Thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu 1210 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 74)

- Tốc độ tăng truởng du nợ:

Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

2015 36 23 24 17

2016 27 23 21 29

2017 17 31 25 27

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của BIDV Thăng Long và báo cáo tài chính kiêm toán BIDVgiai đoạn 2015-2017)

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 có thể thấy sự tăng trưởng tốt về quy mô tín dụng tại BIDV Thăng Long. về số tuyệt đối, sự tăng trưởng rõ nét nhất trong năm 2016 so với 2015: về số tuyệt đối tăng 2.273 tỷ đồng, tương đương

74%. Nguyên nhân, do BIDV Thăng Long là một chi nhánh lâu đời, tiền thân là đơn vị chuyên tài trợ cho các doanh nghiệp xây lắp nhà nước, trong giai đoạn khó

khăn trước năm 2015 các doanh nghiệp xây lắp hoạt động không hiệu quả bên cạnh bối cảnh nền kinh tế chung trong nước còn nhiều khó khăn và định hướng ổn

định nền kinh tế với mức lạm phát phù hợp của chính phủ. Nên định hướng chung

của BIDV Thăng Long là duy trì dư nợ ở mức hợp lý, tăng trưởng phù hợp, đồng hành cùng các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cơ cấu lại hoạt động, ổn định tình

hình tài chính. Bắt đầu từ năm 2015, bối cảnh nền kinh tế đã có những bước khởi

sắc rõ rệt và ban lãnh đạo BIDV Thăng Long cũng định hướng đây là cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu khách hàng sang nhóm các doanh nghiệp quốc doanh và ngành nghề lĩnh vực khác bên cạnh lĩnh vực xây lắp.

Bên cạnh đó chi nhánh cũng tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác đồng tài trợ dự án và đầu tư trái phiếu, kết quả đáng ghi nhận nhất là khoản đầu tư trái phiếu của

Hoàng Gia đối với dự án Royal City trị giá 600 tỷ đồng. Do đó, trong giai đoạn

2015-2017 đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô tín dụng của chi

nhánh. Tốc độ tăng trưởng quy mô dư nợ của BIDV Thăng Long giai đoạn này cao hơn của hệ thống BIDV, cụ thể: năm 2016 tăng so với năm 2015 là 174% lớn

hơn mức 121% của cả hệ thống BIDV; năm 2017 tăng so với năm 2016là 109,4% lớn hơn mức 119,8% so với cả hệ thống BIDV. Trong giai đoạn ngắn, tốc

độ tăng trưởng dư nợ của BIDV Thăng Long được đánh giá là nhanh, bên

cạnh đó

trong hoàn cảnh nhân lực và hệ thống vận hành quản lý chưa tăng trưởng tương

ứng sẽ dẫn tới những khó khăn và hạn chế nhất định trong việc quản lý dư nợ. Chính vì vậy, năm 2017, chi nhánh đã chủ động giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng

dần về mức hợp lý hơn để quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn với danh mục tín dụng

của mình.

- Cơ cấu dư nợ:

Theo kỳ hạn: Căn cứ kết quả đánh giá tình hình tín dụng tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017 tại mục 2.1.2, có thể thấy cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của BIDV chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này trung bình đạt 68,5%. Việc tập trung vào dư nợ ngắn hạn, có lợi thế giúp chi nhánh chủ động được việc kiểm soát chi phí vốn tương ứng,

Theo ngành nghề:

Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015- 2017

Tỷ lệ quá hạn /TDN 3.00% 1.70% 1.20%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hằng năm tại BIDV Thăng Long)

Theo bảng số liệu nêu trên có thể nhận thấy cơ cấu du nợ theo ngành qua 3 năm có mức chuyển biến rõ rệt. Từ chỗ Chi nhánh đặc thù cho vay tập trung vào đối tuợng khách hàng Doanh nghiệp nhà nuớc, doanh nghiệp xây lắp thuộc các Tổng công ty giao thông thì trong những năm trở lại đây Chi nhánh đã giảm dần việc cho vay với nhóm đối tuợng khách hàng xây lắp năm 2017 so 2015 tỷ trọng giảm từ 36% năm 2015 xuống còn 17% năm 2017) điều này thể hiện nỗ lực lớn của Chi nhánh. Việc cho vay khách hàng xây lắp chỉ tập trung vào nhóm khách hàng ngoài quốc doanh có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, công trình thi công có hiệu quả, trong khi các khách hàng là doanh nghiệp nhà nuớc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Bảng 2.9: Quy mô và tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015- 2017

Tỷ lệ Nợ xấu/ TDN 0,90% 0,81% 0,80%

(Nguồn: Báo cáo tông kêt chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015- 2017)

Tỷ lệ nợ quá hạn hiện tại của chi nhánh không quá cao và có xu huớng giảm trong các năm gần đây mặc dù có sự tăng truởng về quy mô tín dụng. Cụ thể năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn là 3%với con số tuyệt đối là 92.16 tỷ đồng. Sang tới năm 2016, con số nợ quá hạn giảm xuống 90,86 tỷ đồng, đuơng mức với mức 1,70 %. Sang tới năm 2017 giảm về cả con số tuyệt đối và tỷ lệ cụ thể con số nợ quá hạn là 70 tỷ đồng và tỷ lệ nợ quá hạn là 1.20%.

Đánh giá chung: tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh dù không quá cao. Điều này cho thấy dù BIDV chi nhánh Thăng Long đã nỗ lực kiểm soát danh

mục tín dụng của mình.

Tuy nhiên, con số quy mô du nợ của chi nhánh không thực sự thấp. Nguyên nhân, của hiện tuợng này, xuất phát từ môi truờng kinh tế vĩ mô nói chung vẫn còn nhiều khó khăn. Chính điều này đã có những tác động tiêu cực tới kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp- đối tuợng khách hàng chủ yếu của BIDV Thăng Long hiện nay.Vì vậy, nó cũng ảnh huởng tới khả năng trả nợ của các khách hàng của chi nhánh.

Điều này, đặt rra yêu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng cần tăng cuờng hơn nữa vì nếu nếu các khoản nợ quá hạn này không đuợc kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới nguy cơ chuyển nhóm, đẩy tới nguy cơ nợ xấu.

- Tỷ lệ nợ xấu:

Bảng 2.10: Quy mô và tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

Nợ nhóm 3 24,48 7,52 14,40 - Tỷ lệ nợ nhóm 3/TDN 0,80% 0,14% 0,25% Nợ nhóm 4 0,74 9,36 9,20 - Tỷ lệ nợ nhóm 4/TDN 0,02% 0,18% 0,16% Nợ nhóm 5 2,43 26,41 23,19 - Tỷ lệ nợ nhóm 5/TDN 0,08% 0,49% 0,40%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng BIDV Thăng Long giai đoạn 2015- 2017)

Đánh giá tỷ lệ nợ xấu của BIDV Thăng Long có thể thấy trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh không cao và nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Đây là một trong những kết quả đáng mừng trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh BIDV.

Tuy nhiên, quy mô nợ xấu có sự tăng lên qua các năm; cụ thể, năm 2015 tổng con số nợ xấu của chi nhánh là 27,65 tỷ đồng, sang tới năm 2016 con số này là 43,29 tỷ đồng và sang tới năm 2017, con số này là 46,78 tỷ đồng. Mức tăng trên dù thấp hơn mức tăng truởng tín dụng song xu huớng tăng du nợ xấu thực sự là dấu hiệu để chi nhánh tăng cuờng hơn nữa công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Bảng 2.11: Chi tiết quy mô và tỷ lệ các nhóm nợ thuộc nợ xấu tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

nhóm 5 nợ có nguy cơ mất vốn cao lại tăng và cao hơn nhiều so với các nhóm nợ khác như nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4.

Nguyên nhân khách quan:

V Do đặc thù kinh doanh của nên khách hàng cũ tại chi nhánh để lại là nhóm khách hàng doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp thuộc Tổng Công ty XD Công trình giao thông 1, Tổng Công ty XD Thăng Long... Trong tình hình kinh tế vẫn còn những khó khăn cùng với khả năng quản lý, hoạt động của mô hình doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả nên những năm qua, các doanh nghiệp này đã bộc lộ nhiều yếu kém. Nhiều dự án đầu tư được duyệt, kể cả dự án quan trọng từ các Bộ, ngành đến các địa phương đều không

1

được bố trí đủ vốn đầu tư cần thiết đã sử dụng vốn của ngân hàng không đáp ứng được khả năng thanh toán, dẫn tới thua lỗ trở thành nợ xấu tại chi nhánh.

S Có thể nói một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu tăng trở lại là do hai thông tư của NHNN về việc trích phân loại và trích lập rủi ro tín dụng chính thức có hiệu lực là Thông tư 02/TT-NHNN- 2013 và Thông tư O9/TT-NHNN-2014. Những thay đổi có phần chặt chẽ hơn trong cách đánh giá, phân loại nợ rủi ro đã đẩy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh 6 tháng đầu năm 2018 tăng lên.

Nguyên nhân chủ quan:

S Chi nhánh trong thời gian qua đã đẩy mạnh mạng lưới cho vay và quy mô tín dụng của mình. Tuy nhiên việc đánh giá, phân tích và lựa chọn khách hàng chưa tốt cùng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng chưa thực sự chặt chẽ dẫn tới mức độ an toàn tín dụng không cao.

S Ngoài ra, do chi nhánh thực hiện chuyển một số khách hàng thuộc nợ nhóm thấp lên nợ nhóm 5: Công ty CP XD môi trường Hà Nội; Công ty CP Thiết bị xây lắp Giao thông... đây cũng là một trong những nguyên nhân đẩy tỷ lệ nợ nhóm 5 của chi nhánh trong nhưng năm qua tăng lên.

- Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ:

Hiện tại, BIDV Thăng Long đang áp dụng chính sách cấp tín dụng chung của hệ thống BIDV theo quy định số 1138/QĐ/BIDV- QLRRTD ngày 11/5/2015 của Ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV ban hành. Việc cấp tín dụng được chia theo đối tượng khách hàng: khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp lớn. Đối với đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ điều kiện cấp tín dụng là khách hàng phải đảm bảo tỷ lệ tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 100% dư nợ. Với khách hàng doanh nghiệp ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ, sẽ được áp dụng một phần tỷ lệ tín chấp trên dư nợ vay tùy thuộc vào

kết quả đánh giá xếp hạng tín dụng.

Tuy nhiên, do đặc thù nền khách hàng của BIDV Thăng Long chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ tới quy mô lớn. Do đó, chi nhánh có áp dụng tín chấp một phần đối với các khách hàng này.

Bảng 2.12:Quy mô tín dụng theo đối tượng khách hàng và giá trị tài sản

đảm bảo tương ứng tại BIDV Thăng Long trong giai đoạn 2015-2017

4

Giá trị tài sản đảm bảo của nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

siêu nhỏ 601 1,328 1,375

3

Khách hàng doanh nghiệp và tổ

chức 2,571 4,116 4,702

5

Giá trị tài sản đảm bảo của nhóm

khách hàng doanh nghiệp 1,157 1,811 2,163

Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp tổ chức giá trị tài sản đảm bảo còn thấp hơn dư nợ vay khá lớn. Điều này cho thấy, mức áp dụng tín chấp một phần là tương đối bổ biến tại BIDV Thăng Long. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, việc giá trị tài sản đảm bảo không đủ bù đắp dư nợ vay của khách hàng là nguy cơ dẫn tới việc ngân hàng bị mất vốn.

DPRR đã trích 45,9 51,5 402

- Trích lập dự phòng rủi ro:

Bảng 2.13: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

trích lập là 45,9 tỷ đồng và 51,5 tỷ đồng. Năm 2017 do kết quả quản lý rủi ro tín dụng tương đối tốt dẫn tới tổng mức trích lập chỉ còn 40,2 tỷ đồng.

Những con số thể hiện sự nỗ lực của BDV Thăng Long trong việc phòng ngừa và chủ động giải pháp để giải quyết những tổn thất có thể phải đối mặt khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tuy nhiên, những tỷ lệ này cũng cho thấy việc trích lập DPRR có ảnh hưởng không hề nhỏ tới kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1210 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w