Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 44)

1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng hàng

doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại.

Quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) bao gồm 04 nội dung: Là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình quản trị RRTD hoàn chỉnh và hiệu quả. Trong quản trị RRTD, tối đa hóa lợi nhuận cho sở hữu chủ, trở thành ngân hàng thương mại (NHTM) tốt nhất về quản trị RRTD và sử dụng tài sản trong hoạt động cấp tín dụng là hai mục tiêu cốt lõi.

Công tác quản trị RRTD ở NHTM thường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ khâu phát hiện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro. Cụ thể:

a. Phát hiện rủi ro:

Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng, thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả. Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay. Sau đây là một số dấu hiệu chung nhất để nhận biết RRTD của hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề:

-I- Từ báo cáo tài chính:

- Ngân hàng không nhận được cáo báo cáo tài chính từ người vay một cách kịp thời.

- Tiền mặt của khách hàng giảm

- Những thay đổi nhanh chóng của tài sản cố định

- Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổ đông của công ty.

- Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh chóng - Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng - Doanh thu tăng nhung lợi nhuận giảm

- Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh

-I- Từ hoạt động kinh doanh:

- Thay đổi về phạm vi kinh doanh

- Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp

- Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính

- Sự thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành

-I- Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng:

- Số du tài khoản tại ngân hàng giảm - Xuất hiện khoản nợ quá hạn

- Đặt niềm tin nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn - Xin gia hạn nhiều lần hoặc đảo nợ nhiều lần

- Xuất hiện các khoản vay có nhiều nguồn trả nợ (nhu theo đề nghị vay vốn) nhung không dễ dàng nhận thấy chúng.

- Công tác kế hoạch hoá tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc về vốn luu động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi.

-I- Những dấu hiệu liên quan đến quản trị công ty:

- Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi

- Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện một sự chắp vá.

rủi ro quá mức.

- Đặt giá bán hàng hoá và dịch vụ một cách không thực tế

- Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt - Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị truờng hoặc các

điều kiện kinh tế.

-I- Những dấu hiệu phi tài chính khác:

Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh; kho luu trữ hàng hoá quá nhiều, hu hỏng và lạc hậu.

b. Đo lường RRTD:

Đo luờng RRTD là việc luợng hóa mức độ các rủi ro cũng nhu biết đuợc xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đua ra quyết định cho vay cũng nhu xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng này xảy ra. Để đo luờng RRTD các ngân hàng thuờng xây dựng các mô hình thích hợp để luợng hóa các rủi ro. Các chỉ tiêu thuờng đuợc sử dụng để đo luờng rủi ro tín dụng bao gồm: Hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng; tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng; xác suất rủi ro tín dụng,...

-I- Hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng

Đây là hệ thống các tiêu chí chấm điểm đối với khách hàng, căn cứ vào mỗi mức điểm khác nhau, các ngân hàng sẽ đánh giá và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng giúp ngân hàng đánh giá đuợc mức độ rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng phù hợp. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chí chấm điểm khác nhau.

-I- Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =---x 100 Tổng du nợ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu đuợc dùng để đánh giá chất luợng tín dụng cũng nhu rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất luợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và nguợc lại.

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) =---x 100 Tổng du nợ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nguời ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất luợng tín dụng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất luợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất luợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và nguợc lại.

-I- Chỉ tiêu nợ có tài sản đảm bảo

Nợ có tài sản đảm bảo x 100% Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo = ---:---√⅜ ^ ■1 C ---

Tổng du nợ

Tỷ lệ này cho biết tỷ trọng những món nợ có đảm bảo bằng tài sản trong tổng du nợ. Tài sản đảm bảo không chỉ là động cơ khuyến khích hàng trả nợ đúng hạn để không bị thanh lý tài sản, mà còn là nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp.

-I- Tình hình rủi ro mất vốn

Dự phòng rủi ro đã trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro =---x 100

Du nợ kì báo cáo

Dự phòng RRTD là khoản tiền đuợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đuợc ngân hàng dự báo truớc cho những khách hàng có khả năng không trả đuợc nợ theo cam kết. Do đó quỹ dự phòng đuợc thành lập nhằm mục

đích bù đắp chi phí của ngân hàng khi rủi ro thực sự xảy ra. Chỉ tiêu này càng lớn nghĩa là dự phòng được trích lập càng nhiều, chất lượng tín dụng không tốt.

Số tiền mất vốn đã xóa cho kì báo cáo Tỷ lệ mất vốn =---x 100

Dư nợ trung bình kì báo cáo

Tỷ lệ này phản ánh tổn thất thực sự của ngân hàng, lượng mất vốn là số tiền ngân hàng thực sự phải trích lập và các nguồn khác để bù đắp, là khoản cho vay mà theo ý kiến chủ quan của ngân hàng là không có khả năng thu hồi.

-I- Khả năng bù đắp rủi ro

Dự phòng RRTD được trích lập Hệ số bù đắp các khoản CV bị mất =---x 100 Dư nợ bị thất thoát Dự phòng RRTD được trích lập Hệ số khả năng bù đắp RRTD =---x 100 Nợ quá hạn khó đòi

Các hệ số này cho biết khả năng bù đắp RRTD của ngân hàng từ các khoản dự phòng đã được trích lập. Hệ số này càng cao càng tốt.

Mức độ tập trung tín dụng, tăng trưởng dư nợ

Dư nợ ngành nghề

Mức độ tập trung tín dụng =---x 100 Tổng Dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tập trung dư nợ đối với từng ngành nghề trong tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng cao, từ đó ngân hàng sẽ xem xét để đưa ra cách ứng xử phù hợp.

Dư nợ năm sau - Dư nợ năm trước

Tốc độ tăng trưởng dư nợ =---x 100 Dư nợ năm trước

năm trước. Đây là chỉ tiêu được phân tích theo chiều ngang để thấy rõ hơn về mức độ tăng trưởng nhanh hay chậm, hay thu hẹp của chỉ tiêu này. Tốc độ tăng trưởng dư nợ có tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng nợ xấu.

c. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Chiến lược quản trị RRTD của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng.

Việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro rõ ràng, chính xác trong dự báo nhằm hướng tới mục tiêu an toàn và lợi nhuận cao trong hoạt động của NHTM, đòi hỏi các nhà quản trị cần có sự điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, những nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hợp lý cần được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của NHTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Do đó, khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, ngân hàng cần phải xem xét tới tác động của các yếu tố:

- Tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng - Đặc điểm và tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng - Khả năng và mức độ cạnh tranh từ các ngân hàng khác

Thứ hai, căn cứ vào quy định của các cơ quan quản lý

Các quy định của cơ quan quản lý: Với các chính sách và văn bản pháp quy đã được ban hành, các ngân hàng phát triển theo hướng chủ động kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước những hoạt động của mình. Do đó các chiến lược quản trị rủi ro phải tuân theo quy định pháp lý của các cơ quan quản lý.

Thứ ba, căn cứ vào chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng cung cấp cho các cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Theo đó, tồn tại những vấn đề trong việc xây dựng chính

sách tín dụng mà các NHTM cần chú trọng:

- Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt xét theo các tiêu chí: các loại tín dụng, những kỳ

hạn tín

dụng, các độ lớn tín dụng và chất lượng tín dụng).

- Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hợp đồng tín dụng.

- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định cho vay đối với khách hàng.

- Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay và những tài liệu phải được lưu giữ tại ngân hàng (báo cáo tài chính, hợp đồng tín dụng, hồ sơ về tài sản bảo đảm...).

- Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm đánh giá, kiểm tra và duy trì hồ sơ tín dụng, và báo cáo thông tin. - Xây dựng định hướng tín dụng vào những đối tượng cụ thể của nền kinh tế,

có chính sách phát triển sản phẩm tín dụng mới rõ ràng trong hoạt động. - Các chỉ dẫn nhận, định giá và hoàn tất hồ sơ bảo đảm tín dụng.

- Quy định chính sách và quy trình ấn định hạn mức tín dụng, mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay.

- Quy định giới hạn tín dụng tối đa, nghĩa là quy định tỷ lệ “tổng dư nợ/ tổng

Một phần của tài liệu 1264 quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w