Qui trình quản trị rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 46)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Qui trình quản trị rủi ro hoạt động

Để QTRRHĐ hiệu quả cần phải thiết lập một khung quản trị bao gồm các nội dung cơ bản:

- Xây dựng chiến luợc với trọng tâm là xác định khẩu vị rủi ro

- Xác định cấu trúc tổ chức quản trị rủi ro

- Thiết lập chế độ báo cáo nội bộ với hệ thống chỉ tiêu (KRI) hiệu quả

- Các chiến lược giám thiêu rủi ro

- Kẽ hoạch kinh doanh liên tục

- Quản lý dịch vụ thuê ngoài

- Phân tích dừ liệu rủi ro hoạt động

- Đo lường vôn chịu rủi ro hoạt động

KIẺM SOÁT/GIẢM THIÈU

- Uy ban quản lý rủi ro hoạt động - Hệ thống báo cáo quân lý rủi ro hoạt động

+ Báo cáo quán lý rủi ro hoạt động định kỳ + Báo cáo KRIs

+ Báo cáo sự CO bểt ngờ

Sơ đồ 1.3: Mô hình Quy trình quản lý rủi ro hoạt động 1.2.3.1. Nhận diện rủi ro hoạt động

Trong ngân hàng thương mại, tất cả các bộ phận đều có trách nhiệm phải thực hiện đánh giá và xác định rủi ro nhằm phát hiện kịp thời, sớm những dấu hiệu rủi ro trong quá trình hoạt động, phân tích xác định mức độ ảnh hưởng và hậu quả có thể xảy ra.

Để nhận diện được rủi ro hoạt động các ngân hàng phải nắm rõ nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro có thể xảy ra. Tùy theo phương pháp quản lý, mỗi ngân hàng có thể quy định một cách thức nhận diện rủi ro hoạt động khác nhau nhưng thông thường được thực hiện theo 07 nhóm dấu hiệu sau:

Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy và an toàn nơi làm việc:

- Rà soát, đánh giá thường xuyên mô hình tổ chức bộ máy, cơ cấu các bộ phận nghiệp vụ, tình hình nhân sự.

Thông qua việc rà soát, đánh giá tổ chức bộ máy và an toàn nơi làm việc mà các ngân hàng có thể tìm ra các loại dấu hiệu rủi ro từ nhân viên; công tác tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ; từ việc thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật đối với người lao động.

Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định bao gồm:

- Các chính sách, quy định còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân

hàng.

- Các văn bản quy định có sự chồng chéo, bất hợp lý gây khó khăn cho người thực hiện hoặc không thể thực hiện được, nội dung chưa đúng, chưa

phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Việc thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách, quy định nội bộ trong quá trình hoạt động là yêu cầu không thể thiếu được đối với các ngân hàng.

Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: Các ngân hàng sẽ phải thực hiện nhận diện những dấu hiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với nhau hoặc với khách hàng để thực hiện những hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, hủy hoại uy tín của ngân hàng.

Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: Bao gồm những hành động có chủ đích như gian lận, lừa đảo của khách hàng hoặc của các đối tượng bên ngoài khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (như cung cấp thông tin sai sự thật, làm giả hồ sơ giao dịch...).

Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: Phải thường xuyên theo dõi, thống kê đầy đủ các lỗi, sai sót phát sinh trong quá

hiệu rủi ro như thực hiện nghiệp vụ vượt quyền, không tuân thủ các quy định, quy trình; kiểm soát không chặt chẽ...

Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin: Các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi hoạt động của hệ thống, thống kê đầy đủ các lỗi, sai sót, các sự cố của hệ thống công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản: Ngân hàng xem xét, đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro như phá hoại, khủng bố, thiên tai, hỏa hoạn.

1.2.3.2. Đo lường rủi ro hoạt động

Đo lường rủi ro hoạt động là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro hoạt động từ đó xác định chiến lược để quản lý nhằm phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.

Rủi ro hoạt động được đo lường qua 2 phương pháp: định tính và định lượng.

a. Phương pháp định tính: Đây là phương pháp phân tích, đánh giá, nhận xét chủ quan của ngân hàng thương mại về mức độ tốt - xấu, lớn - nhỏ,

tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định. Phương

pháp này

được sử dụng để đo lường các rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy,

an toàn nơi làm việc và rủi ro liên quan đến chính sách, các quy trình nội bộ.

b. Phương pháp định lượng: Phương pháp đo lường định lượng là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro, tổn thất cụ thể của từng

Chỉ tiêu này được thống kê chi tiết cho từng dấu hiệu rủi ro được xác định các dấu hiệu rủi ro hoạt động của mỗi ngân hàng trong một kỳ báo cáo (tháng, quý, năm) và nó thường được so sánh với con số thống kê của kỳ báo cáo trước đó hoặc so sánh với mức mà ngân hàng chấp nhận, xác định trước. Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn số thống kê của kỳ báo cáo trước càng tốt.

Chỉ tiêu thứ hai: Xác suất xuất hiện các dấu hiệu rủi ro

Chỉ tiêu này cũng được tính chi tiết cho từng dấu hiệu rủi ro hoạt động trong thư viện dấu hiệu rủi ro của ngân hàng. Nó thường được so sánh với kỳ báo cáo trước và/hoặc với số chấp nhận của mỗi ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Chỉ tiêu thứ ba: Số lượng các sự cố phát sinh trong kỳ

Chỉ tiêu này được thống kê chi tiết cho từng loại sự cố xảy ra trong một kỳ báo cáo và nó thường được so sánh với con số thống kê của kỳ báo cáo trước đó. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Chỉ tiêu thứ tư: Tổng số tổn thất tính bằng tiền xảy ra trong kỳ báo cáo

Chỉ tiêu này được so sánh với số thống kê của kỳ trước và chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

Chỉ tiêu thứ năm: Số lượng vốn phân bổ cho rủi ro hoạt động- trích lập dự phòng rủi ro.

Việc tính toán phân bổ vốn cho rủi ro hoạt động được tính bằng một trong ba phương pháp đó là: phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn hóa và phương pháp đo lường tiên tiến. Số vốn phân bổ cho rủi ro hoạt động càng nhỏ càng tốt, tuy nhiên để đạt được điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện tính toán, phân bổ vốn theo phương pháp đo lường tiên tiến AMA.

1.2.3.3. Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro hoạt động

Phải xác định rõ QTRRHĐ không phải là của một bộ phận hay một số người mà là trách nhiệm của cả hệ thống. Nhân viên ngân hàng cần phải hiểu rõ về loại rủi ro này, nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Khi đã xác định được trách nhiệm đối với việc quản lý rủi ro, cần phải phân chia cấp độ quản lý rủi ro một cách rõ ràng, minh bạch. QTRRHĐ trong các ngân hàng thương mại phải được chia thành ba cấp quản lý đó là cấp độ chiến lược, cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô.

Nội dung của các phương án phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro hoạt động bao gồm:

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định và quy trình nghiệp vụ cho phù hợp.

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ.

- Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu và các văn bản liên quan đến rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo.

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro hoạt động thông qua việc xây dựng kịch bản và thực hiện diễn tập phương án giảm thiểu rủi

ro đối

với các sự cố bất ngờ, phân bổ vốn để phòng ngừa rủi ro, mua bảo hiểm để

giảm thiểu rủi ro.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro hoạt động; đồng thời, xây dựng kế hoạch khắc phục, sửa chữa sai sót.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ.

- Rà soát, chỉnh sửa, ban hành bổ sung các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong quá trình tác nghiệp.

1.2.3.4. Kiểm soát rủi ro hoạt động

- Cải tiến khả năng phát hiện sớm các rủi ro chưa được phát hiện, chưa được kiểm soát hoặc đang bị coi nhẹ.

- Đánh giá tốt hơn khả năng chấp nhận rủi ro đã được phát hiện.

- Xây dựng các biện pháp kiểm soát, thay thế có hiệu quả hơn đối với các rủi ro không thể chấp nhận được.

- Triển khai sớm hơn và tốt hơn các hành động nhằm giảm nhẹ rủi ro và các biện pháp để tránh tổn thất.

Thông qua việc tự đánh giá kiểm soát rủi ro, các ngân hàng có thể lập ma trận kiểm soát rủi ro để dễ dàng đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát áp dụng đối với rủi ro hoạt động. Ít nhất một năm một lần phải thực hiện đánh giá kiểm soát rủi ro, lĩnh vực nào có khả năng xảy ra rủi ro nhiều hơn thì số lần thực hiện nhiều hơn. Dưới đây là bảng kiểm soát rủi ro hoạt động theo KPMG International:

1-4 Mức thấp

Quản lý theo các quy trình thông thường.

Cải tiến nếu có thể. Lập báo cáo rủi ro.

5-8 Trung bình

- Có kế hoạch nhằm giảm bớt rủi ro.

- Đánh giá rủi ro và có hành động

thích hợp.

- Các hành động phải được kiểm soát.

9-12 Đáng kể

(công việc đang tiến hành).

- Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh

trong giới hạn rủi ro chấp nhận được

và liên hệ với người QLRR về

15-25 Nghiêm trọng

- Không hoạt động cho đến khi hoàn

thành đánh giá rủi ro.

- Nếu không giảm thiểu được rủi ro

phải báo cáo Giám đốc và người

Các thông tin quản lý rủi ro phải được thể hiện thông qua hệ thống báo cáo.

- Nội dung báo cáo bao gồm các thông tin về rủi ro tác nghiệp nghiêm trọng đang gặp phải, những sự cố và hậu quả rủi ro cùng với những dự

tính để

khắc phục, tính hiệu quả của các giải pháp đã đề ra, các khu vực áp lực có thể

xảy ra rủi ro tác nghiệp và từng bước kiểm soát rủi ro tác nghiệp.

- Xây dựng hệ thống thông tin đầu vào phục vụ quản lý rủi ro hoạt động, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng hiệu

1.2.3.6. Xác định mức vốn cần thiết

Theo Ủy ban Basel, có ba phương án để tính toán yêu cầu về vốn cho rủi ro hoạt động theo thứ tự gia tăng dần về mức độ phức tạp và sự nhạy cảm với rủi ro, đó là phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp chuẩn hóa và phương pháp đo lường tiên tiến AMA.

Phương pháp chỉ số cơ bản KBIA

Các ngân hàng đang sử dụng phương pháp chỉ số cơ bản cần nắm giữ mức vốn đối với rủi ro tác nghiệp bằng một tỷ lệ không đổi 15% của tổng thu nhập dương trung bình trong 03 năm gần nhất của toàn ngân hàng, tức là nếu có bất kỳ năm nào mà tổng thu nhập âm hoặc bằng 0 thì số liệu của năm đó không được tính vào giá trị trung bình.

KBIA = GIi x α n1/n

Trong đó:

- KBIA là chi phí vốn trong phương pháp chỉ số cơ bản

- GI là tổng thu nhập năm của 03 năm gần nhất thỏa mãn điều kiện thu nhập dương

- n = số lượng lần của ba năm kế trước mà tổng thu nhập là dương.

- α = 15%, do Ủy ban quy định, có quan hệ với mức độ mở rộng ngành của mức đủ vốn yêu cầu đối với mức độ mở rộng ngành của chỉ số. - Tổng thu nhập hàng năm được tính bằng thu nhập lãi ròng, cộng với

thu nhập phi lãi ròng theo định nghĩa bởi các cơ quan giám sát quốc gia hoặc

các tiêu chuẩn kế toán quốc gia.

Phương pháp chuẩn hóa SA

Theo phương pháp này, các hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 mảng hoạt động chính đó là: tài chính doanh nghiệp, thương mại và bán hàng, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, chi trả và thanh toán, các dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý tài sản và môi giới bán lẻ.

Ngân hàng bán lẻ (β3) 12% Quản lý tài sản (β7) 12%

Trong đó:

KTSA = Chi phí vốn theo Phương pháp Tiêu chuẩn hóa GI1-8 = Tổng thu nhập hàng năm cho mỗi ngành kinh doanh

1-8 = Nhân tố vốn cho mỗi dòng kinh doanh, liên hệ mức độ vốn yêu cầu với mức độ tổng thu nhập của mỗi dòng kinh doanh.

Phương pháp đo lường tiên tiến AMA (Advanced Measurement Approach)

AMA cho phép ngân hàng thương mại điều chỉnh vốn bằng với đo lường rủi ro được tính toán bằng hệ thống đo lường rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng đó. Theo AMA, yêu cầu vốn pháp lý sẽ bằng đo lường rủi ro được tạo ra bởi hệ thống đo lường rủi ro hoạt động của ngân hàng, có sử dụng tiêu chí định lượng và định tính đối với AMA.

Một ngân hàng được áp dụng phương pháp AMA cho một số bộ phận hoạt động và sử dụng phương pháp chỉ số cơ bản hoặc phương pháp chuẩn hóa cho các phần còn lại với điều kiện ngân hàng đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các bộ phận hoạt động của ngân hàng áp dụng phương pháp AMA phải đáp ứng được các chỉ tiêu định tính cho việc sử dụng AMA, còn những

phần trong hoạt động đang áp dụng phương pháp đơn giản hơn đáp ứng được

các chỉ tiêu định lượng cho phương pháp đó.

- Về dữ liệu áp dụng của phương pháp AMA, một phần cơ bản của rủi ro hoạt động của ngân hàng phải được đề cập đến bằng phương pháp AMA.

- Ngân hàng cung cấp cho cơ quan quản lý ngân hàng một kế hoạch trong đó phải chi tiết thời gian biểu mà ngân hàng dự tính sẽ triển khai nhân

rộng phương pháp AMA cho các đơn vị thành viên và hoạt động cơ bản của

ngân hàng.

Tùy thuộc vào việc phê chuẩn của cơ quan quản lý ngân hàng, một ngân hàng đang lựa chọn sử dụng từng phần có thể quyết định những phần hoạt động nào sẽ áp dụng AMA theo từng mảng nghiệp vụ, theo cấu trúc pháp lý, theo vùng địa lý hoặc các cơ sở xác định nội bộ khác.

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 46)