Đánh giá chung hoạt động của VAMC thời gian qua

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3.4. Đánh giá chung hoạt động của VAMC thời gian qua

a. Kết quả đã đạt được

Giup TCTD làm sạch bảng cân đối kế toán

Theo cơ chế hoạt động của VAMC, ngân hàng chuyển giao nợ xấu theo giá trị sổ sách cho VAMC. Đổi lại, VAMC thanh toán bằng một loại trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng đem trái phiếu này ra NHNN chiết khấu lấy tiền về kinh doanh tiếp.

Như vậy, trên bảng cân đối kế toán ngân hàng, một tài sản "xấu" đã biến thành

một tài sản "được coi là tốt", một tài sản "không có tính thanh khoản" đã biến thành một tài sản có thể mua bán, cầm cố, thế chấp trên thị trường và quan trọng nhất là có thể đem lên NHNN chiết khấu lấy tiền. VAMC là một mắt xích giúp các ngân hàng được ứng trước tiền nhằm giải quyết vấn đề thanh khoản, làm sạch bảng cân đối kế toán, giúp ngân hàng có thời gian kiếm tiền bù đắp vào các thua lỗ trước đó.

VAMC sẽ làm tăng tính thanh khoản của thị trường, khơi thông được một hòn đá tảng là gánh nặng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Đây có thể là thông tin rất tích cực cho thị trường tài chính đang bị đè nén, hay còn gọi bị nghẽn trong thời gian rất dài.

VAMC đã xử lý được một số nợ xấu

Tính chung, kể từ khi đi vào hoạt động tới 31/12/2016, công ty đã mua nợ xấu

từ 42 tổ chức tín dụng, với tổng số 16.870 khách hàng tương đương với 25.799 khoản

nợ, tổng dư nợ gốc là 296.222 tỉ đồng, tổng nợ xấu đã xử lý được là 40.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gốc đã mua là 13,5%. Mặc dù, tỷ lệ xử lý nợ xấu chưa cao nhưng cũng phần nào giảm bớt gánh nặng nợ xấu cho các TCTD.

b. Những hạn chế của VAMC trong quá trình hoạt động

Theo báo cáo tổng hợp từ VAMC, tổng số nợ xấu đã mua và xử lý qua VAMC

được tổng kết qua bảng sau:

Tong dư nợ nội bảng (tỉ đồng) 36.257 92.418 107.928 51.500 Tông giá mua (tỉ đồng) 30.947 77.705 99.257 50.536 Tong nợ xấu đã xử lý (tỉ đồng) 145 4.875 17.763 17.217

Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý trên tổng

Cụ thể, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã xử lý trên tổng nợ gốc chỉ đạt 0.39%, năm 2014 đã tăng lên là 5.05%. Năm 2015 và 2016, tỷ lệ này đã tăng lên là 16,16% và 32,65% tuy

nhiên con số tuyệt đối về nợ xấu chưa xử lý được vẫn còn rất cao.

Năm 2013, VAMC mua nợ với giá bằng 83,4% giá trị sổ sách của khoản nợ; năm 2014 con số này đã giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức 80,56%. Ngoài ra, trong quá trình mua nợ xấu, VAMC mới chỉ thực hiện mua nợ theo giá trị sổ sách bằng phát hành TPĐB. Dù VAMC đã sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu linh hoạt như phát mại, đấu giá, bán tài sản, bán khoản nợ thông qua hình thức xử lý trực tiếp hoặc ủy quyền cho các TCTD... song tổng số nợ thu hồi được chiếm tỷ trọng khá nhỏ so

với số nợ mà VAMC mua về. Nguyên nhân của việc này là những vướng mắc trong cơ chế xử lý TSĐB, những hạn chế trên thị trường mua bán nợ, cộng với việc VAMC

mua nợ với giá quá cao, khiến cho việc bán nợ gặp khó khăn khi không tìm được tiếng nói chung với các nhà đầu tư trên thị trường. Vì vậy, hiện VAMC mới chỉ làm tốt việc mua nợ, còn việc xử lý nợ vẫn rất khiêm tốn. Các khoản nợ đang hầu hết chỉ chuyển đổi sở hữu từ NH sang VAMC chứ chưa được xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, nhờ

đó mà VAMC đã giảm mức độ nguy hại của các khoản nợ này đến nền kinh tế, tạo điều kiện lưu thông dòng vốn, phù hợp với mục tiêu chính sách mà NHNN hướng tới. Theo kế hoạch, hoạt động chính của VAMC năm 2015 vẫn là gom nợ, còn việc xử lý nợ sẽ được chú trọng vào năm 2016. Tuy nhiên năm 2016 đã đi qua, tình trạng nợ xấu vẫn chưa được cải thiện. Điều này cũng đã ít nhiều tác động đến tình hình tiền

tệ, các ngân hàng vẫn phải trích lập phần nhiều cho dự phòng rủi ro, ... Nên trong năm 2017, các chuyên gia và giới tài chính - ngân hàng lại phải tiếp tục kỳ vọng vào việc đi tới thực thi hiệu quả việc hình thành thị trường mua bán nợ. Dư nợ xấu trong năm 2016 không những không giảm đi mà thậm chí còn tăng lên. Nợ xấu phải dùng ngân sách nhà nước thì mới có thể xử lý được, còn nếu không dùng cách này thì nợ xấu không thể giải quyết được. Như vậy, nhiệm vụ trong năm 2017 khá nặng nề khi nợ xấu vẫn là vấn đề khá nan giải, cần phải có phương án giải quyết nhanh chóng và kịp thời hơn. Đây cũng là khoảng thời gian VAMC chờ những cơ chế xử lý nợ được bổ sung. Thực tế, đã có sự phối hợp giữa VAMC với NH trong giải quyết nợ xấu, nhưng vì còn nhiều vướng mắc trong cơ chế, hiện công tác xử lý nợ vẫn phụ thuộc khá nhiều vào sự chủ động của NH. Ngoài bán nợ cho VAMC, bản thân từng NH cũng cần phải áp dụng những giải pháp để thu hồi nợ xấu. Hiện VAMC đang xây dựng kế hoạch mua các khoản nợ theo giá thị trường, thay vì bằng TPĐB, hướng đến

hình thành một thị trường mua bán nợ tại Việt Nam. Thị trường cũng chờ đợi những cơ chế mới về xử lý TSĐB, có như vậy mới kỳ vọng có được bước tiến thực chất trong xử lý nợ xấu. Dựa trên kinh nghiệm các nước và điều kiện thực tế ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một VAMC theo hướng tập trung để thực hiện việc

nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Ket quả đạt được về xử lý nợ xấu ban đầu của VAMC tạo nền tảng cho việc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đặc biệt là tạo được niềm tin về tính khả thi của một công cụ xử lý nợ xấu đặc thù.

2.4. NGUYÊN NHÂN DẢN ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LY NỢ XẤU CỦA VAMC CÒN THẤP

2.4.1. Nguyên nhân từ phía VAMC:

Thứ nhất, nguồn vốn của VAMC còn hạn chế

Khó khăn đầu tiên mà VAMC gặp phải trong hoạt động mua bán nợ xấu chính là hạn chế về nguồn lực trong khi nhiệm vụ và các mục tiêu đặt ra là khá lớn. Theo Nghị

định số 53/2013/NĐ-CP, VAMC hiện đang phải thực hiện mua nợ xấu của các TCTD

chỉ với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tại thời điểm thành lập VAMC (tháng 5/2013), số vốn này chỉ bằng 0,3% tổng nợ xấu nên số vốn điều lệ này chỉ đại diện cho vốn lưu động, còn việc mua lại toàn bộ các khoản nợ xấu của các TCTD là khó khả thi trong bối cảnh VAMC thực hiện mua bán nợ xấu theo nguyên tắc không dùng vốn ngân sách nhà nước. Đe giải quyết vấn đề này, VAMC đã sử dụng đến trái phiếu đặc biệt thay cho tiền mặt, loại trái phiếu mà các TCTD có thể sử dụng để tái cấp vốn tại NHNN (theo quy định tại Quyết định số 2358/QĐ-TTg, Thông tư số 20/2013/TT- NHNN). Xét về dài hạn, việc mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt sẽ có một số hạn chế: (i) Nếu sử dụng trái phiếu đặc biệt trong thời gian dài thì các TCTD sẽ phải liên tục trích lập dự phòng bằng 20% giá trị của trái phiếu đặc biệt, do đó hạn chế tăng trưởng tín dụng chung của cả hệ thống; (ii) Công tác xử lý nợ thường kéo dài, nên việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra của VAMC sẽ mất nhiều chi phí, điển hình là phí quản lý để bất động sản không bị xuống cấp và mất giá trị và bảo lãnh tài sản thế chấp; (iii) Nếu chỉ dựa vào trái phiếu đặc biệt, VAMC sẽ không thể mua và giải quyết

dứt điểm toàn bộ các khoản nợ xấu hiện nay, gây áp lực lớn về chi phí đối với công ty nếu quá trình xử lý nợ kéo dài. Hơn nữa, với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống

cao, ước tính khoảng 270 - 300 nghìn tỷ đồng. Do đó, áp lực lên VAMC trong thời gian tới là rất lớn nếu công ty vẫn hoạt động với số vốn điều lệ như hiện nay.

Thứ hai, thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thiếu tính cạnh tranh

Theo quy trình hoạt động quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của NHNN, VAMC phải mua nợ, sau đó mới tái cơ cấu lại các khoản nợ, cuối cùng bán nợ xấu đã mua và các tài sản bảo đảm của các khoản nợ này. Trong mô hình này, giai đoạn bán nợ xấu đã mua của VAMC là rất quan trọng, bởi nếu mua nợ xấu là hoạt động “đầu vào” thì bán nợ xấu đã mua là hoạt động “đầu ra”. Tuy nhiên, quy trình này hiện nay ở Việt Nam còn đang gặp vướng mắc do thị trường mua

bán nợ trong nước còn chưa phát triển và thiếu tính cạnh tranh. Trên thị trường, mặc dù nguồn cung về nợ xấu khá lớn nhưng số lượng công ty chuyên về mua bán nợ xấu

lại không nhiều. Ngoài VMAC, đang có hơn 20 AMC của các NHTM và Công ty mua bán nợ và tải sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các AMC của các NHTM hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong suốt 13 năm qua chủ yếu bởi các lý do: (i) Chỉ hoạt động trong phạm vi các tài sản và khoản nợ của NHTM mẹ, thay vì tham gia vào thị trường mua bán nợ với các AMC khác; (ii) Được thành lập chỉ để xử lý vụ việc nhất định và bị giải thể sau khi vụ việc được xử lý xong. Hơn nữa, ngoại trừ Eximbank AMC và MB AMC có vốn điều lệ trên 500 tỷ đồng, các công ty AMC còn lại đều có vốn điều lệ thấp với giá trị từ 500 tỷ đồng trở xuống. Đối với DATC, vốn điều lệ của công ty đã là 5,1 nghìn tỷ đồng, trong đó, 2 nghìn tỷ đồng được cấp cho DATC từ khi được thành lập theo Quyết

định số 109/2003/QĐ-TTg và 3,1 nghìn tỷ đồng được bổ sung cho giai đoạn 2014 - 2015 theo Công văn số 2505/TTg-KTTH ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ (gồm 2.500 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, 600 tỷ đồng từ

các nguồn vốn khác theo quy định). Tuy nhiên, DATC ra đời với trọng tâm thúc đẩy các DNNN, tập trung nhiệm vụ chủ yếu vào mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm

động, DATC mới chỉ thực hiện được trên 120 vụ mua bán nợ và tài sản với giá trị tương đương khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng, một con số khá nhỏ so với số dư nợ xấu của nền kinh tế (146.471 tỷ đồng, tính đến cuối tháng 10/2014).

Cùng với những hạn chế về năng lực, phương thức mua bán nợ của các công ty này trên thị trường còn thiếu tính đa dạng. Hoạt động mua bán nợ được thực hiện chủ yếu dưới 2 hình thức: Mua bán nợ theo thoả thuận và mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Phương thức mua nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ chỉ áp dụng cho DATC, giá cả mua bán sẽ do các cơ quan quản lý nhà nước liên quan xem xét, xây dựng, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngoài DATC, các công ty mua bán nợ khác thường áp dụng phương pháp duy nhất là mua bán nợ theo thỏa thuận.

Thứ ba, thiếu một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa VAMC và các TCTD trong quá trình xử lý nợ,

Điều này khiến cho các khoản nợ đã mua (đầu ra) còn chậm được xử lý trong khi các TCTD chưa thực sự tích cực bán nợ cho VAMC (đầu vào).

VAMC vẫn chưa có một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa VAMC và các TCTD trong việc thống nhất phương án, lộ trình, kế hoạch xử lý cũng như việc giải quyết những vướng mắc trong quá trình xử lý các khoản nợ đã mua bán. Nợ xấu đã được bán cho VAMC nhưng các TCTD vẫn trực tiếp xử lý, chưa tách bạch rõ ràng chủ thể mua nợ và chủ thể bán nợ nên hiệu quả xử lý nợ của VAMC còn thấp. Trên thực tế, sau khi bán nợ xấu cho VAMC, các TCTD được ủy quyền chủ động thực hiện việc xử lý các khoản nợ đã bán và báo cáo VAMC theo định k ỳ. Như vậy, trong khi động lực thu hồi nợ đối với các TCTD là khá rõ ràng (bởi nếu không tích cực xử lý, các TCTD sẽ phải gánh lại những khoản nợ xấu đã bán sau 5 năm), thì động lực xử lý nợ xấu của VAMC chưa rõ ràng.

Đối với một số khoản nợ xấu chưa bán, các TCTD tự thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN với các tỷ lệ khác nhau căn cứ vào số dư nợ cho vay, giá trị khấu trừ tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập của từng nhóm nợ. Nếu bán

nợ cho VAMC, các TCTD sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng hàng năm 20% giá trị trái phiếu VAMC trong thời gian 5 năm. Như vậy, các TCTD sẽ không còn được chủ động trong việc trích lập dự phòng đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC, trong khi số nợ bán cho VAMC càng nhiều đồng nghĩa với số tiền trích lập dự phòng càng lớn, chi phí tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD. Những vướng mắc này là nguyên nhân khiến các TCTD chưa thực sự tích cực trong việc bán nợ cho VAMC (đầu vào) trong khi việc xử lý các khoản nợ xấu đã mua của VAMC (đầu ra) còn chậm.

Thứ tư, cơ chế xử lý tài sản đảm bảo chưa hiệu quả

Cùng với những khó khăn trong việc tìm khách hàng mua nợ, xử lý đầu ra cho

các khoản nợ xấu đã mua, VAMC còn gặp khó khăn cả trong quá trình thu hồi và phát mãi tài sản khiến cho quá trình xử lý nợ xấu mất nhiều thời gian. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế xử lý tài sản đảm bảo chưa hiệu quả. Cụ the: (i) VAMC được phép

tổ chức bán đấu giá đối với tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu không có thỏa thuận với TCTD và chủ nợ trị giá dưới 10 tỷ đồng và tài sản bảo đảm không thuê được tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có quy định về tiêu chí, cách thức lựa chọn nơi tổ chức đấu giá tài sản nên mỗi nơi thực hiện khác nhau; (ii) Chưa có quy định rõ ràng về cách thức Ủy ban nhân dân và cơ quan công an thực thi vai trò hỗ trợ cho bên xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm như thế nào. Do vậy, việc thi hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm chưa thực sự phát huy hết hiệu quả như mong muốn, khiến

cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn; (iii) Quy trình giải quyết tài sản đảm bảo

hiện nay có liên quan đến rất nhiều đối tác, gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm

khoản nợ xấu. Bất cập này dẫn đến việc VAMC dù đã mua được các khoản nợ, nhưng

cũng không thể phối hợp với các TCTD để phát mãi các tài sản đảm bảo. Khi VAMC

và các TCTD không xử lý thu hồi được nợ, các khoản nợ này sẽ chuyển thành nợ quá

Một phần của tài liệu 1427 xử lý nợ xấu qua VAMC tại các NHTM CP việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w