1.2.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
a) Nhận diện rủi ro tín dụng với một khách hàng
- Dấu hiệu liên quan đến quan hệ với ngân hàng: Để xác định những dấu hiệu rủi ro tín dụng với một khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng có thể thấy quan việc khách hàng thanh toán chậm hoặc không đầy đủ
các khoản lãi và vay khi đến hạn theo như hợp đồng, không thanh toán nợ và lãi theo như cam kết với ngân hàng, xin ngân hàng kéo dài kỳ hạn nợ, xin gia hạn nợ, chu kỳ vay thường xuyên gia tăng, thậm chí khách hàng có cả những dấu hiệu lừa đảo như chủ động có quan hệ tín dụng với nhiều ngân háng khác, lập nhiều công ty ma có hiện tượng đảo nợ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác...
- Các dấu hiệu liên quan đến quản lý và tổ chức của khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu như: ban quản trị, điều hành của doanh nghiệp có bất đồng trong quan điểm quản lý, vận hành, mục tiêu của doanh nghiệp; nội bộ không đoàn kết; có sự tranh giành quyền lực; cơ cấu tổ chưca kém khoa học; thường xuyên có sự luôn chuyển điều động ở các vị trị nhân sự cấp cao; nhân viên thường xuyên bỏ việc... cho thấy doanh nghiệp thực sự đang có vấn đề trong cách thức quản lý, tổ chức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả và có khả năng không thể trả được nợ vay cho ngân hàng.
- Các dấu hiệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách
hàng doanh nghiệp hay đời sống đối với khách hàng cá nhân: Với khách hàng là
doanh nghiệp những chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận không đạt được như kế hoạch đề ra hay hệ số quay vòng vốn thấp, khả năng trả nợ suy giảm, phát sinh các khoản nợ mới một cách bất thường... tất cả những dấu hiệu này là đặc biệt quan trọng không thể bất cẩn bỏ qua trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Trường hợp khách hàng là cá nhân, những thay đổi trong thu nhập của khách hàng theo chiều hướng xấu, kém ổn định hơn đều cần đặc biệt chú ý. Dù là với khách hàng cá nhân hay là khách hàng doanh nghiệp, để phát hiện được những dấu hiệu trên đòi hỏi ngân hàng thường xuyên có động thái kiểm tra, phân tích tình hình của khách hàng mới có thể kịp thời nắm bắt được.
Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp, các dấu hiệu nghi ngờ khi khách hàng
chậm nộp các báo cáo tài chính và các số liệu trong các báo cáo tài chính có dấu
hiệu không trung thực. Trường hợp khách hàng là cá nhân cá dấu hiệu cần chú ý
là khi khách hàng chậm thực hiện giao các chứng từ chứng nhận khả năng tài chính của bản thân, các tài liệu liên quan đến tài sản, nơi cư trú...
- Nhóm dấu hiệu thuộc về thương mại:Trường hợp khách hàng tham gia
mở rộng kinh doanh vào những lĩnh vực không thuộc ngành nghề chuyên môn của mình hay thực hiện đầu tư vào lĩnh vực có mức độ rủi ro cao là những dấu hiệu cần được đặc biệt theo dõi, kiểm tra. Các yếu tố thị trường như nguyên vật liệu đầu vào thuộc loại đặc chủng, giá cả đầu ra bị thao túng..., cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích... Những yếu tố này cần đặc biệt chú tâm.
- Nhóm các dấu hiệu về pháp luật:Ngân hàng cần đặc biết chú ý tới các trường hợp các khách hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng với những chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các quy định pháp lý khác.
b) Nhận diện rủi ro tín dụng với một danh mục tín dụng:
Việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thường được xem xét trên phương diện một danh mục tín dụng. Đánh giá rủi ro tín dụng theo cách này giúp các nhà quản lý của ngân hàng có thể đánh giá theo tổng thể toàn bộ hệ thống chứ không chỉ đơn lẻ một khoản tín dụng nào. Có thể nhận diện được rủi ro tín dụng của một danh mục tín dụng dựa vào các dấu hiệu sau:
- Mở rộng quy mô, tăng trưởng tín dụng cao trong khi chưa đủ các điều kiện
- Mở rộng quy mô trong khi nguồn nhân lực chưa đủ. - Tăng trưởng tín dụng một cách bất thường
- Cơ cấu phân bổ tín dụng không hợp lý: Việc phân bổ tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mức độ rủi ro của toàn bộ danh
mục tín dụng. Bởi có nhiều lĩnh vực có đặc thù là rất rủi ro và những lĩnh vực mức độ rủi ro là thấp hơn. Nếu ngân hàng tập trung cao vào những lĩnh vực rủi ro hay không chú trọng việc đa dạng ngành nghề mà chỉ hướng vào một vài lĩnh vực sẽ khiến cho mức độ rủi ro của cả danh mục tăng lên.
1.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường rủi ro tín dụng của các NHTM thường được chia ra thành hai nội dung chính là Đo lường rủi ro tín dụng với một khách hàng và Đo lường rủi ro tín dụng với danh mục tín dụng.
a) Đo lường rủi ro tín dụng với một khách hàng
Có nhiều phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đối với một khách hàng như Mô hình phân tích tín dụng 5C, Mô hình 6C, Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ.
Mô hình 5C:
Mô hình Phân tích tín dụng 5C đánh giá về rủi ro tín dụng của khách hàng được xây dựng dựa trên các đặc điểm về tài chính và phi tài chính. Cụ thể các đặc điểm bao gồm: Tư cách của người vay (Character), năng lực của người vay (Capacity), dòng tiền (Cash flow), Bảm bảo tiền vay(Collateral) và các điều kiện khác (Condition). Đối với mỗi tiêu chí đánh giá, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá về khách hàng theo các đặc điểm riêng của mỗi tiêu chí để cho điểm, cụ thể:
Tư cách của người vay( Character): Với tiêu chí này, cán bộ khi đánh giá sẽ xem xét mục đích vay vốn của khách hàng trong đó tập trung làm rõ tính trung thực, mục đích sử dụng vốn có thực sự nghiêm túc hay không và trách nhiệm đầy đủ của khách hàng cụ thể ra sao. Kết hợp các thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng đối với bản thân ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong kết quả đánh giá. Nếu phát hiện các vụ kiện tụng có liên quan tới khách hàng, thì cán bộ tín dụng cần hết
sức thận trọng, đánh giá đầy đủ về trách nhiệm của khách hàng trong vụ việc để có thể nhìn nhận đúng đắn nhất về tư cách của khách hàng.
Năng lực người vay vốn ( Cappacity):
Với tiêu chí này thì cán bộ tín dụng cần đảm bảo xác thực đươc những điều kiện sau đây:
+ Năng lực hành vi dân dự sự của khách hàng là cá nhân và chủ doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp, đồng thời cán bộ ngân hàng cũng cần có trách nhiệm xác thực về năng lực hành vi dân sự đối với người bảo lãnh nếu có.
+ Xác định được hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn tại NHTM.
Dòng tiền của người vay vốn( Cash Flow):
Việc xác định dòng tiền của khách hàng được căn cứ vào các yếu tố như sau:
+ Dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập của khách hàng, + Dòng tiền từ bán tài sản.
+ Các nguồn vốn huy động khác.
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Trong đó chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và thu nhập của khách hàng cần được tập trung xem xét bởi ưđây được coi là nguồn tiền chính để trả nợ vay cho ngân hàng của khách hàng. Trường hợp khách hàng là doanh nghiệp nguồn thông tin để phân tích tài chính khách hàng là bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.
Bảo đảm tiền Vay(Collateral):
+ Yếu tố bảo đảm tiền vay của khách hàng là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong quá trình phân tích về khách hàng. Đối với tiêu chí này, ngân hàng cần xem xét các yếu tố sau:
+ Tình trạng pháp lý của tài sản đảm bảo. Tài sản có thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của khách hàng mới có thể là tài sản đảm bảo trong hồ sơ tín dụng. + Khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản.
+ Giá trị tài sản.
+ Mức độ chuyên biệt của tài sản.
+ Tình trạng đã/ đang bị dùng để đảm bảo cho món vay khác. + Tình trạng bảo hiểm của tài sản đảm bảo.
+ Vị thế của ngân hàng đối với tiền thu hồi từ thanh lý tài sản.
Các điều kiện khác(Conditions):
+ Đánh giá các tiêu chí khác của khách hàng ngân hàng sẽ xem xét trên các khía cạnh:
+ Địa vị cạnh tranh hiện tại.
+ Kết quả hoạt động của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành.
+ Tình hình cạnh tranh của sản phẩm.
+ Mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ.
+ Điều kiện, tình trạng thị truờng lao động trong ngành hay trong khu vực thị truờng mà khách hàng đang hoạt động.
+ Tuơng lai của ngành
+ Các yếu tố khách nhu chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.
Mô hình 6C:
Mô hình 6C có điểm đổi mới hơn so với mô hình 5C trong việc đo lường rủi ro tín dụng với 1 khách hàng nó đưa thêm một yếu tố khác vào trong quá trình đánh giá, yếu tố kiểm soát - Control.
Với việc kiểm soát một khoản tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá trên các tiêu chí:
+ Các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang đuợc xem xét.
+ Khách hàng có cung cấp đủ hồ sơ giấy tờ phục vụ cho công tác kiểm soát của ngân hàng hay không.
+ Hồ sơ giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy đủ và phải đuợc ký bởi các bên có liên quan.
+ Mức độ phù hợp của khoản vay đối với quy chế, quy định của ngân hàng.
+ Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môi truờng của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khác có thể ảnh huởng đến khoản vay.
Tại Việt Nam hiện nay, một số các NHTM lớn nhu BIDV, VCB.. hiện đang áp dụng phuơng pháp xếp hạng tín dụng nội bộ để đo luờng rủi ro tín dụng với một khách hàng.
b) Đo lường rủi ro tín dụng với một danh mục tín dụng
Các NHTM thuờng dùng các chỉ tiêu để đo luờng danh mục:
Tỷ lệ Nợ có tài sản đảm bảo trên Tổng dư nợ.
Tỷ lệ này đuợc xác định nhu sau: ..
■ Nợ có đam bao
Tỷ lệ Nợ có tài sản đảm bảo = ^ V Ị r. :•
Tổng du nợ
Tài sản đảm bảo có ý nghĩa rất quan trọng. Với khách hàng, tài sản đảm bảo giống nhu một động cơ khích lệ việc khách hàng trả nợ, thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Đối với ngân hàng thì tài sản đảm bảo là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hết trách nhiệm của mình với ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là càng thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ này được xác định như sau:
N ợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn trên -1\. -
tổng dư nợ =
Đê xác định được tỷ lệ này thì trước tiên ngân hàng cần phân loại nợ và xác định được Nợ quá hạn. Theo quy định của Thông tư O2/TT-NHNN-2013:
“Nợ quá hạn là nợ thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5”. Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ này còn được gọi là Tỷ lệ nợ rủi .ro, nó được xác định như sau:
Tỷ lệ nợ xấu trê = - - - ± ʌ' - ;■ tổng dư nợ
Đê tính toán được tỷ lệ này thì trướcc tiên ngân hàng cần xác định được Nợ xấu của ngân hàng mình. Theo quy định của Thông tư O2/TT-NHNN-2013:
“Nợxấu được xác định là khoản nợ thuộc từ nhóm 3 đến nhóm 5”. Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng là lớn.
Tỷ lệ nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ xấu là hai chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong đo lường rủi ro tín dụng với bất kỳ một ngân hàng nào.
1.2.4.3. Giám sát rủi ro tín dụng
Giám sát tín dụng là một khâu trong quy trình tín dụng căn bản của Ngân hàng thương mại.
Mục đích của việc giám sát rủi ro tín dụng là:
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ các chiến lược, chính sách của ngân hàng.
Tài sản đảm bảo nợ vay phải được thực hiện đầy đủ tính pháp lý và phù hợp với quy định
- Đảm bảo chính xác, đúng đắn trong hoạt động tài chính của ngân hàng
Một số biện pháp giám sát mà ngân hàng thường áp dụng:
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
- Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất
- Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên và lãnh đạo ngân
hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có thể có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trở nhau. Vì thế cần có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất.
- Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng. Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có những nhược điểm như là: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn, tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng, làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát.
- Cho vay đồng tài trợ: trong cho vay đồng tài trợ các ngân hàng cùng nhau liên kết để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là hình thức kiểm soát rủi ro tín dụng tương đối tốt.
- Bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Một số hình thức bảo hiểm như: Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Khi mà khách hàng rơi vào tình trạng thất nghiệp, phá sản...
không có khả năng trả nợ vay ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ trả; Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ đuợc bồi thuờng thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng; Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
1.2.4.4. Xử lý rủi ro tín dụng
Xử lý các nguyên nhân chủ quan về phía NHTM
Rủi ro tín dụng xảy ra xuất phát từ các nguyên nhân bên trong và bên ngoài NHTM. Để xử lý rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xử lý những vẫn đề tồn