Xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1210 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83)

Bên cạnh việc nỗ lực đông đốc, vận động, hợp tác cùng khách hàng nhằm khuyến khích việc khách hàng trả nợ đúng hạn, cũng nhu thực hiện nghĩa vụ trả nợ lãi cho ngân hàng. Thì BIDV Thăng Long còn thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm đẩy mạnh công tác xử lý rủi ro tín dụng và hạn chế tốt nhất những tổn thất có thể xảy ra với chi nhánh. Các giải pháp khác mà chi nhánh áp dụng là:

2.2.6.1. Bằng trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

a) Trích lập DPRR tín dụng

Bảng 2.15:Bảng trích lập DPRR tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

2 2016 259

2017 24,9

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hăng năm tại BIDV Thăng Long)

Từ bảng thể hiện giá trị trích lập dự phòng rủi ro mà ngân hàng trích

lập trong thời gian qua cho thấy, so với tổng dư nợ tín dụng và tổng nợ xấu của chi nhánh thì mức trung bình mà chi nhánh phải trích lập là: 45,9 tỷ đồng. Những con số thể hiện sự nỗ lực của BDV Thăng Long trong việc phòng ngừa và chủ động có giải pháp để giải quyết những tổn thất có thể phải đối mặt khi rủi ro tín dụng xảy ra.

b) Sử dụng dự phòng rủi ro Cơ sở pháp lý.

Bên cạnh những quy định của NHNN, BIDV và tại chi nhánh đã tiến hành xây dựng khung pháp lý cơ bản giáp cho việc sử dụng DPRR để giải tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra được thống nhất, hiệu quả. Cụ thể, BIDV đã ban hành:

- Quyết định số 9365 /QĐ-BIDV ngày 27/11/2016 của BIDV về việc ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;

- Quyết định số 4130/QĐ-QLTD4 ngày 23/7/2017 của BIDV Về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ban hành kèm theo

- Quyết định số 9365/QĐ-BIDV ngày 27/11/2016 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam & Quyết định số 0918/QĐ-HĐQT ngày 24/9/2015 V/v ban hành Quy chế sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Sử dụng dự phòng rủi ro

Bảng 2.16: Sử dụng DPRR tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015-2017

2 Tổng GT tài sản đảm bảo 1.758 3.139 3.538 Trong đó Bất động sản 432,55 485,38 603,88 ■% 275 31,7 35 Động sản, các TS khác 1.141,22 1.043,94 1.407,87 ■% 725 68,3 65

(Nguồn: Báo cáo TD hằng năm tại BIDV Thăng Long giai đoạn 2015- 2017)

Đây là những con số thể hiện sự nỗ lực của BDV chi nhánh Thăng Long trong việc giải quyết nợ xấu, giải quyết rủi ro tín dụng. Nhờ có nguồn trích lập DPRR mà chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện trích lập theo đúng quy định của NHNN về việc phân loại và trích lập DPRR đã giúp ngân hàng có đuợc sự chủ động trong việc giải quyết, khác phục hậu quả những khoản nợ kém chất luợng và không làm ảnh huởng tới quá trình kinh doanh của chi nhánh.

2.2.6.2. Xử lý tài sản đảm bảo

a) Thực trạng tài sản đảm bảo BIDV Thăng Long.

Bảng 2.17: Tài sản đảm bảo nợ vay

nhánh, đặc biệt là các khách hàng hoạt động xây lắp thuộc các Tổng Công ty tài sản đảm chủ yếu là máy móc thiết bị thi công qua thời gian đã giảm giá trị do khấu hao, mặt khác các máy móc thiết bị đang thế chấp nằm rải rác ở nhiều công trình điều kiện về quản lý tài sản cũng gặp nhiều khó khăn.

b)Xử lý sản đảm bảo.

- Cơ sở pháp lý.

BIDV đã có quy định số 8979/QĐ-PC ngày 13/7/2015 về Giao dịch đảm bảo trong cho vay. Một số nội dung quan trọng đuợc quy định chi tiết

trong Quyết định này đó là các nội dung về trình tự, thủ tục và các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, Quyết định này cũng quy định khá chi tiết các phuơng thức xử lý tài sản và điều kiện áp dụng từng phuơng thức này trong thực tế. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng đuợc sử dụng trong hầu hết các truờng hợp xử lý nợ xấu của khách hàng có tài sản bảo đảm.

- Xử lý tài sản đảm bảo.

Trong giai đoạn vừa qua chi nhánh đã rất nỗ lực vận động, hợp tác cùng khách hàng để xử lý tài sản đảm bảo của những khoản vay không hiệu quả. Cụ thể trong 3 năm 2015-2017 chi nhánh đã thu hồi đuợc 18,2 tỷ đồng. Tuơng đuơng với 45,6% tổng giá trị nợ xấu đuợc xử lý.

2.2.6.3. Bán nợ

a) Cơ sở pháp lý.

BIDV đã có Quy chế về mua bán nợ tại Quyết định số 458/QĐ-HĐQT ngày 31/8/2015. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ việc bán nợ để giải quyết rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

b) Bán nợ.

Trong giai đoạn 2015- 2017, chi nhánh đã tiến hàng bán đuợc xấp xỉ 5,8 tỷ đồng tuơng đuơng khoảng 14% tổng giá trị nợ xấu đuợc xử lý.

2.2.6.4. Miễn giảm lãi gốc

Cơ sở pháp lý

Giai đoạn vừa qua, tại BIDV chi nhánh Thăng Long để hỗ trợ việc tìm kiếm và áp dụng thêm các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng thì chi nhánh đã xây dựng Quy chế miễn giảm lãi ban hành theo quyết định số 908 /QĐ-HĐQT ngày 08/10/2015 của BIDV.

Thực hiện.

Mặc dù đã có những nền tảng ban đầu (dù còn chua thực sự hoàn thiện) nhung trên thực tế trong giai đoạn vừa qua tại ngân hàng việc áp dụng phuơng

thức miễn giảm lãi gần như không được thực hiện. Một phần vì, để có thể miễn giảm lãi thì chi nhánh phải có đầy đủ thông tín về khách hàng để đánh giá việc miến giảm lãi là có phù hợp hay không, nguyên nhân dẫn tới suy giảm khả năng trả nợ lãi của khách hàng là từ khách quan có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khi khách hàng gặp khó khăn trong tình hình tài chính, thì các thông tin cho ngân hàng thường không đầy đủ, không minh bạch. Ngoài ra, nguồn thông tin cung cấp thêm từ bên ngoài lại ít, rất khó để tìm được.

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhìn chung trong giai đoạn 2015-2017, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Thăng Long đã có nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

Thứ nhất: Kết quả qua những con số thể hiện tỷ lệ nợ xấu và và tỷ lệ nợ rủi ro trong tổng cơ cấu tín dụng có dấu hiệu tích cực. Trong hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long, tín dụng luôn là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của chi nhánh. Hoạt động tín dụng luôn được các cấp quản lý và thực hiện xác định là hoạt động chính, có vai trò trọng yếu quyết định hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Thăng Long trong thời gian qua có thể thấy được nhiều kết quả khả quan. Tính đến ngày 31/12/2016, dư nợ toàn chi nhánh là 5.345 tỷ đồng, sang năm 2017 đạt 5.848 triệu đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 60%/TDN. Cơ cấu cho vay đã được chuyển dịch sang các ngành nghề khác nhằm đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này được đánh giá là khá nhanh.

Xét về rủi ro tín dụng cả danh mục tín dụng của chi nhánh có thể thấy:

tín dụng của BIDV Thăng Long. Tỷ lệ nợ quá hạn không cao nhưng son số tuyệt đối chưa phải là thấp. Nợ rủi ro của chinh nhánh chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 2..

Thứ hai: bộ máy quản lý và mô hình quản lý rủi ro tín dụng được hình thành. Đứng trên giác độ quản lý rủi ro tín dụng, BIDV Thăng Long đã xây dựng hình thành tổ chức bộ máy với các bộ phận có chức năng tách biệt, độc lập nhằm tăng cường khả năng giám sát. Việc áp dụng mô hình AT2 là một bước cải tiến rất lớn góp phần nâng cao chất lượng công tác nhận diện rủi ro tại các phòng ban có chức năng quản lý rủi ro tín dụng. TA2 là mô hình ngân hàng hiện đại trong đó các nghiệp vụ tác nghiệp tập trung tại hội sở chính, các chi nhánh thực hiện chuyên môn bán hàng. Sự khác biệt quan trọng nhất của mô hình TA2 so với mô hình hoạt động cũ trong hoạt động tín dụng đó là sự tách bạch trong việc thực hiện các chức năng tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân và lưu trữ hồ sơ. Trong quy trình tín dụng cũ, cán bộ tín dụng phải thực hiện cả ba khâu tìm kiếm, thẩm định hồ sơ, giải ngân - thu nợ thì trong quy trình tín dụng mới các chức năng này được giao tương ứng cho cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro và cán bộ quản trị tín dụng. Tính độc lập của các phòng ban này giúp cho việc đánh giá được dựa trên những kết quả riêng biệt, tránh chồng chéo. Nhờ đó giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh hiệu quả hơn, tỷ lệ Nợ xấu tại chi nhánh từ năm 2015 đến năm 2017 có xu hướng giảm, đặc biệt qua các năm 2015 và 2016.

Thứ ba: đã chú trọng nâng cao và tăng cường công tác thẩm định tín dụng. Nhận diện rủi ro tín dụng là bước đầu tiên nhưng đóng vai trò quan trọng là nền tảng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy, tại BIDV Thăng Long trong thời gian qua nhận thức của cán bộ quản lý khách hàng nói riêng và nhân viên BIDV Thăng Long nói chung về thẩm định tín dụng đã được nâng cao rõ rệt. Tại các Phòng QLKH cũng chủ

động việc tiếp nhận nhu cầu vay vốn và quản lý tín dụng đối với khách hàng đuợc chia thành các nhóm, tổ phụ trách một nhóm khách hàng đặc thù giúp cho việc quản lý tín dụng của khách hàng trở nên chuyên sâu và hiệu quả hơn.

Thứ tư: Những kết quả trong đo luờng rủi ro tín dụng. BIDV Thăng Long luôn cập nhật để phù hợp với những thay đổi của các quy định về đo luờng rủi ro tín dụng cuả NHNN cũng nhu BIDV. Đặc biệt, trong tiến trình thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng những văn bản quy phạm pháp luật mà NHNN đề ra có sự thay đổi với tần suất khá lớn. Đối với một bộ máy có tính quy chuẩn những thay đổi sẽ không dễ dàng để điều chỉnh nhanh chóng đuợc. Tuy nhiên, kết quả cho thấy quy trình, hoạt động, nghiệp vụ về quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh luôn thực hiện đúng và kịp thời với những thay đổi này. Chi nhánh cũng nhanh chóng, chủ động áp dụng những thay đổi của hệ thống BIDV nhằm nâng cao hiệu quả đo luờng rủi ro tín dụng. BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đuợc đua vào áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Mô hình này đuợc xây dựng với sự tu vấn của công ty kiểm toán quốc tế Easnt & Young Việt Nam và đuợc đánh giá là tiến rất gần với thông lệ quốc tế hiện nay.

Thứ năm: Giám sát việc sử dụng vốn vay để có biện pháp kịp thời nếu có rủi ro. Tại BIDV nói chung và BIDV Thăng Long nói riêng việc giám sát đuợc quy định cụ thể bằng văn bản trong trình tự thủ tục thực hiện cấp tín dụng và yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận QLKH, QLRR, QTTD trong việc thực hiện việc giám sát, kiểm soát để giảm thiểu rủi ro đối với các khoản tín dụng mà NH đã cấp cho khách hàng. Trong đó, bộ phận QLKH đóng vai trò thuờng xuyên liên tục theo dõi, giám sát khách hàng vay, nhắc nhở đôn đốc khách hàng thực hiện trả nợ theo quy định cũng nhu đề xuất những cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp nếu cần thiết để đảm bảo hỗ trợ trợ khách hàng thanh toán nợ vay đúng đủ, đúng hạn.

Thứ sáu: Trích lập dự phòng rủi ro. Trước tiên, ban lãnh đạo chi nhánh cần nâng cao tầm quan trọng của dự phòng rủi ro trong việc bảo vệ ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Mức trích lập trung bình mà chi nhánh trích lập trong giai đoạn 2015-2017 là: 45,9 tỷ đồng. Đây là một con số không hề nhỏ. Việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả lợi nhuận thực hiện nhưng BIDV Thăng Long vẫn rất chủ động, tích cực thực hiện để phòng ngừa và chủ động giải pháp để giải quyết những tổn thất có thể phải đối mặt khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Thứ bảy: Tài sản đảm bảo tiền vay. Tại BIDV Thăng Long, tất cả các khoản vay của khách hàng yêu cầu bắt buộc phải có TSĐB tiền vay. Và Chi nhánh Tỉnh Long An đã thực hiện rất tốt biện pháp này. Điều này đã góp phần giúp ngân hàng thêm một một biện pháp xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng BIDV Thăng Long vẫn còn những điểm cần chú ý.

Thứ nhất: Tình hình Nợ quá hạn và nợ xấu tại BIDV Thăng Long:

Trước tiên là nợ quá hạn tại chinh nhánh năm 2015 là 92,16 tỷ đồng, năm 2016 là 90,86 tỷ đồng và năm 2017 là 70 tỷ đồng. Mặc dù duy trì tỷ lệ nợ quá hạn không cao, nhưng con số tuyệt đối của dư nợ quá hạn đưa ra những cảnh báo. Nợ quá hạn không hẳn là nợ xấu, khả năng mất vốn là không chắc chắn. Song đây là dấu hiệu cho thấy danh mục tín dụng của chi nhánh hiện tiềm ẩn rủi ro tín dụng không nhỏ. Chi nhánh cần chủ động kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro này hơn nữa, tránh để những khoản nợ quá hạn trở nên “xấu hơn” buộc chi nhánh phải chuyển nhóm nợ cao hơn đối với những khoản nợ quá hạn này.

xấu nợ nhóm 5- nợ mất vốn lại tăng. Bên cạnh một số nguyên nhân khách

quan nhu thị trường thế giới hàng loạt động thái tăng giá của lương thực, thực

phẩm và giá vàng, tỷ giá biến động khiến cho nền kinh tế thế giới bất ổn làm

ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các khách hàng tại chi nhánh. Thì nhóm khách hàng bị chuyển nợ xấu hoặc tăng nhóm nợ trong thời

qua đến từ nhóm khách hàng xây lắp cũ và khách hàng mới phát sinh nhưng

có sự tăng trưởng dư nợ “nóng”, quá nhanh trong thời gian ngắn. Nguyên nhân dẫn tới việc nhóm khách hàng xây lắp cũ bị chuyển nhóm nợ quá trình

hỗ trợ khách hàng xử lý tái cơ cấu không hiệu quả buộc chi nhánh phải xếp

hàng lên nhóm nợ cao hơn như Công ty CP giao thông công trình xây lắp Hà

Nội, Công ty CP điện nhẹ viễn thông... Ngoài các khách hàng cũ bị chuyển

nhóm nợ xấu, một số khách hàng mới cũng bị chuyển nhóm nợ như

Công ty

CP xuất nhập khẩu Việt Nam Xanh, Công ty CP xuất nhập khẩu đồ chơi Hà

Nội.. đây là một số khách hàng mới thành lập, mới quan hệ tín dụng tại chi

nhánh nhưng phát triển quá nóng, nguồn lực vốn tự có không nhiều khi

rủi ro

xảy ra, khách hàng không đủ tiềm lực để bù đắp rủi ro dẫn tới tình trạng thua

lỗ và chi nhánh buộc phải chuyển nhóm nợ xấu hơn. Mặc dù mức tỷ lệ Nợ

xấu vẫn thấp hơn mức an toàn quy định của NHNN đề ra nhưng tình

hình tỷ

lệ mất vốn tăng trong thời gian gần đây cũng là hạn chế mà hoạt động

quản lý

rủi ro tín dụng của BIDV Thăng Long chú trọng khắc phục hơn nữa

Thứ hai: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chưa thực sự hoàn thiện. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng được hình thành nhưng chưa thực sự hoàn thiện. Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chỉ có tính độc lập tương đối với bộ phận quản lý khách hàng. Các báo cáo, đánh giá mà bộ phận này phát hành thực chất chỉ có

Một phần của tài liệu 1210 quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w