Mô hình quản trị RRTD tại VRB được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.2: Mô hình Quản trị rủi ro tín dụng tại VRB
Nguồn: Văn phòng Ngân hàng Liên doanh Việt Nga * Hội đồng quản trị: Phê duyệt các chiến lược, các chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng và RRTD trọng yếu; Phê duyệt các hạn mức (bao gồm hạn mức tín
Tổng dư nợ 59 % 4,674 100% 6,285 % 1 - Nợ nhóm 1 2,3 86 93.23% 4,012 85.84% 5,274 83.92% 2 - Nợ nhóm 2 140 5.49 % 575 12.30% 754 11.99% 3 - Nợ nhóm 3 _____ 33 1.28 % _____ 32 0.68 % ______ 12 0.18 % 4 - Nợ nhóm 4 _______ 0_ %0.00 _____27 %0.57 _____58 %0.92 5 - Nợ nhóm 5 _____ 0_ %0.00 _____28 %0.61 188 %2.99 II Tổng nợ xấu _____ 33 1.28 % _____ 87 1.85 % 257 4.09 % 41
dụng và hạn mức đầu tư) toàn ngân hàng; Phê duyệt theo đề nghị của Hội đồng xử lý rủi ro Tín dụng về các khoản xử lý rủi ro và việc sử dụng các quỹ dự phòng theo quy định của NHNN; Giám sát và thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể, giảm sát sự tuân thủ với những văn bản quy phạm pháp luật tác động tới VRB cả từ nội bộ và bên ngoài của ngân hàng.
* Hội đồng tín dụng: Quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt các khoản tín dụng đối với một khách hàng theo mức uỷ quyền của Hội đồng quản trị trong từng thời kỳ; Quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt Hạn mức tín dụng hiệu lực CRRe (Fli) cho các Định chế tài chính có quan hệ đầu tư tiền gửi với VRB; Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng Quản trị về việc xây dựng định hướng hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng, các cơ chế hoạt động, quản lý tín dụng của VRB, xây dựng hạn mức cấp tín dụng đối ta CRR(max) cho các Định chế tài chính.
* Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng: Xem xét, phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của quý trước; Xem xét, phê duyệt việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của quý hiện hành thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng xử lý Rủi ro tín dụng do Tổng Giám đốc báo cáo và đề nghị; Quyết định các biện pháp thu hồi nợ triệt để đối với nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc phát mại TSĐB theo đề nghị của Tổng Giám đốc; Xử lý các rủi ro khác trong hoạt động tín dụng theo đề nghị của Tổng Giám đốc (bao gồm cả việc miễn giảm lãi vay cho khách hàng).
* Ban Tống Giám đốc: Trriển khai các chiến lược quản trị RRTD đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; Ban hành các chính sách và quy trình cần xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát chất lượng tín dụng; Tổng Giám đốc là người trực tiếp phụ trách Ban Quản lý rủi ro, chỉ đạo việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro và đảm bảo một khuôn khổ kiểm soát rủi ro có hiệu quả.
* Ban Quản lý rủi ro:
- Về chức năng: Tham mưu cho Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc ban hành các cơ chế chính sách liên quan đến việc đo lường, đánh giá và quản trị rủi ro của VRB; Tham mưu cho Tổng Giám đốc hoặc chịu trách nhiệm trong phạm vi thấm quyền được giao về: Đề xuất tín dụng, hạn mức rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp;
42
Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ; Giám sát việc thực hiện, tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan.
- Về nhiệm vụ: Đánh giá, rà soát độc lập các đề xuất tín dụng của các đơn vị kinh
doanh trực tiếp, đệ trình lên cấp có thấm quyền phê duyệt; Xây dựng các chính sách tín
dụng phù hợp: Cơ chế phân cấp uỷ quyền, xác định thị trường và các lĩnh vực cho vay
của ngân hàng, xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng; Quản lý, giám
sát chất lượng và các cấu phần của danh mục cho vay; Theo dõi, giám sát việc tuân thủ
các giới hạn tín dụng của các đơn vị kinh doanh trực tiếp; Phối hợp với các phòng, ban
liên quan đe phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro; Đầu mối xây dựng, rà soát hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và thực hiện đánh giá, xếp loại khách hàng; Tong hợp các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo chuyên đề liên quan đến Rủi ro tín dụng phục vụ công tác quản trị, điều hành của Ban Lãnh đạo.