Mô hình bản đồ rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48)

1.3. Kinh nghiệm quản trị RRHĐ tại một số NHTM

1.3.1. Kinh nghiệm

Quản trị rủi ro hoạt động trong những năm gần đây đã trở thành một hoạt động quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Trước xu thế hiện đại hóa, toàn cầu hóa, cạnh tranh gay gắt,... đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải dựa vào hệ thống công nghệ tự động phức tạp hơn, phát triển đa dạng các sản phẩm, đắp ứng tối đa nhu cầu.

Ngay khi Basel II có hiệu lực, rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng biện pháp quản trị rủi ro hoạt động. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại, AMA. Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 12 quốc

gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro hoạt động của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA(10,8% so với 12-18%).

Hơn 50% ngân hàng Tây Ban Nha đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức nhằm mục tiêu quản trị rủi ro hoạt động như thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về rủi ro hoạt động, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại.

Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị rủi ro hoạt động như ING Group thuê IBM để quản trị rủi ro hoạt động. Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement), thực hiện quản trị rủi ro hoạt động theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro; hoạt động của các phòng, ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu rủi ro hoạt động được đưa ra; các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng; các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể, đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro hoạt động.

Khung QTRRHĐ cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Ngân hàng DBS của Singapore đã cụ thể hóa khung quản trị rủi ro bằng cách phân tích rủi ro hoạt động trên hai góc độ đó là tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro hoạt động như kiểm soát nội bộ và bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro hoạt động được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo.

Phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay chỉ chú trọng đến rủi ro tín dụng mà ít quan tâm đến rủi ro hoạt động. Khi rủi ro hoạt động

đã xảy ra và đã gây ra tổn thất, các ngân hàng mới bắt đầu chú ý đến và tìm cách khắc phục, tuy những thiệt hại hiện hữu mà nó gây ra chua phải là quá lớn nhung thiệt hại vô hình là rất lớn và lâu dài nếu không đuợc khắc phục sẽ ảnh huởng không nhỏ đến lòng tin của khác hàng. Bài học từ ngân hàng lớn trên thế giới, từ thực tiễn triển khai thành công, thất bại cho thấy, việc tăng cuờng quản trị rủi ro hoạt động sẽ giúp cho các ngân hàng giảm nhẹ đuợc chi phí, tổn thất từ các hoạt động tác nghiệp, bảo vệ uy tín của ngân hàng và giúp cho các ngân hàng kinh doanh an toàn, hiệu quả. Thông qua các nguyên tắc chung của Basel II và kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới, các ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam đã từng buớc triển khai áp dụng công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Định triển khai trong Chi nhánh, toàn bộ các phòng ban từ giữa năm 2015 thông qua việc ban hành qui trình quản trị rủi ro hoạt động trong nội bộ chi nhánh khá chi tiết: theo đó:

+ Hồ sơ giải ngân phải đuợc ký tại Chi nhánh ngân hàng bởi khách hàng với nội dung “Đã đọc hiểu và đồng ý”, ký nháy các trang, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) tại cuối văn bản nhận nợ. Nếu truờng hợp khách hàng không ký tại Chi nhánh ngân hàng thì phải có xác nhận bằng tin nhắn của khách hàng với nội dung: “Đề nghị giải ngân...Hoàn toàn chịu trách nhiệm...”. Hồ sơ giải ngân sẽ đuợc lãnh đạo phòng tín dụng kiểm soát chặt chẽ, chuyển lên hỗ trọ tín dụng kiểm soát thêm truớc khi đem ký Giám đốc và chuyển xuống bộ phận giao dịch giải ngân sẽ gọi điện xác nhận thêm 1 lần cuối cùng truớc khi chuyển tiền theo lệnh giải ngân.

+ Các điện giao dịch trên 500 triệu đồng đuợc kế toán công ty mang ra sẽ đuợc Kiểm soát viên gọi điện xác nhận với chủ tài khoản công ty truớc khi phê duyệt điện chuyển tiền từ giao dịch viên.

Các cán bộ công nhân viên phải luôn mang theo sổ tay quản trị rủi ro hoạt động của Chi nhánh phát để nắm rõ và chủ động trong mọi quy trình và khâu tác nghiệp.

Cùng với rất nhiều các quy trình khác đuợc phổ biến trong Chi nhánh để đảm bảo chặt chẽ, hạn chế rủi ro hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Định đã đem lại những hiệu quả nhất định so với truớc khi mà có thể 1 quy trình chỉ đuợc thực hiện bởi 1 cá nhân trong Chi nhánh.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam - Chi nhánh Nam Định triển khai hoạt động này từ năm 2014 với cách tiếp cận mới hơn là đi từ yếu tố con nguời theo huớng tập trung hóa, minh bạch. Ngân hàng này nhận định mấu chốt của rủi ro là con nguời vì vậy truớc hết ngân hàng xây dựng môi truờng làm việc minh bạch, các chốt kiểm soát chặt chẽ nhu của Kiểm soát viên, Kiểm soát tín dụng, Hỗ trợ tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng rất chú trọng công tác truyền thông định kỳ để cập nhật các thông tin liên quan đến các vi phạm đạo đức và các bài học kinh nghiệm từ các Chi nhánh khác trong cùng hệ thống Ngân hàng Kỹ Thuơng, hoặc các Chi nhánh ngân hàng khác trong cùng địa bàn, xây dựng các hòm thu góp ý giữa các cán bộ nhân viên, các đuờng dây nóng, đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong Chi nhánh,...

Ngoài ra, một số Chi nhánh ngân hàng khác nhu Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Nam Định, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Tỉnh Nam Định,.. đã buớc đầu chú ý và triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động và buớc đầu cũng đã đạt đuợc những thành công nhất định.

1.3.2. Bài học đối với Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định

Từ thực tiễn triển khai hoạt động quản trị rủi ro đối với các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam, chúng ta rút ra bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó có thể hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro hoạt động. Đó là:

- Thứ nhất, mỗi ngân hàng thương mại cần phải xây dựng một chiến

lược QTRRHĐ, hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động mà đặc

biệt là

cấu trúc tổ chức. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc

lập, không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng giám sát và quản

lý rủi ro.

- Thứ hai, xây dựng ý thức quản trị rủi ro toàn hệ thống, lựa chọn các

lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt về kiểm soát rủi ro hoạt động. Tất

cả các

nhân viên trong ngân hàng cần phải được đào tạo để hiểu biết, tham gia

và tự

xác định

rủi ro hoạt động, xác định nguyên nhân, đánh giá các rủi ro hiện có trong tất cả các sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

- Thứ ba, cần phải xây dựng một quy trình hướng dẫn để thu thập thêm

các thông tin tổn thất, tăng cường đối thoại với các ngân hàng bạn cũng như

ngân hàng nhà nước để chia sẻ thông tin về tổn thất, tránh tình trạng che dấu

thông tin về rủi ro hoạt động. Những thông tin cốt lõi bao gồm tổng số tiền

phục, hoàn thiện hóa các quy trình nghiệp vụ; hệ thống công nghệ thông tin phải được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

- Thứ năm, hạn chế tối đa các yếu tố gây ra rủi ro hoạt động từ bên

ngoài; xây dựng các phương án cũng như các tình huống để có thể sẵn sàng

đối phó và khắc phục khi có rủi ro xảy ra. Giải pháp cơ bản đó là công nhận

rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba thông qua bảo hiểm, giảm

thiểu rủi ro bằng cách đo lường các rủi ro khác thông qua hệ thống kiểm soát

và hệ thống tự động nhận dạng sai sót.

Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng, Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định cũng bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nói chung cũng như hệ thống quản trị rủi ro hoạt động nói riêng. Trên cơ sở kinh nghiệm của các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng trong hệ thống, Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định đúc rút được một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần xây dựng chiến lược QTRRHĐ hiện đại, nhất quán, tiệm cận với với chuẩn mực quốc tế, theo Basel II.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng hệ thống giám sát độc lập, không tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên, giáo dục ý thức phòng chống rủi ro, phát hiện và đặc biệt ý thức minh bạch thông tin, sự kiện

Kết luận chương 1

Vấn đề quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng trên thế giới có bề dày kinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn không tránh được các rủi ro xảy ra. Đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, QTRRHĐ là một khái niệm còn khá mới trong những năm gần đây và ngày càng được các ngân hàng chú trọng vì tính đặc trưng khó quản trị của nó. Trong chương 1, học viên đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro, rủi ro hoạt động và công tác QTRRHĐ cũng như kinh nghiệm của một số tổ chức tài chính trên thế giới và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Vietinbank. Những nội dung nghiên cứu tại chương 1 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định ở chương 2.

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

NHÁNH BẮC NAM ĐỊNH

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

Nam - Chi

nhánh Bắc Nam Định

2.1.1. Môi trường và tiềm năng kinh doanh trên địa bàn

Điều kiện tự nhiên: Nam Định nằm ở Đồng bằng Sông Hồng, có 09 huyện trực thuộc và 01 thành phố đô thị loại 1. Với diện tích hơn 1.669 km2.

Điều kiện kinh tế - xã hội: Là địa bàn trung bình nhưng đã từ lâu chậm phát triển so với bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP 5 năm vừa qua trung bình dưới 6%. Tác động của môi trường đến chính sách kinh doanh của Vietinbank: Với việc địa phương đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề..., phát triển các dự án dịch vụ y tế, giáo dục, đòi hỏi Vietinbank cần phải tập trung xây dựng các chương trình hành động cụ thể, biến các chương trình phát triển kinh tế địa phương thành những cơ hội kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó cần quan tâm nghiên cứu, đo lường những hạn chế về điều kiện tự nhiên, thiên tai gây rủi ro đến các lĩnh lực kinh doanh của khách hàng, qui mô thị trường nhỏ, mặt bằng thu nhập xã hội chưa cao, tâm lý dân cư ngại đầu tư, mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt... là những thách thức lớn đối với Chi nhánh Bắc Nam Định.

Đối thủ cạnh tranh tại địa bàn: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 19 ngân hàng đang hoạt động, trong đó có 16 ngân hàng thương mại cổ phần với số lượng điểm giao dịch 123 điểm.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCPCông Công

Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Nam Định được tách ra từ chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nam Định thành Chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo Quyết định số 177/QĐ-NHCT1 ngày 26/6/2006 của Chủ tịch HĐQT NHCTVN kể từ ngày 15/7/2006.

Trụ sở tại: Số 01- phố Máy Tơ - phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Trong thời gian gần 14 năm hoạt động, VietinBank - Chi nhánh Bắc Nam Định đã đạt được một số các thành tích đáng tiêu biểu như:

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2011

- Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước vào năm 2011, 2018 và 2019

- Liên tục nằm trong Top các chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt nhất trong tỉnh từ năm 2007 đến năm 2019.

- Trong gần 14 năm hoạt động có 11 năm, đặc biệt trong đó 04 năm liên tiếp từ 2007-2019 Chi nhánh được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

đánh giá xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chi nhánh thường xuyên có cá nhân tiêu biểu được vinh danh hàng năm. Đặc biệt Giám đốc Chi nhánh được nhận Huân chương lao động hạng nhì vào năm 2016 nhân kỉ niệm tròn 10 năm tách và nâng cấp Chi nhánh.

Hoạt động của VietinBank - Chi nhánh Bắc Nam Định trong những năm qua đều hướng đến khách hàng, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng giao dịch, luôn tạo những điều kiện tốt nhất để những dịch vụ của ngân

2.1.3 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định trong thời gian qua Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định trong thời gian qua

Hiện nay trong rổ các sản phẩm dịch vụ VietinBank đang cung cấp bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn; Tiền vay; Quản lý dòng tiền; Thẻ (bao gồm các loại thẻ dành cho doanh nghiệp và cá nhân Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm: Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị/ Trưởng Ban Kiểm soát/ Ban (Tổng) Giám đốc/ Kế toán trưởng/ Trưởng ban tài chính doanh nghiệp); Dịch vụ ngân hàng điện tử (Bao gồm: VietinBank iPay, VietinBank eFast, SMS banking...); Tài trợ thương mại và Thanh toán quốc tế; Bảo lãnh; Mua bán ngoại tệ; Sản phẩm đầu tư (Trái phiếu...); Các sản phẩm Bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Vietinbank (Bảo hiểm AVIVA/Bảo hiểm VBI.). Cụ thể:

Dịch vụ huy động vốn

Tính đến 31/12/2019 tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt 4,120 tỷ đồng, tăng 24.5% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động VietinBank - Chi nhánh Bắc Nam Định tăng chủ yếu từ tiền gửi dân cư (2,104 tỷ đồng, chiếm 51.06% tổng nguồn vốn huy động), ngoài ra tiền gửi khác gồm Bảo hiểm xã hội và Kho bạc là 642 tỷ đồng chiếm 15.5%, còn lại là Tiền gửi Khách hàng doanh nghiệp là 442 tỷ đồng chiếm 10.7%.

Dịch vụ tín dụng cho vay

Tính đến 31/12/2019 tổng dư nợ tại chi nhánh đạt 5,300 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm.

Cơ cấu dư nợ theo phân khúc khách hàng tại Chi nhánh: + Khối khách hàng doanh nghiệp: 2,067 tỷ đồng chiếm 39%

+ Khối bán lẻ (Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu vi mô): 3,233

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w