Thu thập, khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 1212 quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

Tổ chức việc thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, nhằm đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro.

Trong điều kiện cạnh tranh trong hoạt động tí n dụng ngày càng gay gắt, sự mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều đối tác để lựa chọn vay. Chính sự cạnh tranh vô hình chung chính các ngân hàng đã tạo nên tình trạng thông tin bất cân xứng.

Đối tượng phục vụ của ngân hàng rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh do vậy ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc che đậy thông tin, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin. Vấn đề đặt ra làm sao để có được một hệ thống thông thông tin thật đáng tin cậy mới phục vụ được công tác quản lý rủi ro tín dụng được tốt.

Trước hết, ngân hàng phải xây dựng kho dữ liệu thông tin riêng về thông tin tín dụng và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, xây dựng quy trình, tiêu chí chuẩn phục vụ cho khâu thu thập thông tin nhằm giúp cho việc thu thập thông tin được nhanh chóng. Bởi lẽ thông tin có vai trò quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác hơn về khách hàng, qua đó phòng tránh được rủi ro cho ngân hàng.

Hiệu quả việc đo lường tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin. Thông tin sau khi thu thập được phải chuyển qua khâu kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của nguồn thông tin, đây là một vấn đề rất khó, đòi hỏi rất

nhiều thời gian, công sức, tài chính của cũng như kinh nghiệm của bản thân cán bộ tín dụng. Để tất cả công đoạn trên không trở thành vô nghĩa thì việc ứng dụng một cách có hiệu quả những kết quả có được là khâu rất quan trọng. Kết quả sau khi phân tích cần phải được truyền tải thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, đến tất cả các bộ phận, các cán bộ nghiệp vụ có liên quan từ đó mỗi người có cách khai thách thác nguồn thông tin đó sao cho phù hợp từng phần công việc mình đảm nhiệm. C ó như vậy chất lượng nguồn thông tin thu thập được mới thực sự có hiệu quả cao.

Hiện tại việc lưu trữ thông tin khách hàng qua hệ thống máy tính của ngân hàng c òn khá ít. Ngân hàng cần khai thác và cập nhật thêm thông tin về khách hàng vào hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng. Nhìn chung, để có nguồn thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng trước tiên ngân hàng cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn thu thập khác nhau như:

+ Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp: thu thập từ báo cáo tài chính, đi khảo sát thực tế qua việc phỏng vấn, kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp với người lao động, kiểm tra thực trạng tài sản của khách hàng. Ngoài ra khai thác thông tin về sản phẩm khách hàng sản xuất, kinh doanh như dự đoán tình hình cung, cầu, giá cả trong thời gian tới. Để thu thập được nguồn thông tin từ khách hàng chính xác, đầy đủ thì đó là một kỹ năng của người làm công tác tín dụng, nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và sự am hiểu các lĩnh vực kinh tế xã hội.

+ Nguồn thông tin từ bên ngoài: đây là nguồn thông tin rất phong phú và khách quan, có thể khai thác từ các kênh sau: từ khách hàng khác đang có quan hệ với ngân hàng và cũng có quan hệ với khách hàng; từ các ngân hàng thương mại trên địa bàn, các ngân hàng nông nghiệp khác, từ ngân hàng Nhà nước (ví dụ CI C ); từ thị trường thông qua phương tiện thông tin đại chúng, báo chí; từ các cơ quan liên quan, như: cơ quan thuế, công an, kiểm toán.

Nhìn chung để tiến tới xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất và khoa học, ngân hàng cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng.

Thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ đó bổ sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng cho những lần vay sau. Trên thực tế, công việc thu thập thông tin, xây dựng các ngân hàng dữ liệu về rủi ro tín dụng và tổn thất phục vụ cho việc xây dựng các mô hình lượng hoá chất lượng tín dụng là một công việc không thể hoàn thành nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực đơn lẻ của một ngân hàng mà c òn cần sự phối hợp của đồng bộ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ giúp đỡ của Chính phủ.

Một phần của tài liệu 1212 quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH phát triển lào luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w