Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến luợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đuợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cuờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó

-I- Nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Tổ chức nghiên cứu, dự báo rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,...

- Hoạch định phuơng huớng tổ chức phòng chống rủi ro có khoa học, nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt đuợc, nguỡng an toàn, mức độ sai sót có thể

chấp nhận đuợc,.

- Tham gia xây dựng các chuơng trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát - phòng chống rủi ro; phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên; lựa chọn các

công cụ, kỹ thuật phòng chống rủi ro; xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả mà

rủi ro

gây ra một cách nghiêm túc.

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, sai sót khi giao

dịch,.. .Từ đó,

đua ra các biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD.

-I- Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

- Đánh giá chính xác nguy cơ gây tổn thất của khác hàng truớc khi cho vay, làm cơ sở để đua ra quyết định phù hợp.

- Sớm phát hiện đuợc những rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý những rủi ro khi mới xuất hiện.

- Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

- Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi, nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.

theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của tổ chức tín dụng.

Trên cơ sở khái niệm đó, có thể hiểu một cách mở rộng hơn, tổ chức quản trị rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo luờng rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro đuợc xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản trị tín dụng của ngân hàng. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề sau:

(i) Các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ.

(ii) Các công cụ đo luờng, phát hiện rủi ro

(iii) Các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh.

(iv) Các phuơng án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng phải huớng vào việc đảm bảo hiệu quả

của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất luợng hoạt động tín

dụng của

NHTM ngay cả trong những điều kiện thị truờng đầy biến động, nguy cơ rủi ro

không ngừng gia tăng.

Hiện nay đang có hai mô hình phổ biến đuợc áp dụng. Đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán.

-I- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

- Mô hình quản trị RRTD tập trung: Công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng đuợc tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi

nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ về hội sở chính để ra quyết định. Mô

hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng

quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.

- Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản trị rủi ro tín dụng.

Nhược điểm

- Xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tu nhiều công sức và thời gian.

- Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định.

- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng lý thuyết vào công việc.

- Phạm vi áp dụng: Đuợc thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn. -I- Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng đuợc thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định huớng chung và thẩm định những khách hàng vuợt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chua tách biệt đuợc độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.

Ưu điểm

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản.

- Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng

- Xây dựng và triển khai mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.

Nhược điểm

- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

- Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản trị rủi ro tín dụng.

- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phuơng thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín

dụng dẫn

- Phạm vi áp dụng: Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.

1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng hàng

doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại.

Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) bao gồm 04 nội dung: Là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình quản trị RRTD hoàn chỉnh và hiệu quả. Trong quản trị RRTD, tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở thành ngân hàng thương mại (NHTM) tốt nhất về quản trị RRTD và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêu cốt lõi.

Công tác quản trị RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Cụ thể:

a. Phát hiện rủi ro:

Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng, thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả. Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay. Sau đây là một số dấu hiệu chung nhất để nhận biết RRTD của hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề:

-I- Từ báo cáo tài chính:

- Ngân hàng không nhận được cáo báo cáo tài chính từ người vay một cách kịp thời.

- Tiền mặt của khách hàng giảm

- Những thay đổi nhanh chóng của tài sản cố định

- Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổ đông của công ty.

- Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh chóng - Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng - Doanh thu tăng nhung lợi nhuận giảm

- Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh

-I- Từ hoạt động kinh doanh:

- Thay đổi về phạm vi kinh doanh

- Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp

- Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính

- Sự thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành

-I- Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng:

- Số du tài khoản tại ngân hàng giảm - Xuất hiện khoản nợ quá hạn

- Đặt niềm tin nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn - Xin gia hạn nhiều lần hoặc đảo nợ nhiều lần

- Xuất hiện các khoản vay có nhiều nguồn trả nợ (nhu theo đề nghị vay vốn) nhung không dễ dàng nhận thấy chúng.

- Công tác kế hoạch hoá tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc về vốn luu động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi.

-I- Những dấu hiệu liên quan đến quản trị công ty:

- Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi

- Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện một sự chắp vá.

rủi ro quá mức.

- Đặt giá bán hàng hoá và dịch vụ một cách không thực tế

- Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt - Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị truờng hoặc các

điều kiện kinh tế.

-I- Những dấu hiệu phi tài chính khác:

Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho luu trữ hàng hoá quá nhiều, hu hỏng và lạc hậu.

b. Đo lường RRTD:

Đo luờng RRTD là việc luợng hóa mức độ các rủi ro cũng nhu biết đuợc xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đua ra quyết định cho vay cũng nhu xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo luờng RRTD các ngân hàng thuờng xây dựng các mô hình thích hợp để luợng hóa các rủi ro. Các chỉ tiêu thuờng đuợc sử dụng để đo luờng rủi ro tín dụng bao gồm: Hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng; tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng; xác suất rủi ro tín dụng,...

-I- Hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng

Đây là hệ thống các tiêu chí chấm điểm đối với khách hàng, căn cứ vào mỗi mức điểm khác nhau, các ngân hàng sẽ đánh giá và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng giúp ngân hàng đánh giá đuợc mức độ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng phù hợp. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chí chấm điểm khác nhau.

-I- Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =---x 100 Tổng du nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu đuợc dùng để đánh giá chất luợng tín dụng cũng nhu rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất luợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và nguợc lại.

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) =---x 100 Tổng du nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nguời ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất luợng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất luợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất luợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và nguợc lại.

-I- Chỉ tiêu nợ có tài sản đảm bảo

Nợ có tài sản đảm bảo x 100% Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo = ---:---√⅜ ^ ■1 C ---

Tổng du nợ

Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng những món nợ có đảm bảo bằng tài sản trong tổng du nợ. Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích hàng trả nợ đúng hạn để không bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp.

-I- Tình hình rủi ro mất vốn

Dự phòng rủi ro đã trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro =---x 100

Du nợ kì báo cáo

Dự phòng RRTD là khoản tiền đuợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đuợc ngân hàng dự báo truớc cho những khách hàng có khả năng không trả đuợc nợ theo cam kết. Do đó quỹ dự phòng đuợc thành lập nhằm mục

đích bù đắp chi phí của ngân hàng khi rủi ro thực sự xảy ra. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng được trích lập càng nhiều, chất lượng tín dụng không tốt.

Số tiền mất vốn đã xóa cho kì báo cáo Tỷ lệ mất vốn =---x 100

Dư nợ trung bình kì báo cáo

Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực sự của ngân hàng, lượng mất vốn là số tiền

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w