Đánh giá tần suất xảy ra rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 95)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2.Đánh giá tần suất xảy ra rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công

Thương

Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định sử dụng ma trận rủi ro hoạt động, bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro để đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động tại chi nhánh. Báo cáo này được thực hiện tại tất cả các chi nhánh toàn hệ thống, định kỳ 6 tháng/lần.

Năm 2017 có 4 nghiệp vụ ở trạng thái báo động đỏ, chiếm 36% tổng số các nghiệp vụ là nghiệp vụ huy động, tín dụng, chứng từ và thông tin tài khoản. Năm 2018 và 2019 còn 3 nghiệp vụ ở trạng thái báo động đỏ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản trị rủi ro hoạt động của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định có tác động tích cực mang lại kết quả đáng khích lệ. Các loại nghiệp vụ được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tần suất xuất hiện rủi ro giảm dần. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các báo động đỏ nên Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định vẫn cần tiếp tục tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

2.2.3. Đánh giá giá trị tổn thất do các rủi ro xảy ra tại Ngân hàng

TMCP

Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

Giá trị tổn thất hàng năm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Bảng 2.2: Giá trị tổn thất của Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định qua

bù đắp hoàn trả

2017 100 20 8Õ

2018 45 4Õ 5

đối năm trước đối năm trước Số lần bị sự cố máy tính PC/năm 62 72 16% 45 -38% Số lần bị lỗi, hỏng phần mềm 35 42 20% 40 -5% Số lần ngừng hoạt động của các máy ATM 20 24 20% 25 4%

Kiểm quỹ sai lệch giữa báo

cáo ATM và thực tế

10 13 30% 12 -8%

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát nội bộ Vietinbank)

Các năm từ 2017-2019 các tổn thất xảy ra chủ yếu từ hoạt động giao dịch, ngân quỹ. Tuy nhiên từ các giá trị này cho thấy Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định vẫn còn xảy ra nhiều thiệt hại do rủi ro hoạt động và yêu cầu về việc tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động, nghiệp vụ rất cần thiết để tiếp tục giảm thiểu các tổn thất xảy ra.

49

2.2.4. Đánh giá rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin

Bảng 2.3: Thống kê các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin 2017 - 2019

có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Vietinbank Chi nhánh Nam Định nhu các hiện tuợng lỗi, hỏng phần mềm, bị các sự cố máy tính PC, gián đoạn hệ thống mạng. Năm 2017, Vietinbank Chi nhánh Nam Định có 62 lần bị các sự cố máy tính các nhân, năm 2018 con số này tăng lên 72 lần, năm 2019 giảm đuợc 38%. Số lần bị lỗi, hỏng phần mềm

cũng xảy ra tương đối nhiều với 35 lần năm 2017, đến năm 2019 vẫn còn 40 lần. Số lần xảy ra các sự cố phần mềm máy ATM tăng qua các năm, năm

2017 xảy ra 5 sự cố; năm 2019 xảy ra 7 sự cố.

Các lỗi phần mềm, lỗi thiết bị phần cứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ngừng hoạt động của máy ATM, năm 2017 Vietinbank Chi nhánh Nam Định đã xảy ra 20 lần ngừng hoạt động máy ATM cục bộ, năm

2018 là 24 lần và năm 2019 là 25 lần, tăng lên 4% so với năm 2018. Số giờ gián đoạn truyền thông cục bộ tại chi nhánh xảy ra tương đối, năm 2019 xảy ra 12 giờ, chủ yếu là do gián đoạn đường truyền của nhà cung

cấp.

2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

2.3.1. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân

hàng

TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

2.3.1.1. Các văn bản pháp lý của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước

liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động

Quản trị rủi ro hoạt động cho đến nay vẫn là công việc khá khó khăn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào từ phía Ngân hàng Nhà nước quy định về quản trị rủi ro hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Do tính cấp thiết của công tác này, từ năm 2005, đã có một số văn bản quy định liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể:

- Luật Phòng chống rửa tiền ngày 18/6/2012.

- Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc NHNN về việc “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân

- Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “Quy định về hệ thống kiểm

soát nội

bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

- Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành “Quy định về hệ thống kiểm

soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dung, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài’’. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN

ngày 01/8/2006 và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN.

2.3.1.2. Cơ chế chính sách về quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Trong những năm qua, NHCTVN đã phát triển nhanh và mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng. Để nâng cao chất lượng phục vụ, NHCTVN đã rất chú trọng đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, NHCTVN đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình sản phẩm hướng đến sự hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch. Cùng với đó thì công tác quản trị rủi ro cũng từng bước hoàn thiện được hệ thống hóa thông qua hệ thống các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn trong từng nghiệp vụ cụ thể:

- Chiến lược quản trị rủi ro hoạt động của NHCTVN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2012/QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 15/12/2012

của Hội

đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

- Quyết định số 108/2012 QĐ-HĐQT-NHCT1.1 ngày 15/12/2012 về việc ban hành Chính sách Quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng

- Quyết định số 210/2015/QĐ-HĐQT-NHCT6+3 ngày 26/12/2015 về việc ban hành Qui định thu thập thông và quản lý dữ liệu tổn thất rủi ro hoạt

động của Ngân hàng TMCP Công Thuong Việt Nam.

- Chỉ đạo số 2310/TGĐ-NHCT7+66 ngày 20/04/2020 về việc Chỉ đạo QLRRHĐ quý I/2020.

2.3.2. Tổ chức quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định

Dựa trên các nguyên lý quản trị rủi ro hoạt động nhu sau:

- QTRRHĐ là trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và mọi Khối, phòng ban, chi nhánh, phòng giao dịch cũng nhu mỗi cán bộ nhân

viên NHCTVN.

- NHCTVN chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hon chi phí nhằm tối uu hóa giá trị cổ đông. Ngay cả các hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao

cũng có thể đuợc NHCTVN thực hiện khi có những co sở vững chắc để tin

rằng tổng lợi ích NHCTVN đuợc sẽ lớn hon tổng các chi phí bỏ ra. - NHCTVN tích hợp công tác QTRRHĐ vào tất cả các hoạt động kinh

doanh, vận hành, hỗ trợ và xây dựng kế hoạch ở tất cả các cấp. Để quản

trị rủi

ro hiệu quả, các khối, phòng ban cần đua các nguyên tắc quản trị rủi ro vào

từng qui trình và hoạt động. NHCTVN phân rủi ro hoạt động thành hai loại:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị rủi ro hoạt động tại Vietinbank - Chi nhánh Bắc Nam Định

2.3.3. Qui trình quản trị rủi ro hoạt động

Để đáp ứng các yêu cầu QTRRHĐ hiệu quả, NHCTVN triển khai qui trình rủi ro hoạt động tuần hoàn bao gồm các cấu phần: xác định rủi ro, đánh giá rủi ro và quản trị, giảm thiểu rủi ro, đồng thời việc giám sát và báo cáo đuợc thực hiện xuyên suốt quá trình quản trị rủi ro.

Giám sát (4)

Đánh giá rủi ro đo

Sơ đồ 2.2: Qui trình quản trị rủi ro hoạt động 2.3.3.1. Xác định rủi ro

Nền tảng trong toàn bộ quá trình quản trị rủi ro của NHCTVN sử dụng một số công cụ/kỹ thuật để hỗ trợ việc xác định rủi ro nhu thu thập dữ liệu tổn thất (LCD), xây dựng hồ sơ rủi ro....

- Bước 1: Xem xét toàn diện các hoạt động của NHCTVN. Sau đó. Ban

lãnh

đạo NHCTVN xác định các yêu cầu và các điều kiện để hoàn thành tất cả nhiệm vụ.

- Bước 2: Rủi ro đuợc xác định dựa trên các mối nguy hiểm tiềm ẩn

hoặc các điều kiện bất lợi và các sự cố có thể dẫn đến rủi ro. Buớc này cũng

liệt kê các nhân tố có thể gây ra rủi ro cho từng giai đoạn hoạt động, từng

buớc của qui trình.

- Bước 3: Xác định nguyên nhân gốc rễ để kiểm soát rủi ro sẽ hiệu quả

hơn.

2.3.3.2. Đánh giá rủi ro

Sau khi xác định rủi ro, Phòng Quản trị rủi ro hoạt động tiến hành phân tích đánh giá để xác định các rủi ro mà NHCTVN không chấp nhận và cần tập trung giảm thiểu. Từ đó giúp NHCTVN lựa chọn sắp xếp mức độ uu tiên đối

- Bước 1: Các đơn vị liên quan cùng Phòng Quản trị rủi ro hoạt động soát xét từng rủi ro riêng lẻ, sau đó tiến hành phân tích nguyên nhân và các

diễn giải trong phần mô tả rủi ro do các khối cung cấp.

- Bước 2: Là nền tảng để tiến hành xếp hạng rủi ro. Phòng Quản trị rủi

ro hoạt động tổng hợp và xác định các nhân tốt định tính phổ biến dựa trên

bản mô tả và xếp hạng rủi ro do các đơn vị cung cấp để xếp hạng tần

suất và

mức độ ảnh huởng.

- Bước 3: Đơn vị quản lý qui trình kinh doanh thực hiện đánh giá mức

độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra rủi ro. Mức độ ảnh huởng của rủi ro đuợc

đánh giá theo 3 mức: cao/trung bình/thấp dựa trên các tiêu chí đánh giá định

tính đuợc xác định tại buớc 2. Khi thu thập đuợc đầy đủ dữ liệu,

NHCTVN có

thể xây dựng các tiêu chí định luợng phục đánh giá rủi ro. Việc xác định tần

2.3.3.3. Quản trị và giảm thiểu rủi ro

- Bước 1: Xác định nhiều phương án kiểm soát nhất có thể đối với tất

cả các rủi ro tiềm ẩn: từ chối, phòng tránh, chuyển giao, trì hoãn, dàn

trải, bồi

thường và giảm thiểu.

- Bước 2: Giá trị ước tính về mức độ nghiêm trọng và/hoặc khả năng

xảy ra sau khi các biện pháp kiểm soát được triển khai và các thay đổi trong

kết quả đánh giá rủi ro sẽ được ghi chép cụ thể để xác định các ảnh

hưởng của

từng phương án.

- Bước 3: Phòng Quản trị rủi ro hoạt động thực hiện sắp xếp mức độ ưu

tiên của các phương án kiểm soát rủi ro để giảm thiểu rủi ro ở mức có thể

chấp nhận được. Các biện pháp kiểm soát tốt nhất cần thống nhất với

mục tiêu

và sử dụng tối ưu các nguồn lực có sẵn. Các mức độ ưu tiên được ghi

2.3.3.4. Qui trình giám sát rủi ro

- Bước 1: Sử dụng các công cụ giám sát như KRI để đảm bảo rủi ro

không vượt quá mức chấp nhận được và đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát.

- Bước 2: Được triển khai định kỳ để phân tích môi trường kiểm soát và kiểm tra mức độ hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đã triển khai.

- Bước 3: Phân tích và đưa ra bài học kinh nghiệm cũng như các cảnh

báo cho các đơn vị.

2.3.3.5. Các hoạt động báo cáo

Giám đốc quản trị rủi ro và Phòng Quản trị rủi ro hoạt động cần đảm bảo các đơn vị liên quan nhận được thông tin thích hợp, kịp thời để có thể thực hiện trách nhiệm của mình. Mục tiêu:

- Lãnh đạo cấp cao chỉ đạo, phân công trách nhiệm quản trị rủi ro hiệu quả và đưa ra các yêu cầu, mục tiêu cho rủi ro hoạt động.

- NHCTVN có cơ sở đánh giá thực trạng QTRRHĐ tương quan với chiến lược và mục tiêu của mình.

- Lãnh đạo các đơn vị giám sát rủi ro trọng yếu của đơn vị mình, đề ra các biện pháp kiểm soát đối với các rủi ro này và triển khai thành công các

chương trình QTRRHĐ.

2.3.4. Khảo sát về thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động tại

Ngân

hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Bắc Nam Định 2.3.4.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát cho thấy được hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Nam Định đối với cơ sở pháp lý; mô hình quản trị và quy trình quản trị rủi ro mà VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định đang thực hiện. Bên cạnh đó, những ý kiến phản ánh đóng góp của cán bộ chi nhánh là cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại chi nhánh

2.3.4.2. Nội dung khảo sát

Tổng số phiếu phát ra 1ÕÕ 1ÕÕ%

Trong đó: + Phòng KHDN 14 14%

+ Sự đầy đủ của cơ sở pháp lý cho quản trị rủi ro hoạt động mà VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định đang áp dụng.

+ Sự đầy đủ của mô hình quản trị rủi ro hoạt động tại VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định

+ Sự đầy đủ trong quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định

+ Ý thức tuân thủ quản trị rủi ro hoạt động của cán bộ công nhân viên tại VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định

+ Sự hiệu quả của hệ thống công nghệ vào quản trị rủi ro hoạt động tại VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định

2.3.4.3. Triển khai thực hiện khảo sát

Thời gian tiến hành khảo sát: từ 01/06/2020 đến 31/08/2020

Phạm vi khảo sát: 100 cán bộ công nhân viên của chi nhánh tại các phòng khách và các phòng giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Nam Định.

Học viên tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dành cho 100 cán bộ công nhân viên tại các phòng khách hàng (phòng khách hàng bán lẻ, phòng khách hàng doanh nghiệp) và các phòng giao dịch tại chi nhánh. Việc chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện một cách ngẫu nhiên.

Từ những lý luận của đề tài, mục đích và phạm vi khảo sát học viên xây dựng những vấn đề liên quan thực trạng quản trị rủi ro hoạt động bao gồm các nội dung sau:

+ Các câu hỏi về thông tin cá nhân, vị trí làm việc về khách thể nghiên cứu

+ Các câu hỏi nhằm tìm hiểu, thu thập ý kiến của cán bộ công nhân viên về sự đầy đủ trong cơ sở pháp lý cho quản trị rủi ro hoạt động, về mô hình quản trị rủi ro hoạt động, quy trình quản trị rủi ro hoạt động VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định đang áp và ý thức tuân thủ quản trị rủi ro hoạt động của cán bộ công nhân viên VietinBank Chi nhánh Bắc Nam Định gồm các câu hỏi trong mục I, II, III, IV, V (phụ lục 1 đính kèm luận văn)

Hiệu quả của công tác quản trị rủi ro hoạt động đuợc tính theo thang

Một phần của tài liệu 1329 rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc nam định luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 95)