Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (Vietmam - Russia Joint Venture Bank, VRB) được thành lập theo Giấy phép số 11/GP-NH do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 30/10/2006. Sự ra đời của VRB trên cơ sở liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với Ngân hàng Ngoại thương (JSC VNESHTORGBANK) của Liên bang Nga- VTB, với vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, trong đó bên Việt Nam góp 51% và bên nước ngoài góp 49%.
VRB là Ngân hàng liên doanh đầu tiên thực hiện tăng vốn điều lệ đúng quy định của Chính Phủ và NHNN Việt Nam từ mức 10 triệu USD khi thành lập lên 30 triệu USD năm 2007; 62,5 triệu USD năm 2008 và trong năm 2011, VRB đã tăng vốn điều lệ lên mức 168,5 triệu USD từ nguồn vốn góp của các đối tác liên doanh, trong đó BIDV tham gia góp 84,25 triệu USD và VTB góp 84,25 triệu USD.
Theo giấy phép hoạt động, ngân hàng liên doanh Việt- Nga được thực hiện các hoạt động giao dịch bằng đồng Việt Nam như: nhận tiền gửi, thanh toán, cho vay, bảo lãnh, phát hành và thanh toán các loại séc, thẻ tín dụng, mở tài khoản tại NHNN; vay vốn ngắn hạn của NHNN. Bên cạnh đó, VRB cũng được thực hiện các hoạt động bằng ngoại tệ về nhận tiền gửi, mua, bán ngoại tệ, cho vay, thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền, vay vốn của nước ngoài, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư phù hợp với chức năng hoạt động của một NHTM.
2.1.2 Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của VRB Cơ cấu tổ chức của VRB bao gồm:
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy VRB
Nguồn: Văn phòng- Ngân hàng Liên doanh Việt Nga
-Hội đồng quản trị: Xem xét, điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh, đảm bảo tính thực thi các định hướng phù hợp với diễn biến của thị trường; quyết định các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng; thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng.
-Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên các hoạt động tài chính, giám sát việc thực hiện chế độ hạch toán, các hoạt động về tín dụng, huy động vốn và các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng, tham mưu và báo cáo Hội đồng quản trị những tổn tại trong hoạt động của VRB.
-Ban điều hành: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tại VRB, Ban điều hành gồm 03 thành viên là Tổng Giám Đốc và 02 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách mảng nghiệp vụ liên quan.
-Hội đồng tín dụng và Hội đồng Alco: Hội đồng tín dụng có chức năng quyết định, phê duyệt các khoản tín dụng vượt thấm quyền phán quyết của Tổng Giám đốc
và không vượt quá 10% vốn tự có của VRB. Hội đồng Alco có nhiệm vụ tham mưu cho Ban điều hành về việc cấp sử dụng hiệu quả các tài sản và đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng.
- Bộ máy hoạt động của Ngân hàng được phân thành các khối/Ban chức năng gồm: Ban Quan hệ khách hàng, Ban Dịch vụ khách hàng, Ban Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Rủi ro, Ban Quản lý Bán lẻ và phát triển mạng lưới, Ban Pháp Chế Chế độ, Ban Công nghệ Ngân hàng điện tử, Văn Phòng và các chi nhánh trực thuộc.
2.1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga giai đoạn2008 - 2010 2008 - 2010
2.1.3.1 Về quy mô hoạt động
a/ Quy mô tài sản tăng trưởng với cơ cấu hợp lý
Tong tài sản của VRB có sự tăng trưởng dần qua các năm, Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của VRB đạt 11.150 tỷ đồng, tương đương 593.738 nghìn đô la Mỹ, tăng trưởng 40,75% so với năm 2009 và hoàn thành 108% so với kế hoạch được Hội đồng Quản trị thông qua.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Theo đối tượng 4,9
86 100% 5,393 100% 518,5 100% - Huy động vốn của TCTD 2,9 76 59.68 % 1,630 30.23 % 4,693 54.88 % - Tiền gửi khách hàng 2,0 10 40.32% 3,725 69.06% 2,952 %34.52 + Huy động vốn từ TCKT 1,4 20 28.48% 2,427 45.00% 1,176 %13.76
+ Huy động vốn từ dân cư 5 90 11.84 % 1,297 24.06 % 1,775 20.76 % - Phát hành giấy tờ có giá - 0.00 % 38 0.71% 907 %10.61
Tiền gửi theo kỳ hạn 4,9
86 100% 5,393 100% 518,5 100%
- Tiền gửi không kỳ hạn 2
12 %4.25 318 5.90% 151,4 %16.55 - Tiền gửi có kỳ hạn 4,7 75 95.75 % 5,075 94.10 % 7,1 36 83.45 % + Dưới 12 tháng 3,8 28 76.77% 3,635 67.39% 305,7 %67.01 + Từ 12 tháng trở lên 9 47 18.99% 1,440 26.70% 061,4 %16.44
Tiền gửi theo loại tiền 4,9
86 100% 5,393 100% 8,5 51 100% - Tiền gửi VND 2,1 85 43.83% 4,410 81.76% 226,7 %78.61
- Tiền gửi ngoại tệ 2,8
01 56.17 % 984 18.24 % 1,8 29 21.39 %
Cơ cấu tài sản khá hợp lý với hai phần tài sản lớn nhất là “tiền gửi tại các TCTD khác” chiếm 36,7% tổng tài sản và “các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng” (hoạt động tín dụng) chiếm tỷ trọng 56,36% tổng tài sản (số liệu năm 2010). Điều này cho thấy tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản của VRB ở mức cao, việc sử dụng tài sản và phân chia cơ cấu tài sản của VRB hợp lý, hiệu quả.
b/ Vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, luôn đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn vốn
Nhìn chung, nguồn vốn chủ sở hữu của VRB khá ổn định. Tính đến hết năm 2010, vốn chủ sở hữu của VRB đạt 1.090 tỷ đồng, tương đương 57,6 triệu USD,
tăng 0,63% so với năm 2009.
Bieu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Đơn vị: Tỷ đồng
* VOJI cliủ sô Iittu —■— Vốn điêu lệ
Nguồn: BCTC có kiểm toán các năm 2008, 2009 và 2010
Trong cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ hơn 90%, phần còn lại là các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu tăng ổn định qua các năm do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế, điều này cho thấy sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng.
Với tình hình vốn tự có và tổng tài sản như trên, VRB luôn đảm bảo các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu, hệ số CAR tính đến thời điểm 31/12/2010 đạt 12,68%, cao hơn mức tối thiểu 8% theo quy định của NHNN.
c/ Hoạt động huy động vốn khá đa dạng và hiệu quả
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại VRB
năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình huy động vốn của VRB có nhiều tiến triển, tổng nguồn vốn huy động thời điểm 31/12/2010 đạt 8.551 tỷ đồng, tăng 58,55% so với năm 2009.
Xét theo đối tượng huy động: Tổng nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2010 của VRB đạt 2.952 tỷ đồng, chiếm 34.52% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy vốn huy động từ dân cư giảm cả về số tương đối và tuyệt đối so với năm 2009. Nguyên nhân là do thời điểm cuối năm 2010, tình hình lãi suất trên thị trường có nhiều biến động, mặt khác thị trường vàng và USD lúc đó khá sôi động, vì vậy một nguồn vốn
1 Doanh số cho vay 4,109 6,732 63.8% 7,114 5.4% 2 Doanh số thu nợ 2,175 4,617 ______112.3 % 5,503 16.1% 3 Dư nợ 2,559 4,674 82.6% 6,285 25.6% 37
không nhỏ bị rút khỏi ngân hàng đế đầu tư vào các thị trường trên. Đề bủ đắp số vốn thiếu hụ trên, VRB tập trung giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Do đó tổng vốn huy động từ các TCTD khác năm 2010 đạt 4.693 tỷ đồng, chiếm 54,88% tổng nguồn vốn huy động của VRB. Trong 02 năm gần đây, VRB đã mở rộng kênh huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Năm 2010, tổng giá trị giấy tờ có giá VRB đã phát hành là 907 tỷ đồng, chiếm 10,91% tổng nguồn vốn huy động của VRB.
Xét theo kỳ hạn: Phần lớn nguồn vốn huy động của VRB là nguồn vốn có kỳ hạn, tuy nhiên chủ yếu là các khoản huy động có kỳ hạn dưới 01 năm. Năm 2008, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 947 tỷ đồng, chỉ chiếm 18,99%. Bước sang năm 2009, giá trị này được tăng lên 1.440 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm 26,7%. Đến cuối năm 2010, nguồn vốn huy động trên 12 tháng không thay đổi nhiều so với năm 2009, đạt 1.406 tỷ đồng, chiếm 16,44% tổng nguồn vốn huy động của VRB. Như vậy có thế thấy nguồn vốn ổn định, có kỳ hạn dài của VRB không nhiều, điều này ảnh hưởng tới cơ cấu dư nợ theo thời hạn của VRB. Do đó định hướng cho vay của VRB theo hướng đay mạnh cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung, dài hạn, mục tiêu tỷ lệ cho vay trung dài hạn cuối năm 2010 không vượt quá 45% tổng dư nợ.
Xét theo loại tiền: Đồng tiền huy động chủ yếu của VRB là đồng nội tệ, tính đến cuối năm 2010, tiền gửi bằng VND của VRB đạt 6.722 tỷ đồng, chiếm 78,61% tổng vốn huy động của VRB. Tiền gửi bằng ngoại tệ của VRB chủ yếu là các khoản huy động từ các định chế tài chính trong và ngoài nước, các khoản huy động bằng ngoại tệ từ dân cứ chiếm tỷ lệ không đáng kế. Bên cạnh đó VRB có ưu thế về nguồn vốn ngoại tệ do 100% vốn điều lệ của VRB được góp bằng USD, vì vậy VRB luôn linh hoạt sử dụng các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (SWAP), chủ động điều chỉnh trạng thái ngoại tệ trong bối cảnh nguồn VND khan hiếm với lãi suất cao, tận dụng tối đa lợi thế về nguồn USD dồi dào, nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền, thu lợi nhuận và đảm bảo cân đối nguồn vốn cho VRB.
38
d/ Hoạt động tín dụng đảm bảo đa dạng hóa danh mục cho vay, phát huy hiệu quả và hạn chế rủi ro cho ngân hàng
Bảng 2.2 và biểu đồ 2.3: Quy mô tín dụng tại VRB
2 ROAA (Lợi nhuận sau thuế/TTSbq) (%) 1.02 043 0.12
3 ROAE (LNST/VCSH bq) (%) 631 253 1.02
□ Doanh số cho vay □ Doanh số thu nợ □ Dư nợ
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2008, 2009 và 2010
Trong 03 năm gần đây, doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ của VRB đều tăng. Năm 2009, doanh số cho vay của toàn VRB đạt 6.732 tỷ đồng, tăng 63,8% so với năm 2008. Tổng dư nợ đạt 4.674 tỷ đồng, tăng 82,6% so với năm trước, đạt 95% kế
39
hoạch năm 2009. Tính đến cuối năm 2010, doanh số cho vay của VRB tiếp tục tăng 382 tỷ đồng so với năm 2009, đưa doanh số cho vay đạt 7.114 tỷ đồng và kết quả thu nợ thực hiện được 5.503 tỷ đồng. Do đó kết thúc tháng 12/2010, tổng dư nợ của VRB đạt 6.285 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch dư nợ năm 2010 do Hội đồng Quản trị đề ra, tăng 25,6% so với đầu năm. Những số liệu trên cho thấy kế hoạch phát triển tín dụng của VRB đã đạt được nhiều kết quả, góp phần mở rộng thị phần kinh doanh và quảng bá hình ảnh của VRB trên thị trường.
Bên cạnh việc mở rộng thị phần, VRB cũng luôn quan tâm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Kết quả là không những doanh số cho vay tăng lên đáng kể, mà doanh số thu nợ cũng khả quan với con số 5.503 tỷ đồng cuối năm 2010, tăng 16,1% so với năm 2009, tương đương 77,4% doanh số cho vay năm 2010
e/ Các hoạt động khác
- Hoạt động thanh toán: Năm 2010, doanh thu từ dịch vụ thanh toán đạt 6.037 tỷ đồng, tăng 2.020 tỷ đồng so với năm 2009. Thẻ của VRB đã kết nối thành công hệ thống chuyển mạch lớn nhất Việt Nam là BanknetVN. VRB cũng đã gia nhập tổ chức thẻ quốc tế VISA và tích cực xúc tiến phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Hiện tại, VRB đang thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, dịch vụ Western Union, thanh toán quốc tế.
- Hoạt động phát triển mạng lưới: Kể từ khi chính thức khai trương hoạt động ngày 19/11/2006, đến nay VRB đã có mạng lưới rộng khắp gồm Hội sở chính và Sở giao dịch tại Hà Nội, 5 chi nhánh cùng các phòng giao dịch trực thuộc tại các khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước như: Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Đà Nang, Khánh Hòa và Hải Phòng. Bên cạnh đó, VRB đã mở Văn phòng đại diện tại Matxcơva và đến ngày 14/12/2009, Ngân hàng 100% vốn của VRB - Ngân hàng VRB Matxcơva đã chính thức khai trương hoạt động.
2.1.3.2 Về kết quả hoạt động kinh doanh
đang có xu hướng giảm dần, từ 49 tỷ đồng năm 2008 xuống mức 27 tỷ đồng năm 2009 và 11 tỷ đồng năm 2010. Chênh lệch lãi suất của tài sản nhạy cảm lãi cũng sụt giảm nhanh chóng, tại thời điểm 31/12/2010 mức chênh lệch này chỉ đạt 0,59% (do một số khoản sử dụng vốn chưa mang lại thu nhập như khoản đầu tư dài hạn thành lập VRB Matxcơva, chứng khoán đầu tư ...). Kết quả là lợi nhuận giảm, trong khi tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng, đã kéo cả hai chỉ tiêu ROAA, ROAE đều đi xuống; các chỉ số này đều ở mức rất thấp, đặc biệt năm 2010. Điều đó, cũng lý giải sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu VRB đang giảm dần.
2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA GIAI ĐOẠN 2008-2010
2.2.1 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt NgaMô hình quản trị RRTD tại VRB được thực hiện như sau: Mô hình quản trị RRTD tại VRB được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.2: Mô hình Quản trị rủi ro tín dụng tại VRB
Nguồn: Văn phòng Ngân hàng Liên doanh Việt Nga * Hội đồng quản trị: Phê duyệt các chiến lược, các chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng và RRTD trọng yếu; Phê duyệt các hạn mức (bao gồm hạn mức tín
Tổng dư nợ 59 % 4,674 100% 6,285 % 1 - Nợ nhóm 1 2,3 86 93.23% 4,012 85.84% 5,274 83.92% 2 - Nợ nhóm 2 140 5.49 % 575 12.30% 754 11.99% 3 - Nợ nhóm 3 _____ 33 1.28 % _____ 32 0.68 % ______ 12 0.18 % 4 - Nợ nhóm 4 _______ 0_ %0.00 _____27 %0.57 _____58 %0.92 5 - Nợ nhóm 5 _____ 0_ %0.00 _____28 %0.61 188 %2.99 II Tổng nợ xấu _____ 33 1.28 % _____ 87 1.85 % 257 4.09 % 41
dụng và hạn mức đầu tư) toàn ngân hàng; Phê duyệt theo đề nghị của Hội đồng xử lý rủi ro Tín dụng về các khoản xử lý rủi ro và việc sử dụng các quỹ dự phòng theo quy định của NHNN; Giám sát và thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể, giảm sát sự tuân thủ với những văn bản quy phạm pháp luật tác động tới VRB cả từ nội bộ và bên ngoài của ngân hàng.
* Hội đồng tín dụng: Quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt các khoản tín dụng đối với một khách hàng theo mức uỷ quyền của Hội đồng quản trị trong từng thời kỳ; Quyết định và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt Hạn mức tín dụng hiệu lực CRRe (Fli) cho các Định chế tài chính có quan hệ đầu tư tiền gửi với VRB; Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng Quản trị về việc xây dựng định hướng hoạt động tín