1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của HD Bank
HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện. T ính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm
Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phò ng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). C ác phò ng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank
Trong giai đoạn vừa qua, VietinBank đã có những bước chuẩn bị căn bản để định hình xây dựng một ngân hàng ngang tầm khu vực như kỳ vọng của lãnh đạo NHNN; đồng thời định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Kết quả là liên tiếp trong những năm qua VietinBank đã đạt được nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế ghi nhận những thành công trong quản trị hoạt động nói chung và rủi ro nói riêng như The Bankers 2013, The Asset 2014. Cùng với đối tác chiến lược là một trong những ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản - Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ, VietinBank đã nâng cấp phương thức quản trị RRHĐ theo các nguyên tắc và thông lệ tốt nhất, tiếp tục là bước củng cố vững chắc hơn nữa cho nền tảng quản lý RRHĐ phát triển, đó là:
Thực hành nguyên tắc về quản trị:
• Tại VietinBank, Hội đồng Quản trị và Ban Lãnh đạo rất chú trọng đến công tác quản lý RRHĐ với việc ban hành tuyên bố khẩu vị RRHĐ thể hiện ý chí và mức độ chấp nhận về RRHĐ nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đề ra hàng năm. Ban Lãnh đạo cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc tái cấu trúc mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý RRHĐ.
• Mô hình quản lý RRHĐ được định hướng theo mô hình 3 vòng kiểm soát đề cao vai trò nhận diện, đánh giá, giảm thiểu RRHĐ ngay từ vò ng 1. Đó là các đơn vị kinh doanh trực tiếp, tiếp xúc với các nhân tố tạo ra rủi ro hàng ngày. Vòng 2 là các đơn vị quản lý RRHĐ cấp độ toàn ngân hàng và vòng 3 là bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát.
Thực h ành nguyên tắc về nhận diện, đo lường v à giám sát RRHĐ:
• Triển khai 3 công cụ cơ bản của RRHĐ: C ơ sở dữ liệu sự kiện tổn thất (LDC ), công cụ tự đánh giá tại các luồng nghiệp vụ trọng yếu (RCSA), khung các chỉ số rủi ro chính (KRI).
• Ủy ban sản phẩm cấp Tổng Giám đốc được thành lập với chức năng đánh giá những RRHĐ tiềm ẩn hoặc rủi ro mới nổi xuyên suốt dòng đời sản phẩm, dịch vụ (trước, trong và sau khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ).
• VietinBank bước đầu đã xây dựng được hồ sơ RRHĐ cho phép nhanh chóng cung cấp cho Ban Lãnh đạo cấp cao về các RRHĐ chính yếu của ngân hàng. Hồ sơ RRHĐ là công cụ tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc triển khai các sáng kiến chiến lược nhằm giảm thiểu những rủi ro này cũng như từng bước giải quyết vấn đề phân tách trách nhiệm ở cấp độ chi nhánh nhằm đảm bảo một môi trường kiểm soát hiệu quả. Trong thời gian 2015 - 2017, từ những hồ sơ RRHĐ đã quản lý, VietinBank có thể xây dựng những chiến lược quản trị RRHĐ trung và dài hạn cùng với việc tính vốn và quản trị vốn cho RRHĐ.
Thực h ành nguyên tắc về văn hóa và con người:
• Một điểm thay đổi rõ nét trong công tác quản trị tại VietinBank là nâng cao nhận thức và văn hóa quản lý RRHĐ trên toàn hệ thống VietinBank, đề cao thượng tôn pháp luật và ý thức tuân thủ, khuyến khí ch tinh thần sáng tạo, đổi mới. Cuộc thi “Nhà quản lý RRHĐ thông minh” đã nhận được hiệu ứng tốt từ các chi nhánh và phò ng/ban Trụ sở chính. Từ cuộc thi đã tập hợp được các ý tưởng, sáng kiến cải tiến hướng đến cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, an toàn, bảo mật và giảm tối đa RRHĐ phát sinh cho khách hàng tại VietinBank.
• Tham khảo kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, VietinBank cũng đã chú trọng đào tạo, xây dựng và tuyển dụng một đội ngũ cán bộ triển khai quản lý RRHĐ chủ chốt có kinh nghiệm, có năng lực. C án bộ được đào tạo bài bản và đầy nhiệt huyết để sẵn sàng thay đổi, áp dụng những chuẩn mực quản trị RRHĐ tiên tiến, nhưng phù hợp với trình độ và lộ trình phát triển của VietinBank.
1.4.2.Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại Thái Lan
1.4.2.1. Ngân hàng Bangkok Bank
Tại Thái Lan, ngân hàng Bangkok được coi là thành công nhất trong việc
triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hang mới, hiện đại để cung cấp cho khách hàng một loạt những dịch vụ phù hợp với các đối tượng khách hàng đa dạng.
Phương thức thực hiện đa dạng hóa dịch vụ mà ngân hàng này lựa chọn là phát triển dịch vụ mới, hiện đại và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng.
Từ năm 2002 đến nay ngân hàng đã không ngừng ứng dụng công nghệ hiện đại để cung ứng cho khách hàng các sản phẩm đa dạng như: cung cấp các dịch vụ cá nhân 24/24h, phát hành thẻ, thanh toán s é c thông qua hệ thống điện tử.
Trong những năm qua ngân hàng Bangkok được đánh giá là ngân hàng hàng đầu ở Thái Lan. Năm 2006, cứ 6 người dân Thái Lan thì có một người ở tài khoản tại ngân hang Bangkok. Đến năm 2008, cứ 4 người dân thì có 1 người ở tài khoản tại ngân hàng này. Chính điều này đã giúp ngân hàng nâng cao được thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập, tránh các rủi ro xảy ra khi nền kinh tế Thái Lan có những biến động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng Bangkok cũng được đánh giá là ngân hàng có năng lực quản lý rủi ro tín dụng tốt. Trước đây, các bộ phận có liên quan đến quy trình tín dụng được gộp làm một thì hiện nay đã được tách hẳn thành hai bộ phận độc lập với nhau: bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Trong đó, bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng, gồm: chiến lược và kế hoạch kinh doanh báo cáo xếp hạng rủi ro...Đây là một trong những thay đổi cơ bản của Bangkok Bank nhằm đảm bảo tính độc lập khách quan trong quá trình thực thi công việc.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ C hâu Á năm 1997 - 1998 hệ thống ngân hàng Thái Lan bị chao đảo, nhiều NHTM bị phá sản hoặc phải sát nhập. Tình hình đó buộc các ngân hàng phải xem lại toàn bộ chính sách, cách thức, quy trình trong hoạt động ngân hàng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, một loạt thay đổi cơ bản trong tín dụng đã đuợc các ngân hàng Thái Lan triển khai nhanh chóng và triệt để. Trong đó truớc hết phải kể đến kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của KasiKorn Bank, đó là:
- Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay: KasiKorn Bank đã tổng kết quy trình cho vay cần đuợc tuân thủ nhu sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng:
Hiện nay ngân hàng đã thực hiện triệt để nguyên tắc tín dụng, đặc biệt là thông tin tín dụng. Khi khách hàng đến vay vốn cán bộ ngân hàng phải giải quyết đuợc các vấn đề sau mới quyết định cho vay: Tu cách của nguời vay, có tin tuởng họ đuợc không? Hiệu quả kinh doanh của khách hàng, hoạt động nào thành công, hoạt động nào không thành công? Mục đí ch của khoản vay là gì? Nguồn trả nợ là gì? (dòng tiền tệ và khả năng trả nợ); Ngân hàng có kiểm soát đuợc khách hàng sử dụng tiền vay không? Khách hàng có năng lực, kiến thức về quản trị, điều hành doanh nghiệp không? Thực trạng tài chính của khách hàng?
- Cho điểm khách hàng:
KasiKorn Bank đã áp dụng xếp loại tín dụng nhu là một công cụ quyết định tự động đối với các khoản vay tiêu dùng (thẻ t ín dụng), cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp nhỏ.
- Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng:
mức phán quyết của một người, đến một nhóm người, và cao nhất là của hội đồng quản trị. Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên, phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.
- Giám sát khoản vay:
Sau khi cho vay KasiKorn Bank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay, bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá khách hàng, xử lý kịp thời các tình huống rủi ro tín dụng. Ngoài ra KasiKorn Bank coi trọng việc cập nhật hiểu biết, liên tục đào tạo cho nhân viên ngân hàng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng độc lập thực thi nhiệm vụ được phân công; đều áp dụng sổ tay tín dụng và có chính sách cho vay riêng đối với bất động sản là lĩnh vực có rủi ro cao.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Lào
Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số ngân hàng hàng đầu tại các nước phát triển và đang phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng ở Lào trong đó có hệ thống Ngân hàng LDB là:
Một là, Xây dựng một mô hình quản trị RRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp quản lý rủi ro tín dụng hiện đại, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả.
Hai là, Nhanh chóng áp dụng các mô hình đánh giá và lượng hoá rủi ro tín dụng. Thông qua đó giúp những nhà quản trị phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, nhận biết các nguyên nhân chính để tìm cách khắc phục.
Ba là, Hoàn thiện mô hình bộ máy quản trị điều hành, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, vừa phát huy thế mạnh của chi nhánh trên mỗi địa bàn vừa tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và chỉ đạo của các cấp trong hoạt động tín dụng.
Bốn là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát TD, qua việc kiểm tra sẽ
phát hiện những biểu hiện và dấu hiệu rủi ro tín dụng để đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạ thấp những thiệt hại trong hoạt động tín dụng.
Năm là, Tuân thủ qui định Phân loại nợ và trí ch lập dự phò ng RRTD đúng với quyết định 253/2013/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nuớc Lào từng buớc đua hoạt động tín dụng theo huớng chuẩn hoá và phù hợp với thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rủi ro luôn đi liền với hoạt động kinh doanh, vì vậy một hệ thống quản trị rủi ro tốt là cơ sở cho sự thành công của các doanh nghiệp; rủi ro và lợi nhuận thuờng có quan hệ cùng chiều với nhau. Điều này giải thích tại sao các nhà kinh doanh phải tìm cách giảm thiểu rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị truờng.
Trong chuơng 1 này, luận văn đã hệ thống các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nuớc trong việc quản lý rủi ro tín dụng và rút ra bài học để các NHTM của Lào học hỏi, vận dụng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN L Ý RỦI RO TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO