NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu 1212 quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhìn chung trên thế giới, hai tiêu chuẩn đuợc sử dụng phổ biến để phân loại doanh nghiệp là: số lao động sử dụngsố vốn. Trong hai tiêu chuẩn ấy, khá nhiều nuớc coi tiêu chuẩn về số lao động sử dụng là quan trọng hơn. Nhu vậy, tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp không tính đến phạm vi quan hệ của doanh nghiệp, trình độ công nghệ, khả năng quản lý và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

nghiệp nhỏ và vừa là rõ ràng, có tính định lượng. Giữa các nước, các ngành nghề, các thời điểm khác nhau, tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa là tương đối, nghĩa là có một số nét chung, đồng thời cũng có những nét riêng, khác nhau và có thể thay đổi. Ở hầu hết các nước, người ta hay nói gộp chung doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp vừa thành doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì các nhà nước thường có chính sách chung cho cả hai loại doanh nghiệp này.

Hiện nay, DNNVV ở CHDCND Lào được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy theo tính chất hoạt động, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, nguồn vốn sở hữu, quy mô doanh nghiệp và tí nh chất quản lý. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới và đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ở CHDCND Lào đã hình thành hệ thống tiêu chí xác định DNNVV: DN nhỏ là DN có số lao động nhỏ hơn 20 người, số vốn điều lệ nhỏ hơn 250 triệu kip, doanh thu nhỏ hơn 400 triệu kip; DN vừa là DN có số lao động từ 20 đến 99 người, số vốn nhỏ hơn 1.200 triệu kip, doanh thu nhỏ hơn 1.000 triệu kip.

Một phần của tài liệu 1212 quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w