Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 123)

6. Kết cấu luận văn

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Thứ nhất, vận hành hệ thống quản lý chất lượng trong các quy trình

nghiệp vụ và xây dựng hệ thống các chốt kiểm soát quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý rủi ro, Vietinbank đã từng bước xây dựng các quy trình chuẩn hóa trong từng nghiệp vụ. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn rất nhiều vướng mắc, đã và đang cải tiến liên tục để vận hành ngày càng hiệu quả. Trong quá trình vận hành, rất khó để có thể quản lý được chất lượng của các giao dịch trong quy trình (quá trình tác nghiệp có thực hiện đúng quy trình không, thời gian thực hiện các giao dịch, những lỗi xảy ra trong các giao dịch, kết quả của giao dịch như thế nào...). Chính vì vậy mà việc tổ chức hệ thống quản lý chất lượng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, cần xây dựng hệ thống cảnh báo các chốt kiểm soát quan trọng trong mỗi quy trình nhằm hạn chế tối đa các sự cố rủi ro xảy ra.

Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ

quốc tế. Ủy ban quản lý rủi ro của Vietinbank được thành lập từ năm 2012, tuy nhiên chỉ trong giai đoạn xác định chiến lược, xác định mục tiêu, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống nhận diện, đo lường, đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, để tiệm cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng Basel II, cần phải triển khai các nội dung cụ thể như sau:

- Nghiên cứu xây dựng và công bố mức rủi ro có thể chấp nhận của hệ thống, trên cơ sở đó xây dựng mức rủi ro có thể chấp nhận được cho

từng dấu

hiệu rủi ro chủ yếu cho từng nghiệp vụ cụ thể.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính, định lượng hóa rủi ro hoạt động theo phương pháp đo lường tiên tiến AMA mà Ủy ban Basel

đã khuyến cáo.

- Xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động. - Chuẩn hóa hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động.

Thứ ba, thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin.

Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin có chất lượng cao, đó cũng là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản trị ngân hàng trong đó có công tác quản trị rủi ro. Chính bởi lý do đó mà Vietinbank cần phải:

- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ có tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ được dễ dàng, thông suốt, nhanh chóng

với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên

ngoài đối với các cơ sở dữ liệu của hệ thống cũng như các sự cố làm gián

đoạn giao dịch.

- Việc đầu tư công nghệ hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng có thể thu thập thông tin liên quan đến rủi ro trong nội bộ ngân hàng một cách chính xác,

khách quan phục vụ cho việc nhận diện và đo lường rủi ro.

- Đầu tư xây dựng hoặc mua sắm các mô hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến để góp

tàng có tần suất thấp nhưng mức độ ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng và có giá trị tổn thất lớn như các lỗi, sai sót và gian lận. Lợi ích trực tiếp từ việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động đó là làm giảm những giá trị tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro hoạt động. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động còn một số lợi ích khác như:

- Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát tổn thất và các dịch vụ quản lý rủi ro cung cấp từ các nhà bảo biểm.

- Có thể sử dụng các biện pháp theo dõi và điều tra từ các công ty bảo hiểm trong quá trình quản lý rủi ro.

- Chi phí và hành vi bảo hiểm sẵn có sẽ khuyến khích giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ rủi ro hoạt động.

- Nhận thức trong quá trình quản lý rủi ro chi phối, cân nhắc việc quyết định nên chuyển, tránh hay chấp nhận rủi ro.

- Tăng vị thế của tổ chức tài chính từ việc sử dụng công cụ bảo hiểm trong công tác quản lý rủi ro.

Có thể nói, bảo hiểm là công cụ hiệu quả trong việc quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các dấu hiệu rủi ro ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tần suất cao hơn, và mức độ ảnh hưởng cũng lớn hơn. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổn thất hoặc sự cố rủi ro hoạt động để quyết định phương án bảo hiểm rủi ro hoạt động phù hợp với quy mô rủi ro có thể xảy ra. Trong khuôn khổ mô hình AMA, vai trò của bảo hiểm trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro cũng được công nhận và đề xuất tính toán ở mức 20% tổng số vốn cho hoạt động quản lý rủi ro. Chính vì vậy, để có thể sử dụng một cách tốt nhất công cụ bảo hiểm trong phòng tránh rủi ro, ngày từ bây giờ Vietinbank phải có kế hoạch tính toán phân bổ một mức vốn cần thiết cho rủi ro hoạt động.

Thứ năm, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động kinh doanh, bảo vệ tài sản, thông tin. đảm bảo tính chính xác của các số liệu, mọi thành viên phải tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của hệ thống cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống; sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra... Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh từ trung ương đến cơ sở là hết sức cần thiết, đặc biệt là ở các chi nhánh.

- Để giảm thiểu các thao tác thủ công trong quá trình kiểm tra và lập báo cáo, Vietinbank cần phải xây dựng phần mềm kiểm toán để có thể nâng

cao được hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm toán. Xây dựng các chương

trình kiểm tra, giám sát từ xa để hỗ trợ cho các cán bộ kiểm toán nội bộ nhằm

thực hiện công việc nhanh chóng, khoa học và chính xác.

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ với các tiêu chí cụ thể, quy định số lượng biên chế cho bộ phận

này dựa vào các tiêu chí như số lượng nhân sự, số chi nhánh và phòng giao

dịch, số lượng giao dịch phát sinh làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện.

Thứ sáu là kiện toàn hoạt động của Phòng Quản trị rủi ro hoạt động,

trực thuộc khối Quản trị rủi ro trong việc đầu mối triển khai các chiến lược, chính sách, công cụ trong việc quản trị rủi ro hoạt động.

Vietinbank cần hoàn thiện các qui định hướng dẫn thực hiện trong nội bộ hệ thống để cho việc triển khai các văn bản do Chính phủ, NHNN ban hành một cách nhanh chóng, chính xác.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống tra cứu văn bản, cập nhật văn bản mới, loại bỏ các văn bản hết hiệu lực để áp dụng kịp thời các văn bản mới, không áp dụng các văn bản hết hiệu lực.

Khi xây dựng ban hành các qui trình nghiệp vụ, sản phẩm mới cần được định hướng theo các văn bản pháp luật mới nhất, tuân thủ nghiêm túc các qui định của pháp luật, Chính Phủ, NHNN, các Bộ ngành liên quan để hạn chế rủi ro về mặt pháp lý. Định kỳ, rà soát tổng hợp ý kiến của các đơn vị liên quan, cập nhật các qui định mới của pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ chín là Giải pháp xây dựng chiến lược con người đáp ứng yêu cầu

quản lý rủi ro:

Cán bộ là yếu tố quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và kinh nghiệm thực tiễn công tác là một trong những giải pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt động nói riêng tại Vietinbank chi nhánh Bắc Nam Định. Để thực hiện tốt nội dung này, cần phải thực hiện một số giải pháp chính sau:

- Tiến hành đánh giá lại chi tiết nguồn nhân lực hiện tại về phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng mềm theo các tiêu chí về TÂM, TRÍ, LỰC. Bổ sung nhân sự cho các phòng ban còn thiếu, chú trọng các chốt kiểm soát, thay thế các nhân sự yếu qua các chương trình sàn lọc, chú ý đào tạo cán bộ nguồn đảm bảo cho nhu cầu thay thế các vị trí trọng yếu, đảm bảo tính kế thừa, phát triển đội ngũ và phát huy hiệu quả nguồn lực phù hợp.

- Cải thiện công tác lập kế hoạch nhân sự cho các phòng ban định kỳ hàng năm.

- Xem xét chế độ tăng thu nhập (lương, thưởng) định kỳ/đột xuất theo qui định chung của hệ thống nhằm tạo động lực cho các nhân tố có năng lực

vượt trội, đạt những thành tích cao trong công tác. Bên cạnh đó phối

hợp các

cơ quan Hội sở nghiên cứu hệ thống thang bảng lương phù hợp với từng chức

danh công việc.

- Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ, kết hợp chương trình kèm cặp liên tục cho nhóm nhân viên mới, các chương trình cập nhật các qui

trình, sản

phẩm mới cho toàn thể nhân viên. Ngoài đào tạo tập trung, trách nhiệm đào

tạo, kèm cặp, huấn luyện cán bộ phải được giao nhiệm vụ cho từng cán bộ

quản lý, chuyên viên. Để đạt được hiệu quả cao trong chương trình đào tạo

cần phải:

+ Xác định được nhu cầu đào tạo thông qua xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; lập kế hoạch và phân tích nhu cầu đào tạo; đánh giá thực trạng về việc thực hiện công việc; xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.

+ Lập kế hoạch đào tạo bằng cách liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo; số lượng học viên; thời gian tiến hành; phương pháp và hình thức đào tạo.

- Tiếp tục hoàn thiện bộ mục tiêu (KPI) và bản mô tả công việc (JD) cho từng chức danh trong hệ thống. Tiếp tục hoàn thiện các nội dung trong

bản mục tiêu và mô tả công việc: phải nêu đuợc mục tiêu của từng vị trí công

việc và cụ thể hóa các chức năng và nhiệm vụ. Đồng thời phân định rõ quyền

hạn và trách nhiệm phải tuơng ứng với chức năng và nhiệm vụ của từng

vị trí.

Mỗi cá nhân đuợc chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình với các quyền hạn

đã đuợc xác định, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc

của nhiệm vụ đó.

- Có kế hoạch qui hoạch, bổ sung nguồn cán bộ kế nhiệm, đảm bảo nguồn bổ sung thay thế. Xây dựng văn hóa luân chuyển cán bộ quản lý giữa

các điểm giao dịch, các địa bàn

Kết luận chương 3

Với định hướng đến năm 2020 phát triển bền vữngbthì Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Định cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nguyên tắc quản trị rủi ro trong đó cần quan tâm đến nguyên tắc quản lý rủi ro hoạt động.

Theo ý kiến của học viên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động, Vietinbank - Chi nhánh Nam Định cần phải nghiên cứu thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy hoạt động nghiệp vụ và bộ máy giám sát rủi ro; Hoàn thiện khung quản lý rủi ro hoạt động; Tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin; xây dựng văn hóa QLRR ...Quátrình triển khai các công việc này sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý như Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về cơ chế, chính sách, định hướng.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy đã có bề dày hoạt động trên 60 năm nhưng so với hệ thống ngân hàng trên thế giới thì vẫn còn trẻ, mới nhất là quá trình vận hành, khung pháp lý, khoa học công nghệ, ... vẫn trong giai đoạn hòan thiện, phát triển. Quản trị rủi ro hoạt động là một vấn đề quan trọng của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, quản trị rủi ro hoạt động vẫn là một khái niệm còn rất mới, chưa được quan tâm chú trọng nghiên cứu, xem xét để đưa ra các giải pháp toàn diện nhằm phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu như các loại rủi ro khác.

Trên cơ sở những nội dung cơ bản của quản trị rủi ro hoạt động, học viên đã nghiên cứu thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Nam Định, đánh giá những thực trạng hiện tại từ đó nắm được cơ sở lý luận cho công tác QTRRHĐ, từ lý luận đến thực tiễn hoạt động để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác QTRRHĐ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Nam Định, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với Hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước để góp phần nhỏ nhằm hoàn thiện công tác QTRRHĐ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Nam Định nói riêng nhằm giảm thiểu rủi ro, phát triển bền vững và hội nhập với các chuẩn mực quốc tế.

Quản trị rủi ro hoạt động là một đề tài rộng và phức tạp, cần được hoàn thiện thường xuyên cả về lý luận và thực tiễn. Do kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, hơn nữa thông tin và dữ liệu thu thập được cũng chưa toàn diện nên đề tài chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên với cách tiếp cận này, học viên hy vọng có thể đóng góp một phần vào nâng cao vai trò, nhận thức đúng về tậm quan trọng của công tác quản trị rủi ro hoạt động. Học viên mong nhận được sự

đóng góp của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, các bạn bè đang quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng vào thực tiễn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Nghị quyết số 35/2006/QĐ- NHNN ngày 01/8/2006, Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt

động ngân hàng điện tử

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016, Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và

kiểm toán

nội bộ của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT- NHNN ngày 18/05/2018, Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân

hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

4. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2012), Quyết định số 105/2012/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 15/12/2012, Chiến lược quản trị

rủi ro

hoạt động của NHCTVN

5. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (2012), Quyết định số

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w