Hoạt động kinh doanh tín dụng tại các NHTM không những vì mục đích lợi nhuận mà c òn phải đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Vì vậy, Chính phủ và các ban ngành đứng đầu cần có trách nhiệm định hướng, hỗ trợ hoạt động tín dụng phát triển an toàn, hiệu quả. Chính phủ cần ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và luật pháp quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng Chính phủ tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, kìm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.
C hính phủ cần giao cho Bộ Tài chính sớm ban hành khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm nhằm tạo thêm nguồn thông tin cho các ngân hàng thương mại khi đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng. Nâng cao đủ mạnh tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ cho Ngân hàng Nhà Nước.
Nâng cao chất lượng thông tin của các tổ chức Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Một khó khăn rất lớn trong việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là mức độ tin cậy và sự chính xác của các thông tin mà khách hàng công bố.
Luật kế toán hiện nay chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế gây khó khăn trong công tác xem xét, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra hoạt động kiểm toán độc lập chưa phát huy hết vai trò
của mình, đôi khi có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng vẫn không đảm bảo tính minh bạch, điều này ảnh hưởng trầm trọng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Xây dựng hệ thống thông tin về các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, về những dự án đầu tư trong tương lai trên lãnh thổ Lào và xem xét “độ mở ’ thông tin đối với các dự án này.
Tạo thuận lợi cho sự tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, thúc đẩy đầu tư nước ngoài Trong thời gian qua, các NHTM vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Tương lai sẽ có nhu cầu lớn về nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ các dự án lớn về giao thông vận tải, điện lực, dầu khí, điều này sẽ tạo sức ép lớn lên hệ thống ngân hàng. Do đó, Chính phủ cần phải tạo hành lan pháp lý cho sự tham gia của các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng trên thị trường tài chính. Tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chí nh trong nước.
Chính phủ cần xây dựng lại cơ chế, thực thi chính sách xử lý tài sản đảm bảo tiền vay Việc phát sinh nợ xấu không chỉ do chủ quan của NHTM mà c ò n xuất phát từ thực trạng nền kinh tế, từ cơ chế chính sách, nên Chính phủ cần có chính sách xử lý nợ xấu của NHTM với một chiến lược chung có sự phối hợp đồng bộ của các ngành liên quan trong quá trình thực hiện. Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án c òn rất chậm. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ tư pháp hướng dẫn phòng công chứng, cơ quan thi hành án cần có thủ tục nhanh chóng bàn giao tài sản đảm bảo cho Ngân hàng sau khi được tò a tuyên án. Để tạo điều kiện cho ngân hàng phát mãi tài sản đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả thì Nhà nước nên thành lập một thị trường chính thống về đấu giá tài sản mà ngân hàng cần phát mại. Điều này sẽ đảm bảo tính
minh bạch công khai giữa các bên.
Để chuẩn hoá và đảm bảo cho thị trường hoạt động chính thống Nhà nước cần thực hiện: luật hoá thị trường bán đấu giá; thành lập công ty hay trung tâm bán đấu giá có sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; xây dựng quy trình thực hiện đấu giá gọn nhẹ và hiệu quả. Đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương cần tăng cường việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp các NHTM nắm được tư cách pháp lý, lịch sử phát triển và tình hình kinh tế của khách hàng khi họ vay vốn tại các ngân hàng này. Chính phủ cần chỉ đạo chính quyền địa phương tôn trọng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của NHTM theo luật các tổ chức tín dụng đã quy định. Tuy nhiên trên thực tế, một số NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố có xu hướng phải đáp ứng yêu cầu về lợi ích xã hội mà không hài hò a lợi ích kinh tế. Nếu yêu cầu NHTM đáp ứng quá nhiều vốn cho những án đầu tư hiệu quả về mặt xã hội, nhưng không hiệu quả về mặt kinh tế sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của hệ thống NHTM nói chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả đưa ra các biện phát nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Lào, các biện pháp trên đều chuyển hướng quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng từ chiều rộng sang chiều sâu. Nhìn chung, ngân hàng Phát triển Lào cần có nhiều đổi mới và phát triển để đạt được những chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu và ứng dụng có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là con đường ngắn nhất để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế và kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng trong giới hạn cho phép. Để làm tốt được điều đó cũng cần có sự tham gia hỗ trợ của các cấp, ban ngành có liên quan.
KẾT LUẬN
Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của các NHTM nói chung và LDB nói riêng đang có những dấu hiệu suy giảm. Do đó nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của LDB trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài nghiên cứu“Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Lào'’” đã giải quyết đươc môt số vấn đề sau:
Dựa trên những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại LDB, qua đó chỉ ra những mặt c ò n hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở những định hướng trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Đề tài được viết trên cơ sở kết hợp lý thuyết về rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình tìm hiểu tại ngân hàng LDB. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, C ô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Mai Tuấn Anh, 2015. Bài viết“ Quản lý rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại thông qua các hợp đồng phái sinh tín dụng” đăng trên báo Tạp chí Công Thương.
2. PGS.TS Đinh Xuân Hạng, TS Nguyễn Văn Lộc, 2012, Giáo trình Quản trị tín dụng NHTM, nhà xuất bản Tài C hính, Hà Nội.
3. ThS. Phan Thị Linh, 2012. Bài viết“ Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới ” Tạp chí tài chính.
4. Ngân hàng LDB, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2015-2017 5. Ngân hàng LDB, Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
6. Ngân hàng LDB, Báo cáo thường niên của Phòng Tín dụng giai đoạn 2015- 2017
7. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2010, Giáo trình Quản trị rủi ro Kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Tiến (2014), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
9. Quốc hội Lào (2006), Luật sửa đổi Ngân hàng Cộng hò a Dân chủ Nhân dân Lào, số 02/QH, ngày 26/12/2006.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN ngày 21/01/2013 về Quy định về phân loại tài sản có, mức trí ch lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
11. Thông tư số 244/TTg ngày 25/08/2006 của Chính Phủ Lào. 12. Thông tư số 03/NHNN ngày 20/06/2008.
13. Quyết định số 09/2007/TTg ngày 07/05/2007 của Chính Phủ Lào. 14. quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam
Các trang web:
1. Ngân hàng LDB Lào: www.ldblao.la