Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu 1210 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 123)

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Hoàn thiện hệ thống phương pháp chấm điểm theo các tiêu chuẩn quốc tế cần có sự nhất quán giữa các chỉ số tài chính các yếu tố phi tài chính phù hợp trong điều kiện thực tế tại chi nhánh và các điều kiện của môi trường kinh tế tại Việt Nam. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là một trong các công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả của ngân hàng, giúp các ngân hàng có một cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua các tiêu chí định lượng và định tính, tùy thuộc vào tình hình thực tế của khách hàng, và các chính sách ưu tiên của ngân hàng mà tương ứng với mỗi tiêu chí sẽ phân ra các mức điểm khác nhau. Căn cứ vào kết quả chấm điểm của mỗi khách hàng mà ngân hàng có thể đưa ra các quyết định và các ưu đãi áp dụng cho từng khoản vay cụ thể. Hiện nay, BIDV đã đưa vào áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Tại BIDV Thăng Long tất cả các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh các cán bộ thẩm định đều phải tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại thời điểm vay. Định kỳ hàng năm sẽ tiến hành chấm điểm và xếp hạng lại hầu hết các khách hàng đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng tại BIDV nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng nhiều lúc còn mang nặng tính hình thức, các thông tin sử dụng để chấm điểm có độ tin cậy thấp, các chỉ tiêu dùng để chấm điểm chưa đánh giá được hết tình hình thực tế của khách hàng. Để hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng thì BIDV nên:

những tiêu chí mới phù hợp với sự phát triển của từng ngành nghề kinh tế của

nước ta. Như nên bổ sung một số chỉ tiêu vào để phân tích năng lực tài chính

của khách hàng như phân tích điểm hòa vốn, mức độ nhạy cảm của kết quả kinh doanh vào mức sản xuất, hay xem xét điểm đóng của sản xuất. Đặc biệt

khi phân tích khả năng trả nợ và thời hạn cho vay cần chú trọng đến phân tích

dòng tiền của khách hàng - đây là một trong các chỉ tiêu sử dụng để phân tích

mà các ngân hàng hiện nay chưa thực sự chú trọng, khả năng phân tích dòng

tiền của các cán bộ thẩm định còn kém.

- Về thời gian tiến hành chấm điểm khách hàng. BIDV không nên chỉ tiến hành chấm điểm một lần trong năm mà đối với các khoản vay lớn hoặc các khoản vay có nhiều dấu hiệu bất thường như tình hình hoạt động kinh doanh giảm sút, giá trị tài sản đảm bảo sụt giảm mạnh... cần tiến hành chấm điểm và xếp hàng tín dụng thường xuyên hơn.

- Về việc kiểm tra, giám sát hoạt động chấm điểm và xếp hạng khách hàng: BIDV cần có bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa các sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay một nhóm người, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.

- Ngoài ra việc hoàn thiện hệ thống xếp hàng tín dụng nội bộ cũng cần tập trung theo hướng xây dựng các bộ hệ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho từng lĩnh vực kinh doanh riêng biêt. Với xu hướng ngày càng đa dạng hóa, đây có thể là công việc tương đối khó khăn. Nhưng khi có được bộ hệ thống này, việc đánh giá chấm điểm khách hàng sẽ có chất lượng hơn rất nhiều. Bởi mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng về các chỉ tiêu tài chính, ngoài ra có những ngành nghề yêu cầu sự phụ thuộc lớn vào các điều kiện vĩ mô, các điều kiện bên ngoài khác vì thế tỷ trọng của các yếu tố phi tài

chính cũng sẽ cần được nhấn mạnh hơn.

Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính hiện nay tương đối hoàn thiện và được thực hiện tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, tại Chi nhánh việc tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp th ị...), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng ..) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi.) chưa được thực hiện rõ ràng. Phòng quản lý khách hàng hiện nay đang thực hiện cả chức năng bán hàng, chức năng chức năng phân tích tín dụng và một phần chức năng tác nghiệp điều này dẫn tới áp lực công việc và thời gian quá lớn đối với cán bộ quản lý khách hàng. Khi cán bộ quản lý khách hàng phải đảm nhiệm quá nhiều chức năng thì hiệu quả công việc sẽ không được đảm bảo và có thể dẫn tới việc cho vay cũng như quản lý sau cho vay không hiệu quả. Đề xuất được đưa ra là tại chi nhánh cũng thực hiện tách biệt rõ ràng chức năng bán hàng sẽ được thực hiện bởi bộ phận quản lý khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở thông tin đó, thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận quản lý rủi ro trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận quản trị tín dụng để lưu trữ thông tin đồng thời thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng. Bộ phận quản

trị tín dụng có nhiệm vụ tiếp xử lý hồ sơ sau khi đã được thẩm định phê duyệt, theo dõi giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long là một yêu cầu cấp thiết và hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích các tồn tại cũng nhu nguyên nhân của những tồn tại đó về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong chuơng 3, luận văn đã đua ra một số các giải pháp dựa trên thực tiễn tại BIDV Thăng Long, đồng thời cũng đua ra một số các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nuớc, với chính quyền địa phuơng và với BIDV nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt động chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng, đồng thời đây cũng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng là một yêu cầu bức thiết đối với các ngân hàng nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng. Chính vì thế đề tài nghiên cứu iiQuan lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long" không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài vì một sự phát triển bền vững của BIDV Thăng Long. Với mong muốn đó, trong phạm vi, đối tượng đã được giới hạn, luận văn đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng như khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, đo lường rủi ro tín dụng... Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nước trên thế giới, luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long một cách khách quan, trung thực, khoa học, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của nó.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể với BIDV Thăng Long và các kiến nghị cơ bản với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh tế; đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; xây dựng các quy trình có liên quan đến hoạt động cho vay; tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng góp phần hoàn thiện

hoạt động quản lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long.

Tuy nhiên, quản lý rủi ro tín dụng là một đề tài rộng và phức tạp cần đuợc hoàn thiện thuờng xuyên cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu hạn chế, học viên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong Hội đồng khoa học, các nhà quản trị ngân hàng, bạn đọc quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để luận văn đuợc hoàn thiện hơn và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý, phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong quá trình hoạt động kinh doanh truớc mắt cũng nhu lâu dài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. BIDV THĂNG LONG (2015), Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết, Báo cáo tín dụng, Hà Nội.

2. BIDV THĂNG LONG (2016), Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết, Báo cáo tín dụng, Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội.

3. BIDV THĂNG LONG (2017), Báo cáo tài chính, Báo cáo tổng kết, Báo cáo tín dụng, Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Hà Nội

4. BIDV THĂNG LONG (2018), Báo cáo định hướng kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2018 2020, Hà Nội.

5. BIDV (2015), Quy trình tín dụng doanh nghiệp, Quy định chức năng nhiệm vụ phòng tổ, Hà Nội.

6. Bùi Thị Minh Hằng (2011), Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam ”, luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

7. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Học viện Tài chính (2015), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Lê Đức Thọ (2005), “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thông ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

11. Lê Thị Hồng Điều (2013), Quản lý rủi ro tín dụng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam ”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

12. NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Hà Nội.

13. NHNN Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hanh theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Hà Nội.

14. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàicủa Thống đốc NHNN, Hà Nội.

15. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư 12/2013/TT-NHNN về việc Sửa đổi một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của thống đốc NHNN, Hà Nội.

16. NHNN Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của thống đốc NHNN, Hà Nội

17. Trường đại học Kinh tế Quốc dân, 2015, “Ngân hàng thương mại, quản trị và nghiệp vụ,,, NXB Thống kê, Hà Nội.

18. Phan Thị Thu Hà (2015), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Minh Kiều (2015), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

20. Peter S. Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại (Bản dịch), NxbTài chính, Hà Nội.

21. Quốc hội nuớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 1210 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w