Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng, phát triển bền vững thương

Một phần của tài liệu 1425 xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 32)

thương

hiệu trong kinh doanh Ngân hàng.

Thương hiệu thành cơng là kết quả tổng hịa của rất nhiều yếu tố như: con người, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng, trình độ quảng bá, marketing của Ngân hàng, năng lực tài chính và quy mơ Ngân hàng, trong đó quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người.

1.2.5.1 Chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố hàng đầu quyết định tính hiệu quả trong xây dựng thương hiệu. Đội ngũ nhân viên Ngân hàng cùng với trình độ, năng lực, tư duy... là những người đề xuất xây dựng nên chiến lược thương hiệu và hiện thức hóa nó thơng qua các hoạt động cụ thể của mình. Do đó mà thành cơng hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn ở họ.

Như vậy, để xây dựng thành công thương hiệu, vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng được đội ngũ nhân viên vững chuyên môn, tận tụy với khách hàng và có năng lực, kiến thức về marketing Ngân hàng. Văn hóa của người lãnh đạo cũng là yếu tố cần được cân nhắc. Đây được xem là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong cạnh tranh. Yêu cầu đặt ra là nhà lãnh đạo cần có nhiều phẩm chất, có văn hố nói chung, có văn hố pháp luật, ý thức pháp luật, vì chính pháp luật là chuẩn mực của hành vi được xây dựng trên nền tảng đạo đức. Nếu người lãnh đạo tự nhận thức và làm được những điều này, sức cạnh tranh của thương hiệu mà họ làm chủ sẽ tăng lên gấp bội.

1.2.5.2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Thương hiệu là cái đọng lại trong tâm trí khách hàng. Điều đầu tiên khách

hàng cảm nhận về Ngân hàng là qua sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp. Vậy làm sao để việc thiết kế, cung ứng sản phẩm, dịch vụ Ngân

22

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là linh hồn của thương hiệu Ngân hàng. Khi khách hàng chấp nhận sản phẩm, dịch vụ có nghĩa thương hiệu Ngân hàng bước đầu chiếm được cảm tình của khách hàng, bắt đầu được biết đến. Để thương hiệu ăn sâu trong tiềm thức khách hàng nhất thiết phải dựa vào những giá trị lợi ích mà nó mang lại như tính tiện ích, tính an tồn, của sản phầm,dịch vụ và chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên Ngân hàng đặc biệt là các giao dịch viên_ người trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng. Làm tốt được những điều đó sẽ góp phần tạo lập, xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa Ngân hàng với khách hàng, hình ảnh Ngân hàng ngày càng nổi tiếng. Kết luận, một thương hiệu Ngân hàng chỉ có thể tồn tại và phát triển khi đi cùng với việc phát triển ấy là sự ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

1.2.5.3. Hệ thống chăm sóc khách hàng

Khách hàng là người trả lương cho chúng ta. Cạnh tranh trong kinh doanh Ngân hàng ngày càng lớn mở ra cho khách hàng vô vàn những sự lựa chọn và yêu cầu của họ ngày càng cao. Để không chỉ giữ chân khách hàng mà cịn lơi kéo, gia tăng số lượng khách hàng bắt buộc cơng việc chăm sóc khách hàng cần được chú ý sao cho tạo ra được sự khác biệt, gây được ấn tượng và hấp dẫn khách hàng. Độ hài lòng khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng là thước đo chất lượng hệ thống chăm sóc khách hàng. Đó là yếu tố xây dựng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu Ngân hàng. Chăm sóc tốt khách hàng khiến hình ảnh thương hiệu ngày càng được nâng cao góp phần khẳng định giá trị thương hiệu của Ngân hàng này so với Ngân hàng khác.

1.2.5.4. Trình độ marketing của Ngân hàng

Marketing Ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh doanh, là lĩnh vực

thống tổ chức quản lý của một Ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động Ngân hàng hiện đại muốn thành công không thể thiếu marketing. Thương hiệu và marketing gắn bó chặt chẽ với nhau, nhờ vào marketing mà thương hiệu được biết đến nhanh hơn, nhiều hơn, được khách hàng chấp nhận hơn. Hoạt động Marketing chủ yếu nhằm quảng bá thương hiệu Ngân hàng. Marketing càng chuyên nghiệp càng chứng tỏ được sức mạnh trong cạnh tranh của Ngân hàng, làm thương hiệu có chỗ đứng ngày càng vững chãi trên thị trường.

Ngân hàng phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm Ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động Marketing nói riêng. Do đó các cần mở rộng và nâng cao cơng tác đào tạo chuyên viên về Marketing Ngân hàng, xây dựng đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu, giỏi về kinh doanh, hiểu biết dịch vụ Ngân hàng, có khả năng nắm bắt, dự báo xu thế phát triển của ngân hàng trong tương lai cũng như coi trọng việc trang bị kiến thức về sở hữu trí tuệ. Ngồi ra Ngân hàng cần xác định rõ vai trò của hoạt động Marketing đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, từ đó chủ động trong việc chi cho hoạt động Marketing, tránh tình trạng trùng lắp hay chồng chéo giữa các chi nhánh.

1.2.5.5. Năng lực tài chính, quy mơ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Thực tế cho thấy, Ngân hàng nào có cơ cấu tổ chức hợp lý, tinh gọn thì hoạt động càng hiệu quả hơn. Một Ngân hàng càng dồi dào về tài chính, quy mơ càng lớn thì càng dễ thu hút vốn, thu hút khách hàng hơn và kinh doanh càng hiệu quả hơn. Kinh doanh thuận lợi mang lại lợi nhuận lớn và ổn định cho Ngân hàng nhờ đó có khả năng chi khoản kinh phí lớn cho xây dựng và

2 4

quảng bá thương hiệu của Ngân hàng và kết quả là thương hiệu được biết đến nhiều hơn, nổi tiếng hơn.

Một phần của tài liệu 1425 xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w