1.4.2.1MÔ hình điếm số Z
Đây là mô hình do E.I Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động/Tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/T ổng tài sản X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn chủ sở hữu/Giá trị hạch toán của nợ X5 = Hệ số doanh thu/ Tổng tài sản
Trị số Z càng cao , thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Ưu điếm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản
Nhược điếm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi của khoản vay. Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến. Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng.
1.4.2.2 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cụ thể thu thập được, các tổ chức xếp hạng đánh giá các công ty theo thứ hạng từ cao nhất đến thấp nhất, cụ thể:
ro trung bình________________________ BB
Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bới các biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiểm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.
Ba Chất lượng trungbình, mang yếu tố đầu cơ B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạtđộng chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ
tài chính thấp, rủi ro tương đối cao.______
B Chất lượng dướitrung bình
CCC
Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao_________________
Caa Chất lượng kém
CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kémhiệu quả , khả năng trả nợ kém, tự chủ về tài chính yếu kém. Rủi ro rất cao
Ca Mang tính chấtđầu cơ, có thể vỡ nợ_____________
Năng lực quản lý kém. Rủi ro rất cao
4 loại đầu được xem như khoản vay mà ngân hàng nên cho vay, còn các khoản vay bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không cho vay. Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những khoản vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các khoản vay này.
Kết luận chương 1
Như vậy có thể thấy, việc quản trị RRTD còn hàm chứa nhiều vấn đề tưởng chừng như đã rất quen thuộc nhưng lại luôn là vấn đề làm đau đầu các ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB). Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để việc quản trị RRTD tại VRB ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm thiểu một cách tối đa RRTD tại ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga được trình bày cụ thể tại Chương II
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA
GIAI ĐOẠN 2008-2010