VietinBank chi nhánh Hải Dương là bộ phận nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Do đó, mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự tác động trực tiếp từ chính sách hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Bởi thế, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần có những chính sách nhằm hỗ trợ chi nhánh trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể:
Thiết lập chính sách tín dụng phù hợp
Chính sách tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời. Vì vậy, VietinBank cần xây dựng chính sách riêng biệt cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm (ví dụ: ngành kinh doanh xăng dầu, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, ngành công nghiệp hỗ trợ...). Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau. Do vậy nếu sử dụng hệ thống quản lý chung sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, VietinBank Hải Dương cần hạn chế cho vay vào một số lĩnh vực
tiềm ẩn rủi ro cao và có tính chu kỳ như bất động sản hay chứng khoán để hạn chế tổn thất trong tương lai. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, rõ ràng. Xây dựng, ban hành chế độ chính sách tín dụng thống nhất trong toàn hệ thống.
Ban hành cơ chế và các văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm định, tái thẩm định cho từng loại cho vay, theo từng loại khách hàng và theo từng ngành nghề kinh doanh. Soạn thảo và cung cấp các Quy định, Quy trình chặt chẽ, cụ thể về xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm đến từng bộ phận, cá nhân liên quan. Các cơ chế và các văn bản hướng dẫn, Quy định, Quy trình phải đơn giản, dễ hiểu có sự liên kết với nhau, dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực tế để tránh phải sửa đổi bổ sung liên tục, dẫn đến việc cập nhật không kịp thời của cán bộ và dễ gây rủi ro trong cho vay.
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc sử dụng quá nhiều chỉ tiêu định tính để chấm điểm phi tài chính làm cho kết quả xếp hạng tín dụng phụ thuộc nhiều vào cán bộ tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng muốn điều chỉnh kết quả chấm tăng hoặc giảm có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau để điều chỉnh: Năng lực của chủ sở hữu, lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp, quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan, trình độ học vấn của người đứng đầu doanh nghiệp, khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới,.... Do vậy, chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính nên đưa thêm các chỉ tiêu định lượng để đánh giá bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản trị điều hành của doanh nghiệp,.
Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quan hệ khách hàng để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc áp dụng chấm điểm tín dụng nội bộ và phân loại nợ bằng cách thường xuyên cử cán bộ đi tập huấn và tham dự các lớp đào tạo về chuyên môn do VietinBank tổ chức tại trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank.
Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, cần ban hành về tiêu chuẩn cán bộ trong toàn hệ thống, nhất là cán bộ điều hành và cán bộ tín dụng. Tiêu chuẩn cán bộ cần xem xét kỹ các
mặt đạo đức nghề nghiệp, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết pháp luật và kinh tế thị truờng. Đề bạt cán bộ phải nên xem xét từ hiệu quả công tác thực tế nhằm giúp nâng cao chất luợng tín dụng.
Luôn chỉ đạo, huớng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ truơng, chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ cho vay các Doanh nghiệp. Thuờng xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thị truờng, xu huớng phát triển... để xác định, bổ sung kế hoạch kinh doanh đồng thời định huớng phát triển tín dụng theo ngành nghề, thời gian, quy mô, loại hình doanh nghiệp đến từng Chi nhánh.
Hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Truớc hết VietinBank phải tăng cuờng các công cụ hiện đại hỗ trợ việc khai thác thông tin cho các phòng ban trong từng chi nhánh. Hệ thống thông tin RRTD phải đuợc xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác, đặc biệt là phải thuờng xuyên cập nhật.
Hệ thống thông tin RRTD gồm 2 loại:
+ Các thông tin mang tính vĩ mô nhu: các chính sách kinh tế của nhà nuớc, tình hình thị truờng,.. .có ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng.
+ Các thông tin về khách hàng vay vốn nhu: hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm.
Ngân hàng cần phải đa dạng các nguồn thu thập thông tin để đảm bảo thông tin mang tính xác thực. Sau đó phải phân tích, xử lý thông tin kỹ luỡng. Trên cơ sở đó mới ra quyết định cho vay hay từ chối.
Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quan trọng để ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi là chua đầy đủ và thiếu chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể dựa hoàn toàn vào luồng thông tin do khách hàng cung cấp, mà cần nắm bắt xử lý thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phuơng án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức luu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin về thị
trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác, khách quan hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.
+ Tăng cường cơ sở vật chất cho chi nhánh theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị, các chương trình phần mềm hiện đại phục vụ cho hoạt động quản lý khoản vay của khách hàng
+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.
+ Thành lập bộ phận thu hồi nợ quá hạn chuyên trách. Hiện nay, Chi nhánh vẫn chưa tổ chức được bộ phận thu nợ quá hạn riêng biệt, mà việc thu nợ thường do chính bộ phận cho vay đảm nhận. Do vậy, mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay có nhiều hạn chế, vì vậy nên có một bộ phận chuyên trách để thu nợ quá hạn.