Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

Để đảm bảo an toàn trong quá trình cho vay, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính, sự thay đổi hạn mức tín dụng của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả. Xác định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong mô hình tổ chức bộ máy để tiến hành kiểm tra, kiểm soát.

Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải có trách nhiệm xác minh, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình hoạt động, cung cấp các sản phẩm tín dụng của Chi nhánh cho khách hàng. Do đó Chi nhánh cần có sự phân định rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các dự án, phương án cho vay. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, các cán bộ kiểm tra độc lập cần quan tâm hơn nữa tới các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát của Chi nhánh; soạn thảo các điều kiện trong Hợp đồng tín dụng cũng như Hợp đồng thế chấp/cầm cố không rõ ràng, gây khó hiểu và có thể dẫn tới tranh chấp.

Đối với việc kiểm tra, giám sát sau cho vay: Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần có một số kiểm tra nhất định, định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động theo dự kiến, tình trạng của khoản vay không xấu đi. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay công tác này

vẫn còn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:

- Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

- Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

- Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại VietinBank Hải Dương, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

- So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: Tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

- Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình tín dụng để có thể cảm nhận được môi trường, hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w