ngân hàng thương mại
- Hiệu quả của công tác quản trị RRTD phụ thuộc khá nhiều vào trình độ và nhận thức của cán bộ thuộc bộ phận quản trị RRTD. Để thực hiện quản trị RRTD được tốt, các cán bộ cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc quản trị RRTD, trên cơ sở đó, khi thấm định khách hàng cần đánh giá chính xác về khách hàng, về phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của họ, các đối tác tham gia vào phương án kinh doanh cũng như không dự báo trước được những vấn đề rủi ro phát sinh từ phía khách hàng có thể gây bất lợi cho ngân hàng.. Trên cơ sở so sánh giữa lợi nhuận kỳ vọng và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, cán bộ quản trị RRTD là người đưa ra ý kiến tư vấn cho Ban Lãnh đạo về việc có chấp thuận cấp tín dụng hay không, đồng thời đề nghị áp dụng các biện pháp quản trị RRTD cụ thể đối với từng trường hợp để phòng ngừa và hạn chế RRTD có thể xảy ra cho ngân hàng..
- Để thực hiện tốt công tác quản trị RRTD, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng để phục vụ cho quản trị RRTD của ngân hàng cần phải đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất, đảm bảo khả năng nhận diện và đánh giá rủi ro của khách hàng
một cách chính xác và kịp thời. Nếu hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật sẽ khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có đủ thông
tin về thị trường, không có những kênh thông tin chính xác đe kiểm tra về các khách hàng cũng sẽ tiềm ấn khả năng ngân hàng cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng tiềm ấn rủi ro cao (khách hàng có mức độ tin tưởng tín dụng thấp).
- Chiến lược, chính sách áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng của ngân hàng cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị RRTD. Trong từng thời kỳ, chính sách khách hàng của ngân hàng thường xuyên có sự điều chỉnh tùy theo chiến lược kinh doanh cụ thể của ngân hàng tại thời điểm đó. Nếu ngân hàng chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn, chính sách khách hàng sẽ có nhiều điểm nới lỏng nhằm khuyến khích, mở rộng nền tảng khách hàng. Nhưng đi đôi với nó công tác quản trị RRTD sẽ gặp nhiều khó khăn do không thể hoặc không kịp đánh giá hết các rủi ro của khoản vay
trước khi ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời, dưới sức ép của tăng trưởng tín dụng, chức năng quản trị RRTD cũng phần nào đó ít được chú trọng hơn.
- Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp, ngày càng có thêm nhiều sản phấm, dịch vụ mới ra đời dựa trên nền tảng về công nghệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó nếu khả năng quản trị RRTD không theo kịp với tốc độ phát triển của các sản phấm, dịch vụ sẽ không đánh giá và kiểm soát được hết các rủi ro có thể xảy ra đối với những sản phấm, dịch vụ này khi cung cấp ra thị trường. Do đó việc tích hợp các chức năng quản trị RRTD khi xây dựng, ban hành các sản phấm, dịch vụ ngân hàng mới là rất cần thiết.
- Bên cạnh các yếu tố thuộc về nội tại của ngân hàng, hiệu quả của công tác Quản
trị RRTD còn phụ thuộc vào mức độ ổn định của các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà
nước; sự đầy đủ và chặt chẽ của các quy định pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng; mức độ chính xác và phổ biến của các thông tin cung cấp bởi cơ
quan quản lý Nhà nước v.v... Như đã phân tích ở phần trước, đây đồng thời là các nguyên nhân khách quan của RRTD. Do vậy để công tác quản trị RRTD đạt hiệu quả, ngân hàng phải thường xuyên quan tâm đến những biến động, thay đổi của những yếu
tố khách quan này đế có điều chỉnh trong chính sách, hoạt động quản trị RRTD kịp thời
và phù hợp với các quy định của pháp luật.