Định hướng tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 102)

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương

3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam — Chi nhánh Hải Dương

Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng được ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của VietinBank và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng.

Định hướng chung của hệ thống Vietinbank đối với Khách hàng

Năm 2019 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8% và được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá lạc quan trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm. Năm 2020 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn thế giới nói chung chịu tác động không tốt của dịch covid 19. Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn đối với thị trường Trung Quốc, dự báo của Sở kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống từ 6,09%- 6,27%, tuy nhiên Việt Nam được dự báo là ổn định và phát triển trong trung và dài hạn. Nguồn đầu tư nước ngoài luôn tăng trưởng kết hợp sự phát triển đầy mạnh mẽ của kinh tế tư nhân, cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế nhà nước. Ngành Ngân hàng còn có nhiều khó khăn tạm thời nhưng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là cơ hội của hệ thống Ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng. Thực tế những năm qua cho thấy dòng lưu chuyển vốn qua Ngân hàng ngày càng nhiều, người dân và doanh nghiệp có xu thế sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng. Việt

Nam đã mở cửa và hội nhập quốc tế nên các chuẩn mực quốc tế đã đuợc áp phổ biến tại Việt Nam. Xu huớng này đòi hỏi hệ thống Ngân hàng trong đó có VietinBank phải tăng cuớng áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, quản trị rủi ro,... theo chuẩn mực quốc tế. Điều này giúp cho hoạt động Ngân hàng đuợc quản lý tốt hơn, an toàn và phát triển bền vững hơn.

Trên cơ sở đánh giá, nhận định và dự báo tình hình kinh tế của đất nuớc, chỉ đạo của Chính phủ, VietinBank đã có định huớng đầu tu cho các Doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế để tháo gỡ khó khăn, cũng nhu vực dậy các lĩnh vực, ngành, doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời, cụ thể:

Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt nhằm đa dạng hóa khách hàng, duy trì tốt khách hàng hiện có và thu hút các khách hàng mới tiềm năng. Cung cấp các gói hỗ trợ với lãi suất thấp (tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp, cho vay khách hàng vi mô, cho vay uu đãi với các sản phẩm nông lâm, cho vay đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón...) đối với các khách hàng đáp ứng điều kiện của Vietinbank. Mở rộng và thực hiện tốt các dịch vụ khách hàng nhu: thẻ ATM, Visa, POS (điểm thanh toán bằng thẻ), thanh toán phí cầu đuờng qua Vietinbank, các sản phẩm huy động vốn,...

Nâng cao hơn nữa chất luợng tín dụng, thẩm định dự án, đầu tu an toàn, hiệu quả. Tăng tỷ trọng cho vay phát triển sản xuất và các dự án có tính khả thi, đem lại hiệu quả, có quy mô phù hợp với khả năng cung cấp và quản lý của Ngân hàng.

Định hướng phát triển kinh doanh của VietinBank Hải Dương

Chi nhánh phấn đấu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu kinh doanh hàng năm trong giai đoạn 2020 - 2025 do NHCT VN giao theo huớng tích cực tăng hiệu quả từ hoạt động dịch vụ và hiệu quả kinh doanh ngoài lãi đối với các khách hàng.

Tốc độ tăng truởng nguồn vốn là 14% Tốc độ tăng truởng tín dụng là 16%

Bám sát mục tiêu kinh doanh của NHCT VN, triển khai mạnh mẽ thúc đẩy kinh doanh ngay từ những ngày đầu năm, gắn tăng truởng với hiệu quả, huớng tới mục tiêu tăng truởng ổn định, bền vững, có chọn lọc. Duy trì tốc độ phát triển hợp lý và bền vững, quản trị tốt chất luợng tăng truởng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh doanh thúc đẩy tăng truởng mạnh mẽ phân khúc KHDN VVN, KH bán lẻ, phát triển có chọn lọc, hiệu quả, an toàn đối với KHDN FDI. Phát triển đa dạng các kênh bán hàng, nâng cao hiệu quả công tác bán hàng và khai thác khách hàng mới.

Đẩy mạnh hiệu quả ở tất cả các phân khúc, cải thiện NIM cho vay, huy động vốn, không phụ thuộc tăng truởng lợi nhuận từ quy mô mà chọn lọc khách hàng hiệu quả cao, có khả năng khai thác đa dạng sản phẩm dịch vụ bán chéo.

Thay đổi chính sách giá và phí trên cơ sở cân đối tính toán hiệu quả toàn diện từ các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi vay mang lại.

Cải thiện mạnh mẽ chất luợng dịch vụ cho khách hàng, đẩy mạnh bán theo rổ sản phẩm, bán toàn diện các sản phẩm dịch vụ.Tiếp tục nâng cao năng suất lao động và gia tăng sự hài lòng của khách hàng, cải cách thủ tục, quy trình, hồ sơ, giảm thời gian tác nghiệp, uu tiên nguồn lực chăm sóc khách hàng, hoàn thiện chất luợng dịch vụ.

Công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm cần thúc đẩy mạnh, trong đó tập trung khai thác nguồn vốn có chi phí thấp, nguồn tiền gửi CASA thông qua tiếp cận cung ứng sản phẩm dịch vụ khách hàng, khai thác tốt nhóm khách hàng nhiều tiền mặt, nhóm hành chính công và các đơn vị sự nghiệp, qua đó quản trị chi phí vốn hiệu quả

Định hướng tín dụng của VietinBank Hải Dương

Tăng truởng tín dụng bền vững, có chọn lọc gắn với hiệu quả thực chất, áp dụng mức lãi suất/phí phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng để cân đối giữa lợi ích thu đuợc với Tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA). Cùng với tăng truởng tín dụng cần gắn với việc khuyến khích KH sử dụng đa dạng, trọn gói các sản phẩm, dịch vụ khác của NHCT. Chính sách, sản phẩm tín dụng phải phù hợp với đặc thù, hành vi tiêu dùng từng vùng miền/khu vực, đặc biệt đối với các phân khúc KH bán lẻ, DNV&N. Đây mạnh cấp tín dụng theo chuỗi liên kết khép kín, bán chéo sản phẩm giữa các Khối Kinh doanh.

Ưu tiên phát triển cho vay KHDN VVN, doanh nghiệp siêu vi mô, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, KH bán lẻ; bên cạnh giữ vững và phát triển cho

vay KHDNL để giảm bớt sự phụ thuộc, tập trung tín dụng vào KHDNL; đảm bảo tăng truởng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực uu tiên theo chủ truong của Chính phủ (gồm nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, công nghiệp hỗ trợ gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch, ...), các mặt hàng thiết yếu nhu xăng dầu, điện, năng luợng,...;

ưu tiên lựa chọn các dự án có mô hình kiến trúc, vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng luợng, thân thiện môi truờng, nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu. Thận trọng khi cấp tín dụng với các phuong án, dự án gây tác động lớn đến môi truờng, xã hội và phải bảo đảm KH có các biện pháp giảm thiểu tác động của phuơng án, dự án đến môi truờng, xã hội.

Tăng cuờng kiểm soát, rút giảm du nợ đối với các Tập đoàn/doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cầu, truớc sáp nhập, có nguy cơ bị thôn tính.

Kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào các lĩnh vực không khuyến khích phát triển, lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhu đầu tu, kinh doanh bất động sản; đầu tu, kinh doanh chứng khoán.

Theo phân khúc KH

- Đối với phân khúc KH Doanh nghiệp lớn: Tiếp tục tăng truởng và giữ vững thị phần đối với những KH tốt, đảm bảo hiệu quả trong tăng truởng tín dụng.

- Đối với phân khúc KH vừa và nhỏ (VVN): ưu tiên tập trung nguồn lực dễ tăng truởng mạnh, mở rộng và chiếm lĩnh thị phần tín dụng.

- Đối với phân khúc KH FDI: Tập trung vào các doanh nghiệp đuợc đầu tu bởi các tập đoàn lớn có chủ sở hữu uy tín, tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm nhiều năm.

Theo kỳ hạn: Tăng cuờng cấp tín dụng ngắn hạn, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ cấp tín dụng trung dài hạn

Theo biện pháp bảo đảm: . Định huớng chung

Theo loại hình TSBĐ: ưu tiên nhận TSBĐ có tính thanh khoản tốt, tỷ lệ khấu trừ khi tính trích lập dự phòng cụ thể cao (nhu số du tài khoản thanh toán, số du tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá gồm giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc phát hành hoặc chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do Tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nuớc ngoài phát hành, trái phiếu do NHCT phát hành bất động sản....) truớc khi nhận TSBĐ có tính thanh khoản thấp, tỷ lệ khấu trừ khi tính trích lập dự phòng cụ thể thấp (bao gồm máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền tài sản...).

Theo biện pháp bảo đảm là bảo lãnh của Bên thứ 3: ưu tiên bên bảo lãnh có cầm cố (thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ theo cam kết bảo lãnh.

Theo đối tuợng sở hữu TSBĐ:

ưu tiên nhận TSBĐ của KH truớc khi nhận TSBĐ/bảo lãnh của bên thứ ba. Truờng hợp nhận bảo đảm bằng tài sản/bảo lãnh của bên thứ ba, uu tiên lựa chọn bên thứ ba là (ị) chủ doanh nghiệp, thành viên góp vốn, cổ đông nắm quyền chi phối, điều hành doanh nghiệp; (11) nguời thân (gồm cha/mẹ/con/vợ/chồng/anh chị em ruột) của KH hoặc các đối tuợng tại mục (1).

Chỉ nên nhận tài sản là biện pháp bổ sung đối với các truờng hợp TSBĐ có mối quan hệ cùng chiều với đòng tiền trả nợ của KH nhu cổ phiếu, trái phiếu, quyền đối với phần vốn góp mà KH chính là tổ chức phát hành/tô chức nhận góp vốn, quyền thu phí đối với dự án mà NHCT tài trợ.

Theo đơn vị định giá TSBĐ: Ngoài các truờng hợp bắt buộc phải qua AMC/CTLK theo quy định của NHCT và quy định của Pháp luật, khuyến khích định giá TSBĐ (khi nhận và xử lý tài sản) qua AMC/Công ty liên kết (CTLK) đối với các loại TSBĐ, trong đó đặc biệt là các TSBĐ có tính phức tạp nhu máy móc thiết bị, phuơng tiện vận tải có tính chuyên dùng, đặc thù; hàng hóa....

Một số chỉ tiêu kế hoạch VietinBank Hải Dương phấn đấu thực hiện trong năm 2020:

+ Huy động vốn cuối kỳ: 7.300 tỷ đồng + Du nợ cho vay và đầu tu: 6.600 tỷ đồng + Chênh lệch thu chi: 230 tỷ đồng

+ Trích DPRR: 15 tỷ đồng

+ Thu dịch vụ: 15 tỷ đồng

+ Thu hồi nợ đã XLRR: 25 tỷ đồng + Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: 1,5%

Cụ thể hơn, quan điểm giải quyết trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh như sau:

- Luôn lấy số lượng và chất lượng tín dụng làm mục tiêu kinh doanh, đồng thời chú trọng công tác quản trị rủi ro.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường nhằm giúp Chi nhánh ứng phó kịp thời khi thị trường có sự biến động ảnh hưởng tới tính thanh khoản.

- Chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý, chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.

- Tăng cường công tác quản trị điều hành, QTRR, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Triển khai công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ ở mọi cấp độ theo quy chế và hướng dẫn tại Chi nhánh, phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng các nhà quản trị cấp cao.

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w