn đề là ngân hàng cần biết được người vay có sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh theo phương án gửi tới ngân hàng hay không và phương án thực hiện có hiệu quả hay không.
Nguyên tắc thứ 3: Mở rộng khối lượng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín
dụng. Việc mở rộng khối lượng tín dụng là cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Song vấn đề chất lượng tín dụng mới có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển thực chất của các ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng thì quyền cho vay thực tế là ở ngân hàng, quyền trả nợ thực tế là của người vay. Do đó, ngân hàng phải hiểu biết về những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng, nắm được tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
rủi ro. Phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với mỗi ngân hàng. Việc phân tán rủi ro đuợc thực hiện thông qua phân tán du nợ và đồng tài trợ. Nó được biểu hiện cụ thể dưới hình thức mỗi ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vốn cho một người vay. Những dự án lớn cần huy động nhiều ngân hàng tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay, hạn chế cho vay các lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao. Do vậy, phân tán rủi ro vừa là yêu cầu quan trọng của mỗi ngân hàng thương mại, vừa là xu thế của sự hội nhập và hợp tác trong thị trường tài chính hiện nay.
Nguyên tắc thứ 5: Cho vay phải có đảm bảo tiền vay với tính khả thi cao. Thông thường, để có thể tránh những rủi ro không trả được nợ của người vay, các ngân hàng quy định các điều kiện vay vốn, trong đó điều kiện về đảm bảo tiền vay được xem như quan trọng nhất. Đảm bảo tiền vay có nhiều loại: đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản của người vay; đảm bảo bằng tài sản hoặc bảo lãnh của bên thứ ba; đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay và đảm bảo bằng chính sự tín nhiệm lẫn nhau trong quan hệ tín dụng. Yêu cầu đối với tài sản đảm bảo là khả năng có thể thể chuyển thành tiền để bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Nguyên tắc thứ 6: Cho vay phải do chính ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Trong thực tế, ngân hàng còn phải chịu những can thiệp từ bên ngoài vào các hoạt động tín dụng của mình. Mọi sự can thiệp bên ngoài đối với mỗi khoản cho vay đều ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy, thiếu tính nghiệp vụ ngân hàng, thường đưa đến những sai lầm và gây ra những tổn thất. Vì vậy, sự độc lập trong điều hành và quản lý của
ngân hàng trong khuôn khổ pháp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn đến tính đúng đắn trong quyết định cho vay và trách nhiệm đối với quyết định đó.
vấn đề. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là khó tránh khỏi. Ngân hàng cần kiểm soát được tình trạng nợ quá hạn của khách hàng là khó khăn tài chính tạm thời hay do thiện chí của khách hàng hay năng lực tài chính của khách hàng đã hoàn toàn không thể thực hiện được nữa. Quan đó, ngân hàng sẽ có ứng xử phù hợp để vận dụng.