Định hướng công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1212 quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77)

Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thuơng mại nói chung và LDB nói riêng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan hay từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi truờng kinh tế bên ngoài. Nhận diện đuợc những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phò ng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trọng tâm xuyên suốt là quản trị tốt rủi ro tín dụng, nâng cao năng lực điều hành, tăng truởng quy mô phải phù hợp với khả năng, năng lực tài chính và vốn tự có, xử lý rứt điểm nợ xấu, trích đủ dự phò ng rủi ro tín dụng. Xây dựng mô hình tín dụng, quy trình xử lý rủi ro hiện đại, hiệu quả. Kiểm soát rủi ro trong giới hạn và phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và quản lý tốt tài sản nợ, tài sản có hữu hiệu để đạt đuợc hiệu quả cao trong kinh doanh.

C ác mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng vốn huy động bán lẻ 20 -25%/năm; - Tốc độ tăng du nợ cho vay bán lẻ 18 -25%;

- Tỉ lệ an toàn vốn của hệ thống NHTM đạt trên 9%; - Tỉ lệ nợ quá hạn dưới 3%;

- Khả năng sinh lời (ROE) của hệ thống NHTM bình quân 14 -16%, ROA bình quân trên 1%;

- Tỷ trọng dư nợ có TSĐB: thực hiện tăng cường cho vay có TSĐB, nâng cao chất lượng tính thanh khoản của TSĐB, xác định cơ cấu cho vay có TSĐB phù hợp với chính sách khách hàng, tỷ trọng cho vay có TSĐB chiếm 95%O tổng dư nợ.

- Tỷ lệ cơ cấu tín dụng bán lẻ theo ngành kinh tế: giảm tập trung quá lớn vào một số ngành, ưu tiên đầu tư vào những ngành có tiềm năng, ổn định và ít rủi ro. Ưu tiên những ngành được chính phủ quan tâm, hạn chế những ngành có tiềm ẩn rủi ro.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO

Muốn hoàn thiện, đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý rủi ro tín dụng thì phải kết hợp cùng lúc việc mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao năng lực quản lý, phò ng ngừa rủi ro tín dụng. Vì nếu quá chú trọng đến mở rộng tín dụng mà coi nhẹ đến khâu nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến nợ quá hạn cao, nợ xấu nhiều, ngân hàng ngày càng thua lỗ. Ngược lại, nếu quá xiết chặt trong khâu quản lý và phò ng ngừa rủi ro tín dụng mà xem nhẹ khâu mở rộng quy mô tín dụng, làm cho ngân hàng mất dần khách hàng, giảm thị phần và cũng đến một lúc nào đó làm cho thu nhập của ngân hàng bị thu hẹp dần và đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy, mục tiêu cao nhất của Ngân hàng là mở rộng tín dụng nằm trong tầm kiểm soát, quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng của ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, và định hướng kinh doanh trong thời gian tới

của Ngân hàng. Một số biện pháp được đưa ra như sau:

3.2.1. Hoàn thiện mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Hiện nay, có rất nhiều các công cụ phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng mà nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng. Ngân hàng nên lựa chọn và áp dụng một mô hình xếp hạng tín dụng và lượng hoá rủi ro sao cho phù hợp với điều kiện của mình (như mô hình chất lượng dựa vào yếu tố 6C; mô hình xếp hạng của Moody ’ s và Standard & Poor ’ s). C ác mô hình này nó là công cụ đắc lực cho nhà quản trị có những quyết sách đúng đắn khi quyết định cho vay.

Trong quá trình áp dụng mô hình việc cần thiết nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ hàng quý và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng chính sách đảm bảo tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng của từng khách hàng. xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản lý rủi ro tín dụng thông qua lượng hoá các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.

3.2.2. Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn

Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng cần tìm biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ xấu và nợ quá hạn nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tuỳ theo từng nguyên nhân mà Ngân hàng đưa ra biện pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng cũng như tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hồi được vốn vay

Ngân hàng có thể dùng biện pháp khai thác khách hàng vay khi khách hàng vay gặp rủi ro mà chưa cần đến cơ quan pháp luật xử lý. Ngân hàng sẽ tư vấn, giám sát khách hàng để đưa ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết

hàng tồn đọng và đề nghị khách hàng đưa ra lộ trình khắc phục với thời gian hoàn thành và phương án kế hoạch cụ thể. Nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh do yếu tố chủ quan từ phía cán bộ tín dụng và các bộ phận có liên quan thì Ngân hàng phải có biện pháp mạnh, xử lý kiên quyết theo mức kỷ luật hành chính và bồi thường vật chất, như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc và hạn chế phần nhiều rủi ro tín dụng.

3.2.3. Tách bạch các khâu trong hoạt độ ng tín dụng

C ần phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như bộ phân quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

Việc cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng như vậy nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Đã tách bạch được bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn, cũng như nhờ sự chuyên môn hoá sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng rủi ro tiềm tàng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Với cơ cấu tổ chức như thế sẽ tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của nhiều ngân hàng hiện nay vẫn c ò n nhiều hạn chế.

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả hoạt độ ng kiểm tra,kiểm soát khoản vay kiểm soát khoản vay

như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng

hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin được xếp vào vị

trí quan trọng hàng đầu và phải được cán bộ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm ngặt và thực hiện đúng tất cả các quy trình, quy định đã đề ra khi thực

hiện thẩm định khách hàng.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần quan tâm đến một số nhân tố trong quá trình thẩm định như: các chỉ số dự báo giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lạm phát, chỉ số tiêu dùng và các biến cố có thể dự đoán về nền kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin đó, các bộ tín dụng cần có ý kiến cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng.

C ác điều kiện tín dụng thường thay đổi theo thời gian và ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay cũng như khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Do đó, cán bộ tín dụng sau khi cho vay cần chú trọng nhiều hơn trong khâu kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng để nắm bắt kịp thời thực trạng chất lượng các khoản vay, đảm bảo cho vốn tín dụng phát huy được hiệu quả như mong muốn. Định kỳ ngân hàng cần tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục của dự án đầu tư, tình trạng xuất nhập hàng hoá, thực trạng tài sản đảm bảo, nếu phát hiện có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị thu hồi nợ sớm hoặc chuyển nợ quá hạn.

3.2.5. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng

Nhà nước Quỹ dự phò ng rủi ro được dùng để bù đắp tổn thất trong hoạt động tín dụng và việc sử dụng quỹ này được áp dụng theo quy trình nghiêm ngặt do NHNN quy định. Ngân hàng cần trích bổ sung số dự phòng rủi ro tín dụng c òn thiếu, những khoản vay mới phải trích lập đúng và đủ dự phòng rủi ro tín dụng. Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay và tuân thủ theo

các điều kiện bảo hiểm bắt buộc của Nhà nuớc và của Ngân hàng.

3.2.6. Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Với quan điểm nguồn nhân lực là nguồn tài sản quý giá nhất, cần có chính sách thu hút nhiều cán bộ có chuyên môn về tài chính ngân hàng, trong lĩnh vực quản lý rủi ro cần tuyển dụng cán bộ chuyên về lĩnh vực này.

Đào tạo và nâng cao năng lực quản trị điều hành của cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Đào tạo, bồi duỡng cán bộ nhân viên chuyên sâu hơn nữa về mặt chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp, am hiểu pháp luật trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để đảm bảo tốt hơn nữa công việc chuyên môn tại Ngân hàng đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ đủ tầm. Hiện nay, Ngân hàng thực hiện giao ban hàng tháng với thành phần là lãnh đạo chủ chốt.

Hàng tuần, Ngân hàng nên tổ chức cuộc giao ban chuyên môn tại các phòng chức năng, các phò ng giao dịch, ở đó cán bộ tín dụng có thể trao đổi kinh nghiệm, đua ra những vướng mắc trong công việc để từ đó có sự học hỏi kinh nghiệm của nhau, cùng nhau đưa ra các giải pháp có tính khả thi để khắc phục những khó khăn và lãnh đạo đơn vị cũng có thể cập nhật tình hình công việc thường xuyên và liên tục. Ngoài ra, Ngân hàng tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ tín dụng trong toàn ngân hàng và với các chi nhánh khác trong hệ thống LDB. Đây là một việc làm rất thiết thực và mang lại hiệu quả rất lớn.

Thông qua sự trao đổi, nhiều vấn đề khó khăn, nhiều mâu thuẫn sẽ được giải quyết không chỉ bằng tư duy cá nhân mà c òn bằng sự phân tích, đánh giá của một tập thể vững về chuyên môn và đầy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, đây là cơ hội để cá nhân bày tỏ, chia sẻ và thu lượm những kiến thức, kinh nghiệm trong thực tiễn hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

quyền lợi của cán bộ tín dụng, nên xây dựng chế độ lương thưởng hợp lý, tạo

cơ hội thăng tiến sẽ là những yếu tố quan trọng động viên tinh thần và nâng

cao ý thức trách nhiệm.

3.2.7. Thu thập, khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt độ ng tín dụng

Tổ chức việc thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, nhằm đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro.

Trong điều kiện cạnh tranh trong hoạt động tí n dụng ngày càng gay gắt, sự mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều đối tác để lựa chọn vay. Chính sự cạnh tranh vô hình chung chính các ngân hàng đã tạo nên tình trạng thông tin bất cân xứng.

Đối tượng phục vụ của ngân hàng rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh do vậy ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc che đậy thông tin, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin. Vấn đề đặt ra làm sao để có được một hệ thống thông thông tin thật đáng tin cậy mới phục vụ được công tác quản lý rủi ro tín dụng được tốt.

Trước hết, ngân hàng phải xây dựng kho dữ liệu thông tin riêng về thông tin tín dụng và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, xây dựng quy trình, tiêu chí chuẩn phục vụ cho khâu thu thập thông tin nhằm giúp cho việc thu thập thông tin được nhanh chóng. Bởi lẽ thông tin có vai trò quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác hơn về khách hàng, qua đó phòng tránh được rủi ro cho ngân hàng.

Hiệu quả việc đo lường tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin. Thông tin sau khi thu thập được phải chuyển qua khâu kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của nguồn thông tin, đây là một vấn đề rất khó, đòi hỏi rất

nhiều thời gian, công sức, tài chính của cũng như kinh nghiệm của bản thân cán bộ tín dụng. Để tất cả công đoạn trên không trở thành vô nghĩa thì việc ứng dụng một cách có hiệu quả những kết quả có được là khâu rất quan trọng. Kết quả sau khi phân tích cần phải được truyền tải thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, đến tất cả các bộ phận, các cán bộ nghiệp vụ có liên quan từ đó mỗi người có cách khai thách thác nguồn thông tin đó sao cho phù hợp từng phần công việc mình đảm nhiệm. C ó như vậy chất lượng nguồn thông tin thu thập được mới thực sự có hiệu quả cao.

Hiện tại việc lưu trữ thông tin khách hàng qua hệ thống máy tính của ngân hàng c òn khá ít. Ngân hàng cần khai thác và cập nhật thêm thông tin về khách hàng vào hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng. Nhìn chung, để có nguồn thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng trước tiên ngân hàng cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn thu thập khác nhau như:

+ Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: thu thập từ báo cáo tài chính, đi khảo sát thực tế qua việc phỏng vấn, kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với người lao động, kiểm tra thực trạng tài sản của khách hàng. Ngoài ra khai thác thông tin về sản phẩm khách hàng sản xuất, kinh doanh như dự đoán tình hình cung, cầu, giá cả trong thời gian tới. Để thu thập được nguồn thông tin từ khách hàng chính xác, đầy đủ thì đó là một kỹ năng của người làm công tác tín dụng, nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và sự am hiểu các lĩnh vực kinh tế xã hội.

+ Nguồn thông tin từ bên ngoài: đây là nguồn thông tin rất phong phú và khách quan, có thể khai thác từ các kênh sau: từ khách hàng khác đang có quan hệ với ngân hàng và cũng có quan hệ với khách hàng; từ các ngân hàng

Một phần của tài liệu 1212 quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w