3.3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách an toàn tín dụng có tính hướng dẫn và bắt buộc
Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay và hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.
NHNN nên quy định trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành của các NHTM trong việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm:
- Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng xác định rõ trách nhiệm của các cấp trong việc quản trị rủi ro tín dụng.
- Truyền đạt chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng cho các cấp điều hành của ngân hàng và cấp thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
- Thực hiện cơ chế giám sát và đánh giá RRTD chặt chẽ.
- Thực hiện đánh giá lại định kỳ về tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Việc quy định bằng văn bản pháp luật về trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành của các NHTM như trên có tác dụng nâng cao ý thức của họ về việc phải luôn luôn gắn liền mục tiêu phát triển kinh doanh với sự đảm bảo an toàn
cho hoạt động ngân hàng thông qua các chiến lược quản lý rủi ro.
NHNN cần có quy định, hướng dẫn rõ ràng về tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các NHTM, trách nhiệm của các kiểm toán viên nội bộ.
NHNN tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các NHTM, kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, chấn chỉnh hoạt động quản trị, điều hành và kinh doanh của các NHTM.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về tổ chức, hoạt động của NHTM và xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban điều hành NHTM trong việc phải duy trì cơ chế kiểm soát nội bộ hiệu quả.
3.3.3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Chính vì vây, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, đề nghị NHNN xem xét thực hiện các biện pháp sau:
- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các Bộ, Ngành, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các NH Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.
- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại RRTD doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế RRTD. Tạo kênh kết nối trực tuyến giữa các ngân hàng với CIC mà không thông qua các chi nhánh NHNN như hiện nay để đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhất.
3.3.3.3 Nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra Ngân hàng thuộc Ngân hàng
Nhà nước
Thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của bộ máy thanh tra thuộc NHNN Việt Nam chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra ngân hàng chưa thực hiện việc đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Như vậy, để thanh tra ngân hàng thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải thực hiện các giải pháp:
- NHNN phải thực hiện quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với tổ chức tín dụng để có một môi trường phù hợp trong hoạt động của tổ chức Thanh tra Ngân hàng cũng như kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng.
- Về nội dung hoạt động: Chuyển từ chủ yếu là thanh tra tuân thủ sang chủ yếu là giám sát và thanh tra theo rủi ro.
- Về phương thức hoạt động: Van bao gồm giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, nhưng giám sát phải là phương thức trọng yếu, bao gồm cả cảnh báo sớm và cảnh báo xa.
- Về nhân sự thanh tra: Nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra ngân hàng.
- Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về thanh tra ngân hàng. Nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng khi tiến hành thanh tra các NHTM.
- Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi thực hiện thanh tra ngân hàng.
- Tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM
3.3.3.4 Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ
Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang đứng trước khó khăn rất lớn trong việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, các khoản nợ khó đòi. Số vốn bị mắc kẹt trong các khoản nợ đó chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn cho vay gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Để giải quyết vấn đề này, đề nghị NHNN và các cấp, các ngành có liên quan thực hiện một số biện pháp sau:
- Đề nghị Uy ban nhân dân và các sở, ban, ngành tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng trong việc hợp pháp hoá các tài sản thế chấp, tài sản xiết nợ, hỗ trợ khi kê biên và đấu giá tài sản qua trung tâm đấu giá.
- Các cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát ... tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi vốn cho ngân hàng.
- NHNN cần sớm ban hành những thông tư liên tịch về hướng dẫn thủ tục xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.
- NHNN xúc tiến thành lập các Công ty mua bán nợ dưới nhiều hình thức của Nhà nước, cổ phần hoặc liên doanh. Hoạt động của Công ty mua bán nợ được mở rộng, phát triển sẽ giải toả bớt nợ quá hạn, nợ đọng từ tài sản thế chấp giúp cho ngân hàng vượt qua khó khăn, có thanh khoản để đầu tư cho nền kinh tế, có vốn để quay vòng chứ không để tình trạng đóng băng vốn như hiện nay.
Kết luận chương III
Với mục tiêu định hướng của VRB phấn đấu trong năm 2011 tiếp tục tăng trưởng tín dụng theo hướng an toàn, bền vững, hiệu quả thì nhu cầu kiện toàn công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống là đòi hỏi khách quan và cấp thiết.
Các nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phòng tổn thất trong từng công đoạn và quá trình cấp tín dụng. Trong đó bao gồm: Môi trường quản trị rủi ro tín dụng; qui trình cấp tín dụng; qui trình đo lường và giám sát tín dụng; công tác kiểm soát rủi ro và vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát.
Bên cạnh đó là những kiến nghị đối với các Cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ngành và với NHNN nhằm minh bạch hóa hệ thống thông tin, xây dựng các bộ chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thấm định, phát tiền vay.
Sự vận dụng các mô hình quản trị RRTD đã được đúc kết trên thế giới, kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại VRB và kết hợp với những ý kiến đóng góp qua quá trình trao đổi với các đồng nghiệp tại các Phòng, Ban khác nhau của VRB. Tác giả tin rằng các giải pháp đề ra trong chương III sẽ đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng quản trị RRTD trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới tại VRB.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu ở các ngân hàng Việt Nam mà còn đối với tất cả các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Các NHTM Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng tương đối cao, có xu hướng gia tăng trong những năm tới. Mặc dù các NHTM đã áp dụng những biện pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng tuy nhiên, kết quả đạt được là rất khiêm tốn. Mặt khác, trước thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, với các mục tiêu tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hoá năng lực tài chính mà VRB đã đặt ra thì công tác quản trị rủi ro tín dụng là thực sự cần thiết và luôn được lãnh đạo Ngân hàng quan tâm.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Đưa ra một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng đang áp dụng tại một số Ngân hàng trên thế giới.
- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của VRB, đi sâu phân tích thực trạng và nguyên nhân của rủi ro tín dụng, đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VRB giai đoạn 2008 - 2010, qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của VRB.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại VRB, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với VRB trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chủ tịch Quốc Hội, Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (Luật số 47/2010/QH12)
ngày 17/06/2010.
2. Nguyễn Văn Dũng (tháng 08/2009), Quản trị rủi ro - Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng thương mại Việt Nam thời kỳ hậu WTO và dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính, Tạp chí Phát triển kinh tế Số 226.
3. Trần Huy Hoàng & Nguyễn Thị Phương Huyền (tháng 04/2009), Phân loại nợ & trích lập dự phòng đê xử lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại, Tạp chí Phát triển Kinh tế Số 222.
4. Trần Thị Xuân Hương (tháng 04/2009), Ứng dụng xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo yêu cầu Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế Số 222.
5. NHLD Việt Nga- Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010.
6. NHNN Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA )- Tài liệu hội thảo”Tổng quan về Hiệp ước vốn Basel I và II” ngày 23/06/2010. 7. Peter Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 8. Hồng Phúc (2009), Quản trị rủi ro đừng theo mốt, Thời báo Kinh tế Sài Gòn
(http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/20903/) 9. Phạm Hữu Hồng Thái (tháng 6/2006), Nâng cao hiệu quả Quản trị Rủi ro Tín
dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ,Tạp Chí Phát triển Kinh tế số 189.
10. Thống Đốc NHNN Việt Nam- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đê xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
11. Thống đốc NHNN Việt Nam - Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày
20/04/2010 - Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tô chức tín dụng.
12. Thống đốc NHNN Việt Nam- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của Tô chức tín dụng đối với khách hàng.
13. Thủ tướng chính phủ - Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tô chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
14. Nguyễn Mạnh Tôn (1994), Công nghệ ngân hàng dành cho các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới.
Tiếng Anh
1. Anthony Saunders (2000), Financial Institutions Management: A Modern Perspective, Irwin-McGraw-Hill.
2. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principles for the Management of Credit Risk
3. Basel Committee on Banking Supervision (November 2005), Studies on Credit Risk Concentration.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...3
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng...3
1.1.2 Phân loại tín dụng...3
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG...5
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng...5
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng...6
1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng...9
1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng...11
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...13
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ... 14
1.3.2 Nội dung hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại . 14 1.3.3 Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại...20
1.3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ... 26
1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG...28
1.4.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng- Mô hình 6C...28
1.4.2 Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng...29
Kết luận chương 1 ... 31
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA GIAI ĐOẠN