Thực trạng chính sách huyđộng tiền gửi của CN

Một phần của tài liệu 1403 tăng cường huy động tiền gửi tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46)

Trong các hình thức huy động tiền gửi, tiền gửi của KH là nguồn huy động tiền gửi quan trọng nhất. Các hình thức tiền gửi của KH tại CN phát triển khá đầy đủ, đa dạng và chuyên nghiệp, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm và tiền ký quỹ. Để tăng cường huy động nguồn vốn này, CN hiện tại cung cấp các sản phẩm tiền gửi sau:

Tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi không kỳ hạn, áp dụng cho các đồng tiền VND, USD

và EUR với số tiền gửi tối thiểu ban đầu tương ứng là 500.000 VND, 100 USD hoặc 100 EUR. KH có thể gửi và rút không hạn chế số lần giao dịch. Lãi được tính và nhập gốc vào 25 hàng tháng, riêng tháng 12 nhập vào ngày 31 .

Chi nhánh tới nay đang áp dụng mức lãi suất tiền gửi VND không kỳ 33

hạn là 0,1%/năm đối với KHCN, 0,2%/năm đối với KHTC; lãi suất tiền gửi ngoại tệ là 0%.

Tiết kiệm có kỳ hạn

Các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn của CN với có nhiều kỳ hạn cho cả KHCN và KHTC.

Biểu lãi suất cơ bản tiền gửi có kỳ hạn của CN tháng 12/2019 như sau:

Bảng 2.3. Biểu lãi suất cơ bản tiền gửi có kỳ hạn của CN

Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng 4,3 0 0 4,3 0 0 Từ 2 tháng đến dưới 3 tháng 4,3 0 0 4,3 0 0 Từ 3 tháng đến dưới 4 tháng 4,8 0 0 4,8 0 0 Từ 4 tháng đến dưới 5 tháng 4,8 0 0 4,8 0 0 Từ 5 tháng đến dưới 6 tháng 4,8 0 0 4,8 0 0 Từ 6 tháng đến dưới 7 tháng 5,3 0 0 5,3 0 0 Từ 7 tháng đến dưới 8 tháng 5,3 0 0 5,3 0 0 Từ 8 tháng đến dưới 9 tháng 5,3 0 0 5,3 0 0 Từ 9 tháng đến dưới 10 tháng 5,3 0 0 5,3 0 0 Từ 10 tháng đến dưới 11 tháng 5,3 0 0 5,3 0 0 Từ 11 tháng đến dưới 12 tháng 5,3 0 0 5,3 0 0 12 tháng 6,8 0 0 6,5 0 0 Trên 12 tháng đến dưới 18 tháng 6,8 0 0 6,5 0 0 Từ 18 tháng đến dưới 24 tháng 6,8 0 0 6,5 0 0 Từ 24 tháng đến dưới 36 tháng 6,8 0 0 6,5 0 0 36 tháng 6,8 0 0 6,5 0 0 Trên 36 tháng 6,8 0 0 6,5 0 0

Mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn của CN thực hiện theo chính sách huy động

của Trụ sở chính và nhìn chung khá thấp so với thị trường NH hiện nay.

Để tăng thêm tính chính xác về đánh giá hoạt động huy động tiền gửi của Chi nhánh, tác giả đã tiến hành phỏng vấn bà Lê Thị Hiền - Phó Giám đốc Chi nhánh:

Hộp 2.1. Ý kiến của lãnh đạo CN về thành tích huy động tiền gửi

Chính sách huy động tiền gửi tại CN được bám sát diễn biến thị trường và chỉ đạo từ Trụ sở chính, phản ứng kịp thời với mọi biến động trên thị trường huy động. Ban Giám đốc thường xuyên, sát sao theo dõi biến động nguồn vốn hàng ngày, thường xuyên chỉ đạo các phòng, các cán bộ tăng cường huy động tiền gửi. Các nhân viên toàn CN nỗ lực trong công tác huy động tiền gửi: tìm kiếm khách hàng mới, vận động người thân, bạn bè tham gia gửi tiền tại CN, có cơ chế thưởng đối với các cán bộ, các phòng có thành tích huy động tiền gửi xuất sắc...

Nguồn: Phỏng vấn sâu của tác giả

2.2.1. Phân tích kết quả huy động tiền gửi của CN thông qua các chỉ tiêu

2.2.2.1. Quy mô huy động tiền gửi và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi huy động

Trong những năm qua, công tác huy động tiền gửi của Vietcombank Thanh Hóa vẫn luôn được tập thể lãnh đạo và nhân viên của CN quán triệt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Nhờ đó mà giai đoạn 2017 - 2019 CN đã đạt được những kết quả sau:

T

T Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

201 9 1 Số dư huy động tiền gửicuối kỳ_________________ 1.334 1.653 2.095 1.902 92.11 2 Huy động tiền gửi bìnhquân___________________ 1.241 1.523 1.856 1.787 52.11

Nguồn: https://www.vietcombank.com.vn

34

Bảng 2.4. Tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi huy động tại Vietcombank Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2019

TT Chỉ tiêu Tăng trưởng 2018/2017 Tăng trưởng 2019/2018 ± % ± %

1 Số dư huy động tiền gửi cuối kỳ -193 - 9,21

217 11,41

2 Huy động tiền gửi bình quân -69 - 3,72

328 18,35 35

■Số dư huy động vốn cuối kỳ

■Huy động vốn bình quân

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi huy động giai đoạn 2015 - 2019

Quy mô huy động tiền gửi của Vietcombank Thanh Hóa giai đoạn qua đang có sự tăng giảm thất thường, nhưng cả giai đoạn là xu hướng tăng lên, thể hiện xu hướng tăng trưởng ở biểu đồ trên.

Về số dư huy động tiền gửi, năm 2015 CN đạt 1.334 tỷ, giai đoạn 2015

- 2017 tăng liên tục lên mức 2.095 tỷ, tới năm 2018 bị sụt giảm nhẹ còn 1.902 tỷ, sang năm 2019 phục hồi lên mức 2.119 tỷ. Tổng huy động tiền gửi của giai đoạn 2015 - 2019 đang có sự tăng mạnh.

Về huy động tiền gửi bình quân, năm 2015 đạt 1.241 tỷ, tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2015 - 2017 lên mức 1.856 tỷ, giảm nhẹ vào năm 2018 là 1.787 tỷ và phục hồi trở lại vào năm 2019 mức 2.115 tỷ. Trong cả giai đoạn 2015 - 2019, huy động tiền gửi bình quân của CN đang tăng mạnh.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào giai đoạn 2017 - 2019, cụ thể giai đoạn này như sau:

36

Bảng 2.5. Tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi huy động giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa

Số dư huy động tiền gửi năm 2017 là 2.095 tỷ đồng, sang năm 2018 đã giảm sút xuống mức 1.902 tỷ đồng, tức là giảm đi 193 tỷ, tương ứng -9,21% so với năm 2017. Năm 2019, số dư huy động tiền gửi phục hồi đạt 2.119 tỷ đồng, tăng 217 tỷ đồng, tương ứng 11,41% so với năm 2018, giá trị huy động tiền gửi đã phục hồi nhưng tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn không cao.

Giá trị huy động tiền gửi bình quân năm 2017 là 1.856 tỷ đồng, sang năm 2018 đã giảm xuống mức 1.787 tỷ đồng, tức là giảm 69 tỷ, tương ứng - 3,72% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự giảm đi về quy mô huy động tiền gửi là do các NH đối thủ trong năm 2018 liên tục mở phòng giao dịch tới các phường khác nhau trong thành phố Thanh Hóa, như BIDV, HDBank mở thêm phòng giao dịch, Ngân hàng TMCP Sài Gòn mở CN hoạt động tại Thanh Iloa,... đã thu hút một lượng lớn khách hàng của CN. Mặt khác, một số khách hàng tại địa bàn huyện Tĩnh Gia chuyển sang giao dịch tại CN Nghi Sơn khi Vietcombank Nghi Sơn đi vào hoạt động cũng là nguyên nhân làm sụt giảm số dư tiền gửi.

Năm 2019, giá trị huy động tiền gửi bình quân phục hồi mạnh mẽ đạt 2.115 tỷ đồng, tức là tăng lên 328 tỷ đồng, tương ứng 18,35% so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do Chi nhánh đã mở rộng marketing tới các doanh nghiệp,

ST T

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tăng trưởng

2018/2017 Tăng trưởng2019/2018

± % ± %

1 Số dư huy động tiền gửi kếhoạch

2.155 2.326 2.477 171 7,9

4

151 6,4

9

2 Số dư huy động tiền gửi thực

tế 2.095 1.902 2.119 -193 -9,21 21 7 11,41 3 Tỷ lệ đạt kế hoạch (%) 97,22 81,77 85,5 5 -15,44 -15,89 3,78 4,6 2 37

hộ gia đình để thu hút thêm một lượng khách hàng mới.

Qua đó, có thể thấy quy mô huy động tiền gửi của CN cả giai đoạn 2017 - 2019 đang tăng nhưng có sự biến động thất thường, khi năm 2018 bị giảm sút và phục hồi lại vào năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi bình quân năm 2019

■ Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân

Đơn vị: %

Biểu 2.2. So sánh tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi huy động

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa

Qua biểu trên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi bình quân của Vietcombank Thanh Hóa năm 2019 nằm ở mức khá cao, chỉ thấp hơn tốc độ huy động của Vietinbank Thanh Hóa cũng là NH TMCP Nhà nước nhưng có mức lãi suất huy động cao hơn và Techcombank Thanh Hóa, là một ngân hàng trẻ đang tích cực mở rộng quy mô hoạt động, còn lại cao hơn phần lớn các ngân hàng truyền thống như Agribank Thanh Hóa , BIDV Thanh Hóa. Điều này chứng tỏ huy động tiền gửi của CN đã đạt được kết quả tích cực.

38

2.2.2.1. Tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi

Bảng 2.6. Tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa

Tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi giai đoạn 2017 - 2019 đang có sự giảm sút mạnh mẽ. Năm 2017, tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi là 97,22%. Năm 2018, tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi giảm mạnh còn 81,77%, tức là giảm đi -15,44%. Năm 2019, tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi có sự phục hồi nhẹ lên mức 85,55%, tức là tăng lên 3,78%. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn 2017 - 2019, kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi của CN đều không đạt được.

Qua đó, có thể thấy tỷ lệ đạt kế hoạch về quy mô huy động tiền gửi của CN không đạt và đang bị giảm sút.

2.2.2.2. Cơ cấu h uy động tiền gửi

Cơ cấu 1: Theo hình thức huy động

Theo hình thức huy động, nguồn vốn tiền gửi huy động của Vietcombank Thanh Hóa hiện nay bao gồm: tiền gửi thanh toán của KH trong nước, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các TCTD khác.

39

Tổng nguồn vốn huy động 2.0 95 10 0 1.9 02 100 2.1 19 100 1. TGTT của KH trong nước 3 88 18, 47 364 19, 13 426 20, 12 2. Tiền gửi tiết kiệm 69 1.3 38 65, 30 1.2 66 64, 35 1.3 01 63,

Tiết kiệm không kỳ hạn 4 49 21, 48 388 20,4 398 18,8 Tiết kiệm có kỳ hạn 20 9 43,9 8 42 44, 26 937 44, 21 3. TG của các TCTD khác 3 38 15 16, 08 3 21 16, 357 87 16,

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa

Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động của Vietcombank Thanh Hóa theo hình thức huy động, thì Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu, thứ hai là Tiền gửi thanh toán của KH trong nước.

Tiền gửi thanh toán của KH năm 2017 là 388 tỷ, chiếm tỷ trọng 18,47% trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động. Năm 2018, nguồn tiền gửi này giảm nhẹ xuống mức 364 tỷ, tỷ trọng tăng lên mức 19,13%. Năm 2019, tăng lên 426 tỷ, tỷ trọng cũng tăng nhẹ lên 20,12%. Như vậy, trong giai đoạn 2017 - 2019, tiền gửi thanh toán theo hình thức này đang có sự tăng nhẹ về cả quy mô lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cả giai đoạn.

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn HĐ 2.09 5 _______ 1.902 ________ 2.119 100 1, KH tổ chức_______ ________ 35, 13 _______ 36, 23 _______ 36,8 1 2, KH cá nhân_______ 1.02 0 48, 69 904 47, 52 981 46,3 3, Các TCTD khác ________ 339_ 16, 18 _______309 16, 25 _______3_58_ 16,8 9 40 Đơn vị: % ■TG của các TCTD khác

■Tiền gửi tiết kiệm

■TGTT của KH trong nước

Biểu 2.3. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động giai đoạn 2017 - 2019

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động tiền gửi chính của Vietcombank Thanh Hóa. Năm 2017, tiền gửi tiết kiệm là 1.369 tỷ đồng, tỷ trọng 65,38%. Năm 2018, tiền gửi tiết kiệm giảm xuống mức 1.230 tỷ đồng, tỷ trọng bị giảm nhẹ ở mức 64,66%. Năm 2019, tiền gửi tiết kiệm phục hồi lên mức 1.335 tỷ đồng, tỷ trọng tiếp tục giảm còn 63,01%. Như vậy, giai đoạn 2017 - 2019 thì tiền gửi tiết kiệm cũng đang có sự giảm về quy mô và cả tỷ trọng trong tổng nguồn vốn tiền gửi huy động, tuy nhiên vẫn là nguồn huy động tiền gửi chính của CN.

Ngoài hai hình thức trên CN còn hình thức huy động Tiền gửi của các TCTD khác. Hình thức này chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động và hầu như không thay đổi trong giai đoạn 2017 - 2019.

Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động theo hình thức trong giai đoạn 2017 - 2019 của Chi nhánh đang biến động theo xu hướng gia tăng tỷ trọng của tiền gửi

41

thanh toán, còn giảm tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm không kỳ hạn, còn hình thức tiền gửi của các TCTD khác thì gần như ổn định.

Cơ cấu 2: Theo đối tượng khách hàng

Theo đối tượng KH, vốn huy động của Vietcombank Thanh Hóa bao gồm nguồn vốn tiền gửi huy động từ các KHTC, huy động từ KHCN và vốn vay các TCTD khác.

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Vietcombank Thanh Hóa Đơn vị: %

■Các TCTD khác

■KH cá nhân

■KH tổ chức

Biểu 2.4. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động giai đoạn 2017 - 2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 42

Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động của CN theo đối tượng khách hàng, KHCN chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến KHTC.

KHTC: Với tư cách là trung tâm thanh toán, CN thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các KH. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cho nên hệ thống tài khoản thanh toán của NH luôn hình thành một số dư tiền gửi thanh toán nhất định và nó đã trở thành nguồn vốn tiền gửi huy động có chi phí thấp của CN. Ngoài ra, một lượng vốn không nhỏ từ KHTC là gửi kỳ hạn ngắn để tận dụng lượng tiền nhàn rỗi. Với xu hướng phát triển chung của nguồn vốn, nguồn huy động từ các KHTC của Vietcombank Thanh Hóa đang có sự tăng nhẹ về quy mô và tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2017, nguồn vốn tiền gửi huy động của KHTC là 736 tỷ, chiếm tỷ trọng 35,13%. Năm 2018, nguồn vốn tiền gửi huy động của KHTC sụt giảm 689 tỷ, tỷ trọng tăng lên mức 36,23%. Năm 2019, nguồn vốn tiền gửi huy động của KHTC phục hồi lên 780 tỷ, tỷ trọng tăng nhẹ lên 36,81%.

KHCN: Nguồn vốn tiền gửi huy động từ KHCN là một nguồn vốn quan trọng nhất của CN. Giai đoạn 2017 - 2019, nguồn vốn tiền gửi huy động từ KHCN đang giảm cả về quy mô và tỷ trọng. Năm 2017, nguồn vốn tiền gửi huy động từ KHCN là 1.020 tỷ, tỷ trọng 48,69%. Năm 2018, nguồn vốn tiền gửi huy động từ đối tượng này giảm còn 904 tỷ, tỷ trọng giảm nhẹ còn 47,52%. Năm 2019, nguồn vốn tiền gửi huy động từ KHCN phục hồi lên mức 981 tỷ, tỷ trọng tiếp tục giảm nhẹ còn 46,3%.

Vốn vay từ các TCTD khác: Đây là nguồn vốn NH phải chịu chi phí cao hơn, vì vậy chỉ trong trường hợp thiếu vốn khả dụng trong thời gian ngắn thì NH mới đi vay. Xét về số dư huy động tiền gửi cuối năm, khoản mục này chỉ gồm tiền gửi của KBNN và tiền gửi không kỳ hạn của các TCTD khác. Nguồn vốn này có xu hướng ổn định về quy mô cũng như tỷ trọng và chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Vì có tác dụng như một nguồn lực chống sốc cho hoạt động NH, CN luôn cố gắng duy trì nguồn vốn này hợp lý.

43

Cơ cấu 3: Theo kỳ hạn

Theo kỳ hạn, vốn huy động được chia thành: nguồn vốn tiền gửi huy động không kỳ hạn và nguồn vốn tiền gửi huy động có kỳ hạn.

Một phần của tài liệu 1403 tăng cường huy động tiền gửi tại NHTM CP ngoại thương việt nam chi nhánh thanh hóa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w